Các nguồn lực bên ngoài

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 59)

2.2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Bối cảnh quốc tế và khu vực là nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KT - XH ở Việt Nam nói chung và tỉnh BR - VT nói riêng. Đặc biệt những năm cuối của thế kỷ XX và đầu của thế kỉ XXI, tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực có nhiều biến động gắn liền với quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa trong các mối quan hệ kinh tế với 3 xu hướng chính đó là:

Xu thế cạnh tranh và hợp tác toàn cầu: Với sự phát triển mạnh mẽ của KH -

KT và công nghệ hiện đại là động lực phát triển của nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh toàn cầu chính là cuộc chạy đua về KH – KT và công nghệ mới. Do sự phát triển

của khoa học và công nghệ, quy mô di chuyển của các ngành sản xuất từ nước này sang nước khác thông qua cạnh tranh và hợp tác quốc tế, các nước khai thác có hiệu quả hơn lợi thế so sánh của mình.

Xu hướng thay đổi thể chế theo kinh tế thị trường: Trong bối cảnh cạnh tranh

ngày càng gay gắt, các nước trên thế giới đều có xu hướng thay đổi thể chế kinh tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các xu hướng chính: Thay đổi thể chế theo kinh tế thị trường, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của nhà nước, tăng cường vai trò của kinh tế tư nhân; các nước đều thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại, đầu tư, xoá bỏ dần sự bảo hộ của nhà nước đối với các ngành kinh tế trong nước.

Xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa kinh tế thế giới: Xu thế quốc tế hóa kinh tế

thể hiện rõ nét trong các hoạt động ngày càng tăng của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, thế giới cũng hình thành nhiều tổ chức kinh tế ở khu vực như: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR). Năm 1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gia nhập APEC và tháng 1/2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Tỉnh BR – VT cũng như các địa phương khác trong nước, đều chịu sự tác động mạnh mẽ của xu hướng hội nhập, được thể hiện cụ thể như sau:

- Xu hướng hợp tác của tỉnh với quốc tế, đặc biệt là với các nước CN phát triển trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, KH - KT và công nghệ ngày càng thuận lợi. Tỉnh đã nhận thức được xu thế này và nhanh chóng cải cách thể chế theo hướng quốc tế hóa, phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế để tận dụng tối đa xu thế này.

- Thị trường quốc tế ngày càng mở rộng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Tỉnh cần đẩy mạnh các giải pháp xúc tiến thương mại, tìm hiểu thị trường, tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm thông qua đầu tư về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Trong đó, việc tăng cường khả năng cạnh tranh của các DN trong tỉnh là một nhiệm

vụ quan trọng hàng đầu.

- Việc thực hiện mở cửa nền kinh tế và xóa bỏ dần sự bảo hộ của nhà nước thông qua việc cắt giảm thuế quan và các ưu đãi khác sẽ làm cho hàng hóa sản xuất trong tỉnh bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập ngoại, gây thiệt hại nặng nề cho các DN. Vì vậy cần có các giải pháp tổ chức sản xuất linh hoạt không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, tổ chức dịch vụ bán hàng nhằm đủ sức cạnh tranh với hàng bên ngoài.

Xem xét cơ cấu ngành nghề và sản phẩm có thể thấy rằng hầu hết các sản phẩm chủ lực của tỉnh đều có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. So với các tỉnh khác, áp lực của xu hướng tự do hoá thương mại đối với tỉnh không lớn bằng bởi đa số các mặt hàng chủ lực của tỉnh như dầu khí, phân bón, tiêu, hải sản đánh bắt... đều có khả năng cạnh tranh cao.

2.2.2.2. Nguồn vốn đầu tư

Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế và một trong những đặc trưng nổi bật là toàn cầu hóa tài chính. Dòng chảy vốn đầu tư tài chính toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanh và quy mô lớn. Các dòng vốn có thể chảy theo các kênh đầu tư trực tiếp (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cho vay thương mại… Để thu hút những nguồn vốn này tỉnh từng bước thực hiện cải cách cơ chế hành chính theo hướng ngày càng thông thoáng và minh bạch hơn, thực hiện nhiều chính sách thu hút đầu tư linh hoạt. Đặc biệt, tỉnh đã phát huy những lợi thế so sánh của mình so với các tỉnh lân cận và các địa phương khác trong cả nước, những lợi thế đó là sức chứa của các KCN ở Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đã gần đến ngưỡng; hệ thống CSHT các KCN của tỉnh ngày càng hoàn thiện; là cửa ngõ ra Biển Đông của cả VKTTĐPN, tỉnh có sẵn một nền tảng thu hút FDI cao, đứng thứ 4 cả nước và trong những năm tới vị trí này cũng không thay đổi…

2.2.2.3. Khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý

Trong xu thế hợp tác và cạnh tranh toàn cầu với khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Tỉnh BR – VT chú trọng thu hút công nghệ của các ngành sản xuất và trình độ quản lý hiện đại từ nước ngoài thông qua thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án đến từ những nước có nền kinh tế phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ,

Nhật Bản, Ôxtrâylia... Không những thế, trong xu thế này các DN ý thức được sự cần thiết phải đổi mới về công nghệ và trình độ quản lý. Chính điều này tạo nên một môi trường đầu tư cạnh tranh cao, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)