Vấn đề xây dựng CSHT ngoài hàng rào và nhà ở cho công nhân tại các KCN trên địa bàn tỉnh chưa phải là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh về KT - XH, cần phải có những giải pháp căn cơ lâu dài cho vấn đề trên. Cụ thể:
- Khi xây dựng quy hoạch phát triển KCN cần có kế hoạch triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên ngoài hàng rào KCN một cách đồng bộ so với bên trong KCN.
- Cần có chính sách khuyến khích các DN tham gia đầu tư giải quyết nhà ở cho công nhân KCN: Miễn tiền sử dụng đất theo quy định hiện hành, miễn giảm các loại thuế xây dựng, lệ phí trước bạ, chính sách ưu đãi tín dụng… Có chính sách khuyến khích các công ty hạ tầng KCN và các địa phương xây dựng cơ sở văn hóa, thể thao, y tế... phục vụ cho công nhân. Cần phải tính toán đầy đủ và có phương án dự phòng những phát sinh về CSHT ngoài KCN.
- Cần có quy định các hộ gia đình khi xây dựng nhà ở để cho thuê phải theo tiêu chuẩn nhà cho thuê của Bộ Xây dựng.
- Cần đưa tiêu chí xây dựng KCN gắn chặt với phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội ngoài hàng rào KCN làm tiêu chí bắt buộc khi phê duyệt các dự án xây dựng hạ tầng KCN.
Tiểu kết chương 3
Phát triển KCN là một bộ phận của sự phát triển KT – XH của tỉnh, vì vậy phát triển KCN phải có quy hoạch và phù hợp với định hướng phát triển CN của địa phương. Qua phân tích thực trạng hoạt động của các KCN trong giai đoạn 2009 – 2013, định hướng phát triển KCN đến năm 2020 của tỉnh, cùng với phân tích những thuận lợi và hạn chế của địa phương để phát triển CN trong thời gian tới, tác giả đề xuất những biện pháp để thực hiện được mục tiêu đề ra.
Một số kiến nghị
Để phát huy hiệu quả vai trò của các KCN, tận dụng những lợi thế so sánh và khắc phục những khó khăn trong quá trình phát triển KCN nhằm thực hiện thành công mục tiêu phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR – VT đến năm 2020, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
- Đối với Nhà nước: Cần thực hiện đồng bộ và nghiêm túc các giải pháp về
quy hoạch KCN và CCN - TTCN, giải pháp về thu hút vốn đầu tư và xây dựng CSHT… Cần cân nhắc kĩ trước khi quyết định cho phép thành lâp KCN.
- Đối với lãnh đạo tỉnh:
+ Cần có những giải pháp đẩy nhanh công tác xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN.
+ Thường xuyên chỉ đạo, theo dõi sát các KCN trong việc thực hiện các yêu cầu về môi trường, đầu tư, trách nhiệm của các DN đối với lao động.
+ Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các chính sách mới cho phù hợp với môi trường đầu tư của từng địa phương trong tỉnh.
+ Tiếp tục rà soát và xóa bỏ những CCN - TTCN hoạt động không hiệu quả, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
+ Xây dựng mối liên kết giữa các KCN và CCN – TTCN để tận dụng CSHT, dịch vụ và sản xuất.
+ Cương quyết không tiếp nhận những dự án công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Đối với doanh nghiệp:
+ Các doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp quảng cáo và thu hút đầu tư, cần có sự liên kết với các ban ngành của địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư.
+ Cần nâng cao trách nhiệm xã hội, không chỉ ở việc duy trì hoạt động có hiệu qủa kinh tế, bảo vệ môi trường mà còn có trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương bị thu hồi đất, thực hiện nghiêm túc các chế độ cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
+ Cần quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động.
- Đối với người dân: Cần mạnh dạn học học tập, học nghề, tiếp thu khoa học
KẾT LUẬN
KCN là một mô hình tổ chức sản xuất CN được hình thành sau những năm 50 của thế kỷ XX. Việc phát triển các KCN có ý nghĩa quan trọng với nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đang phát triển. Hình thức tổ chức lãnh thổ KCN tạo ra những thuận lợi về thể chế và môi trường cho quá trình thu hút đầu tư, không những góp phần sử dụng hiệu quả những nguồn lực vốn có mà còn tận dụng tốt nguồn lực từ bên ngoài như: vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, phương thức quản lý hiện đại vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với những vai trò đó, sự phát triển KCN đến nay đã là một hiện tượng phổ biến của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó đã trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước.
Đối với tỉnh BR – VT, là một tỉnh nằm trong VKTTĐPN với nhiều lợi thế để phát triển KCN cũng như thu hút đầu tư trong và ngoài nước. So với các tỉnh khác trong khu vực, các KCN tỉnh BR – VT được thành lập muộn hơn nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trong hơn 15 năm qua, các KCN đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển KT – XH của tỉnh: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu và thu ngân sách; góp phần hiện đại hóa hệ thống CSHT và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa; tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân... Điều này khẳng định, phát triển KCN là một trong những chủ trương, định hướng đúng đắn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh BR – VT trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, là lối đi nhanh chóng để xây dựng, phát triển và đưa tỉnh BR – VT trở thành một tỉnh CN hiện đại vào năm 2015.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, các KCN tỉnh BR – VT còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, nổi bật là: Tốc độ triển khai xây dựng CSHT các KCN còn chậm, CSHT ngoài KCN thiếu đồng bộ, tiến độ triển khai các dự án chậm, số dự án thu hút hàng năm và tỷ lệ lấp đầy KCN thấp, trình độ người lao động chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của DN trong KCN, việc giải tỏa và đền bù đất thu hồi không minh bạch dẫn đến tình trạng khiếu kiện của người dân mất đất, giảm lòng tin của người
dân vào chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, môi trường ô nhiễm làm ảnh hưởng đến trực tiếp đến người lao động trong các KCN và người dân sống xung quanh các KCN. Nguyên nhân của những hạn chế trên thì có nhiều, song quan trọng nhất là do thiếu những quyết sách đúng đắn, sự hổ trợ đồng bộ của Nhà nước cũng như sự nổ lực của các công ty phát triển đầu tư hạ tầng và của các DN trong KCN.
Để tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của các KCN ở tỉnh BR – VT theo hướng hiệu quả trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp cơ bản và đồng bộ. Trước mắt cần tập trung gải quyết tốt các vấn đề về xúc tiến đầu tư, cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhất định, song luận văn vẫn còn những sai sót và nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, Tác giả luận văn rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến đề tài này để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo cáo môi trường quốc gia (2009), Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Kinh nghiệm của thế giới về phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất và đặc khu kinh tế.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Tình hình và phương hướng phát triển các KCN
nước ta thời kỳ 2006 – 2020.
5. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Niên giám thống kê, Sở thông tin và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
6. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Niên giám thống kê, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
7. Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Niên giám thống kê, Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
8. Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh khóa IV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ V.
9 Nguyễn Bình Giang - Chủ biên (2012), Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam, Viện Khoa học và xã hội Việt Nam – Viện kinh tế và chính trị thế giới, Nxb Khoa học xã hội.
10. Lê Thế Giới (2008), Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công
nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
11. Đặng Văn Phan, Nguyễn Minh Hiếu (2013), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam
thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Cửu Long.
12. Sở CN Khánh Hòa (2006), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển công
nghiệp Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
13. Đặng Kim Sơn (2001), CN hóa từ nông nghiệp – Lý luận thực tiễn và triển vọng
14. Phạm Thị Xuân Thọ, Nguyễn Trí (2013), Thực trạng phát triển công nghiệp
tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 – 2011, Kỷ yếu hội nghị khoa học Địa lí
toàn quốc lần thứ 7, Địa học Thái Nguyên.
15. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (2000), Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam, Nxb Giáo dục.
16. Lê Thông, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Lê Mỹ Dung (2013) Địa lí
kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
17. Lê Thông, Nguyễn Quý Thao, Nguyễn Minh Tuệ, Phí Công Việt, Nguyễn Thị Sơn, Lê Mỹ Dung (2012), Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, Nxb Giáo dục Việt Nam.
18. Nguyễn Thị Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012), Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư của DN vào KCN tại thành phố Cần Thơ, Kỷ yếu
khoa học 2012, Đại học Cần Thơ.
19. Nguyễn Chơn Trung, Trương Quang Long (2004), Phát triển các khu CN, khu
chế xuất trong quá trình CN hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị Quốc gia.
20. Trần Văn Tùng (2005), Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số khu công
nghiệp phía Bắc tới sức khỏe cộng đồng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2006 – 2015, định hướng đến năm
2020.
22. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2009), Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư phát
triển KCN năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ 2010, Ban Quản lý các
KCN.
23. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2010), Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư phát
triển KCN năm 2010 và kế hoạch nhiệm vụ 2011, Ban Quản lý các KCN.
24. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2011), Báo cáo Tổng kết 15 năm xây dựng và
phát triển các khu CN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Quản lý các KCN.
25. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2011), Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư phát
26. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2011), Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch
phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2011 – 2020.
27. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư phát
triển KCN năm 2012 và kế hoạch nhiệm vụ 2013, Ban Quản lý các KCN.
28. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2013), Báo cáo Tổng kết công tác đầu tư phát
triển KCN năm 2013 và kế hoạch nhiệm vụ 2014, Ban Quản lý các KCN.
29. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2013), Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2011 – 2013 và nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội trong 2 năm 2014 – 2014.
30. UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2014), Báo cáo Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã
hội 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
31. Nguyễn Quốc Nghị, Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Đình Yến Oanh, Nguyễn Thị Thanh Huệ và Trương Toại Nguyện (2012), Nghiên cứu tác động của
Khu CN đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất: Trường
hợp KCN Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long,Trường Đại học Cần Thơ.
32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2013), Đánh giá tổng thể tình
hình kinh tế - xã hội Việt Nam sau 5 năm hội nhập Tổ chức thương mại thế
giới, Nxb Tài chính. Trang Web 33. http:/www. Bộ Công nghiệp.gov.vn 34. http:/www.Baria – Vungtau.gov.vn 35. http:/www.mpi.gov.vn 36. http:/www.gso.gov.vn 37. http:/www.unido.org
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số lượng và quy mô các KCN tỉnh BR - VT đến năm 2014 TT TÊN KCN Diện tích
(ha) Vị trí Năm thành lập
Số QĐ/Giấy CNĐT
1 Đông Xuyên 160,87 TP. Vũng Tàu 09/9/1996 639/TTg 2 Mỹ Xuân A 302,40 H.Tân Thành 22/5/1996 333TTg 3 Phú Mỹ I 959,38 H.Tân Thành 02/4/1998 213/QĐ.TTg 4 Mỹ Xuân B1 - Conac 227,14 H.Tân Thành 14/4/1998 300/QĐ.TTg 5 Mỹ Xuân A2 422,22 H.Tân Thành 22/5/2001 2205/GP 6 Cái Mép 670 H.Tân Thành 10/5/2002 339/QĐ.TTg 7 Phú Mỹ II 1023,6 H.Tân Thành 29/6/2005 2089/QĐ.UBND 8 Mỹ Xuân B1- Tiến Hùng 200 H.Tân Thành 18/5/2006 1479/QĐ.UBND 9 Mỹ Xuân B1-
Đại Dương 145,7 H.Tân Thành 1/12/2006 49221000009 10 Phú Mỹ III 993,81 H.Tân Thành 22/10/2009 3565/QĐ – UBND 11 Long Sơn 850 TP. Vũng Tàu 09/7/2008 2327/QĐ.UBND 12 Châu Đức 1550,24 H. Châu Đức 16/10/2008 3600/QĐ.UBND 13 Đất Đỏ I 496,22 H. Đất Đỏ 07/9/2009 2945/QĐ.UBND 14 Long Hương 400 H.Tân Thành 24/12/2009 4306/QĐ-UBND
Phụ lục 2. Vốn thực hiện xây dựng hạ tầng KCN tỉnh BR – VT (2009 – 2013) STT TÊN KCN
Vốn đăng ký (Tỷ
đồng)
Vốn đầu tư hạ tầng thực hiện
- Tính lũy kế (Tỷ đồng) Tỷ lệ thực hiện (%) 2009 2011 2013 1 Đông Xuyên 352.36 272,8 305,7 291,1 82,6 2 Mỹ Xuân A 313,60 285,9 312,2 321,5 102,5 3 Phú Mỹ I 1.798,70 1.083 1.368 1.776,0 98,7 4 Mỹ Xuân B1 - Conac 310,27 210,8 277,9 321,3 103,6 5 Mỹ Xuân A2 552,60 509,5 799,3 1.014 183,5 6 Cái Mép 1.502,75 259,5 468,6 528,6 35,2 7 Phú Mỹ II 2.009,14 572,5 810,3 960,2 47,8 8 Mỹ Xuân B1- Tiến Hùng 390,32 185,6 259,2 280,5 71,9 9 Mỹ Xuân B1- Đại Dương 265,70 110,9 199,7 246,9 92,9 10 Phú Mỹ III 5.481,51 93,0 132,9 350,2 6,4 11 Long Sơn 3.309,0 0.00 0.00 44,6 1,3 12 Châu Đức 2.818,0 126,4 568,0 687,5 24,4 13 Đất Đỏ I 789,56 0,00 321,9 327,5 41,5 14 Long Hương 1.599,0 0,00 16,2 16,2 1,0 TỔNG 21.492,51 3.709,9 5.839,9 7.166,1 33,3
Nguồn: Ban Quản lý KCN tỉnh BR – VT; Báo cáo tổng kết đầu tư phát triển
KCN tỉnh BR – VT năm 2009, 2011, 2012 và 2013. Tính toán và xử trên cơ sở số
Phụ lục 3. Một số hình ảnh về cơ sở hạ tầng phát triển CN tỉnh BR – VT