Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38)

Năm 1991, KCX đầu tiên được xây dựng - KCX Tân Thuận, tiếp theo là KCX Linh Trung I (năm 1992). Song hành cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương hình thành các KCN, KCX để thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 76.000 ha, quy mô trung bình của các KCN và KCX là 283 ha. Trong đó có 277 KCN, 03 KCX (KCX Sài Gòn – Linh Trung, KCX Linh Trung II, KCX Tân Thuận ở Tp. HCM) và 03 khu công nghệ cao (Khu công nghệ cao Quang Trung ở Tp. HCM, khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội và khu công nghệ cao Đà Nẵng ở thành phố Đà Nẵng). Tổng diện tích đất CN là 46.000 ha (chiếm 60,5% tổng diện tích đất tự nhiên KCN). Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế.

- Hoạt động thu hút đầu tư: Tính đến hết tháng 12/2011, các KCN có tổng

diện tích đất CN có thể cho thuê 30.000 ha, trong đó đã cho thuê 19.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 64,3%. Hiện các KCN có 4.681 dự án trong nước đang hoạt động với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng và 4.113 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD. Đến nay, có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó 80% số dự án và 85% tổng số vốn đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á và Đông Á.

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng:Tổng vốn đầu tư hạ tầng của 283 KCN khoảng 10

tỷ USD, trong đó có 36 KCN do DN có vốn FDI làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký). Tổng vốn đầu

tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 12/2011 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký.

- Đóng góp vào giá trị sản xuất CN và xuất khẩu: Các KCN và KCX đã có

những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành CN. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các DN trong KCN năm 2005 chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2011 chiếm 30%.

- Giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực: Tính đến 12/2011, các KCN

và KCX đã giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp. Ngoài ra, các KCN và KCX góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu của nền CN hiện đại. Vấn đề nhà ở cho người lao động đã được quan tâm hơn.

- Công tác bảo vệ môi trường sinh thái:Đến tháng 12/2011 đã có 182 KCN đi

vào vận hành, trong đó đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại cũng đang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng. Các công tác bảo vệ môi trường được các DN trong các KCN quan tâm hơn.

Như vật ta thấy sự phát triển mô hình KCN trong thời gian qua ở nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng xây dựng và hoạt động của các KCN vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và thiếu bền vững, cụ thể là:

- Công tác quy hoạch các KCN, KCX còn thiếu đồng bộ, việc phân bố các KCN giữa các vùng còn nhiều bất hợp lý. Các địa phương chạy đua theo phong trào thành lập KCN nên không khai thác được những lợi thế riêng trong quá trình phát triển của mình.

- Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN và KCX chưa đồng bộ và thống nhất. Vì vậy, các chương trình xúc tiến đầu tư do địa phương thực hiện mang tính cục bộ, hiệu quả chưa cao. Tình trạng các địa phương ra sức “ganh đua, cạnh tranh” để thu hút đầu tư diễn ra phổ biến.

- Các KCN trong cả nước chưa có sự liên kết với nhau để tận dụng về CSHT, dịch vụ và các mối quan hệ trong sản xuất. Đây là yếu điểm lớn của các KCN ở nước ta.

- Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý. Hầu hết các dự án hoạt động trong KCN đều là các dự án CN nhẹ, CN thực phẩm, CN hàng tiêu dùng… rất ít những dự án công

nghệ tiên tiến, hiện đại như điện, điện tử, vật liệu mới…

- Thiếu lao động có trình độ cao. Hầu hết các DN trong KCN có nhu cầu tuyển dụng lớn, lao động có kỹ thuật và tay nghề cao, kỹ luật lao động tốt… nhưng đa số nguồn lao động của các địa phương không đáp ứng được.

- Quản lý và sử dụng đất trong KCN còn nhiều hạn chế, công tác đền bù và GPMB còn nhiều bất cập, vừa phức tạp và tốn thời gian. Điều này làm tăng chi phí xây dựng, dẫn đến giá thuê đất cao, giảm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư.

- Xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc quanh các KCN. Hệ thống CSHT ngoài KCN không theo kịp sự phát triển bên trong KCN như giao thông, nhà ở, các công trình giáo dục, y tế… phục vụ người lao động. Nhiều DN chưa tuân thủ nghiêm túc những quy định về môi trường.

1.3.5. Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số địa phương trong vùng Đông Nam Bộ

1.3.5.1. Phát triển KCN tỉnh Bình Dương

Với chủ trương đa dạng các thành phần kinh tế đầu tư và xây dựng CSHT các KCN nên Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng CSHT khác nhau: Do DN nhà nước, DN nhà nước liên doanh với tư nhân, DN tư nhân và nhà nước liên doanh với nước ngoài. Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương đã tạo được sức hấp dẫn với các DN và cho đến nay trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư. Đến nay, tỉnh Bình Dương có 25 KCN với tổng diện tích khoảng 7.188,7 ha, diện tích trung bình là 287,5 ha/KCN, tỷ lệ lấp đầy khoảng 58,7%. Trong đó có nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I (96,6%), Sóng Thần II (90,8%), Đồng An (90,8%), Dệt may Bình An (98,9%)… Sản phẩm CN từ các KCN tỉnh Bình Dương chủ yếu trong lĩnh vực CN sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực – thực phẩm sử dụng nhiều lao động: Sợi – dệt - may mặc; giày da cao cấp; sản xuất đồ gỗ; gỗ các loại và bột giấy; sản xuất VLXD; chế biến nông sản; bột ngọt; gốm sư cao cấp, thủy tinh, pha lê; bao bì chế biến, in ấn… Trong những năm gần đây, địa phương cũng đã chú trọng thu hút các lĩnh vực CN có hàm lượng công nghệ cao như: Sản xuất cơ khí lắp ráp; sản xuất linh kiện điện tử; CN chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng; sản xuất dụng cụ y tế, quang học; sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc thú y…

Để có được kết quả này, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến, đa dạng hóa các thành phần kinh tế xây dựng CSHT, tạo ra sự thống nhất của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình quy hoạch và xây dựng KCN, tiến hành cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chổ”, quy hoạch KCN phù hợp với lợi thế so sánh của vùng, theo lộ trình và định hướng phát triển KT – XH địa phương.

Mục tiêu phát triển đến năm 2020, tỉnh Bình Dương trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước sản xuất các sản phẩm CN hỗ trợ ngành dệt may, da giày có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực, đó là những ngành có thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, phát triển các ngành mũi nhọn như: CN dược phẩm, điện tử, viễn thông, tin học và CN cơ khí… tạo động lực tăng trưởng chính của ngành CN và đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

1.3.5.2. Phát triển KCN tỉnh Đồng Nai

Với những lợi thế về vị trí địa lý và CSHT, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển KCN mạnh. Đến năm 2013, Đồng Nai có 30 KCN với tổng diện tích đạt 9.573 ha, trung bình diện tích mỗi KCN là 319 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 56,8%, trong đó nổi bật một số KCN thành công và có tỉ lệ lấp đầy cao như: KCN Amata, KCN Biên Hòa II, KCN Gò Dầu, KCN Nhơn Trạch II, KCN LOTECO… Về cơ cấu sản phẩm, các KCN ở Đồng Nai chủ yếu ở lĩnh vực CN nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực – thực phẩm, sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường ở mức cao như giày da, may mặc, sản xuất thức ăn gia súc, sản phẩm băng nhựa, bao bì, gạch men, các sản phẩm nhựa, đồ gỗ… Bên cạnh đó, Đồng Nai đã chú trọng thu hút các ngành thuộc lĩnh vực hóa chất, cơ khí chế tạo, sản xuất phụ tùng xe ô tô và xe gắn máy… góp phần phát triển cơ cấu sản phẩm CN ngày càng đa dạng hơn theo hướng có hàm lượng công nghệ cao.

Để có được thành công trên, trong những năm qua Đồng Nai đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chổ” cho các nhà đầu tư; xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN; chủ động thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư; tìm cơ chế thích hợp để kêu gọi đầu tư, hoàn thiện hệ thống CSHT. Hiện nay, Đồng Nai chú trọng phát triển mạnh các ngành CN chủ lực, có lợi thế so sánh, nhất là các ngành CN chế biến nông sản thực phẩm; điện - điện tử; cơ khí, hóa chất; dệt, giày da, may

mặc; sản xuất vật liệu xây dựng; gốm mỹ nghệ, chế biến gỗ. Chú trọng thu hút đầu tư từ những đối tác mạnh, tập đoàn lớn có tiềm lực về công nghệ, vốn, thị trường. Trong đó địa phương quan tâm thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành CN công nghệ cao và sạch.

1.3.5.3. Phát triển KCN Thành phố Hồ Chí Minh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ở nước ta hình thành và phát triển KCN. Đến năm 2013, Tp. HCM có 16 KCN và KCX với tổng diện tích khoảng 3.150 ha, diện tích trung bình mỗi KCN là 196,9 ha. Trong đó có 01 khu công nghệ cao Quang Trung và 03 KCX (KCX Sài Gòn – Linh Trung, KCX Linh Trung II, KCX Tân Thuận).

Về cơ cấu sản phẩm, khu công nghệ cao Quang Trung là nơi nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: Sản xuất chipset (Intel – Hoa Kỳ), linh kiện điện tử (Jabil - Hoa Kỳ), động cơ bước (Nidec - Nhật Bản), thiết bị đọc mã vạch (Datalogic – Italia), thẻ thông minh các loại (MK, VTC), phần mềm (FPT), nội dung số (Vinagame), dược phẩm cao cấp (Nanogen) của Việt Nam… Các KCN và KCX chủ yếu phát triển các ngành CN như: Bột giặt, sản phẩm nhựa, giày dép, mì ăn liền, dệt may – da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống… Đến nay Tp. HCM đã xây dựng và phát triển các ngành CN có trình độ hàm lượng kĩ thuật cao như cơ khí chế tạo máy, gia công kim loại, ngành nhựa – hoá chất, điện tử tin học truyền thông…

Thành công của Tp. HCM trong phát triển KCN đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Khuyến khích các DN trong nước đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, phát triển các ngành CN có hàm lượng chất xám cao…

Hiện nay, Tp. HCM không phát triển thêm các KCN tổng hợp, mà chỉ tập trung rà soát sắp xếp các KCN hiện có theo chiều hướng củng cố lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, quản lý chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng một số cụm, KCN chuyên ngành như cơ khí chế tạo máy, hoá chất điện tử tin học, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghệ cao, giảm các ngành thâm dụng lao động, di dời

các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch các ngành CN trọng yếu (cơ khí, điện tử, hoá chất), đầu tư phát triển các ngành CN chủ lực.

Qua thực tiễn phát triển KCN của cả nước, Tp. HCM, Bình Dương và Đồng Nai có thể rút ra những bài học kinh nghiệm mà BR - VT như sau:

- Có những định hướng, chính sách, giải pháp phát triển KCN một cách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế.

- Vai trò điều tiết của Nhà nước rất quan trọng trong quá trình phát triển KCN, cũng như trong quá trình CNH, HĐH.

- Khai thác tối đa các lợi thế so sánh trong quá trình phát triển, cũng như trong cạnh tranh trên thị trường.

- Cần phải thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Tranh thủ nguồn vốn từ viện trợ và tín dụng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Chủ động nắm bắt công nghệ mới, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, triển khai một cách hợp lí nhất.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho KCN, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những địa phương đi đầu cả nước trong phát triển KCN trên không chỉ là bài học quý đối với tỉnh BR – VT mà còn nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Tuy nhiên, mỗi tỉnh cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình và định hướng phát triển KT – XH của địa phương.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH

2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

BR - VT được thành lập vào tháng 12 - 8 – 1991 với tổng diện tích tự nhiên 2.006,7 km2, gồm phần đất liền và hải đảo. Có vị trí tiếp giáp với Tp. HCM ở phía Tây, tiếp giáp Đồng Nai ở phía Bắc, với Bình Thuận ở phía Đông, phía Nam và Tây Nam giáp Biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa nên tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn có tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển.

Tỉnh BR – VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong VKTTĐPN, trên trục đường xuyên Á, gần với các đô thị lớn và năng động như Tp. HCM, Biên Hòa với hệ thống giao thông đường bộ rất phát triển, hệ thống cảng biển nước sâu hiện đại, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi tạo điều kiện gắn kết quan hệ toàn diện của BR - VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.

Đồng thời, BR – VT là địa phương giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu khí và VLXD. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu nông sản rất phong phú và đa dạng, cung cấp đủ nhu cầu nguyên nhiên liệu của các ngành CN, đặc biệt những ngành CN sử dụng nguyên nhiên liệu từ dầu khí và CN chế biến nông sản.

Về các yếu tố xã hội, tỉnh BR – VT có dân số khá đông và cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao và tăng nhanh, bên cạnh đó mỗi năm địa phương còn thu hút một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn từ các địa phương khác đến. Cơ sở vật chất hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu phát triển.

Với những thế mạnh trên, trong quá trình phát triển địa phương xác định cơ cấu kinh tế là: “Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp”. Năm 2013, cơ cấu kinh tế (tính cả dầu khí) theo thứ tự là: 59,31% - 33,1% - 7,59%. Công nghiệp là ngành then chốt, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2013 là 5,2%. GDP/người năm 2013

đạt 10.990 USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cho cả giai đoạn

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 38)