Nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45)

2.2.1. Các nguồn lực bên trong

2.2.1.1. Vị trí địa lí

Tỉnh BR - VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong vùng VKTTĐPN, có tổng diện tích tự nhiên: 2.006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 1.989,52 km2, chiếm 0,6% diện tích cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), phía Nam và Đông Nam giáp với Biển Đông có đường bờ biển là 305,4 km và vùng thềm lục địa rộng trên 100.000 km2

, phía Tây Nam giáp huyện Cần Giờ (Tp. HCM).

BR - VT nằm trên trục đường xuyên Á, giáp với Biển Đông nên là cửa ngõ ra Biển Đông của vùng ĐNB, VKTTĐPN, hành lang kinh tế Đông – Tây (thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông ở phía Nam). Đặc biệt, Côn Đảo được xác định là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng, nằm sát đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á nhất so với các tỉnh khác (từ Côn Đảo đến ngã tư của đường hàng hải quốc tế chỉ có 60km), nằm gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta nên tỉnh đóng vai trò tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết tỉnh BR – VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Với vị trí địa lí như trên đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển KT – XH như:

- Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, tiếp giáp với Tp. HCM, Đồng Nai, gần Bình Dương nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong

việc liên kết, trao đổi về hàng hóa, công nghệ, thu hút lực lượng lao động kĩ thuật có trình độ cao…

- Gần Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nên thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến. Mặt khác, do tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng ĐNB và VKTTĐPN, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng…

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có mặt trái của nó. Nằm gần Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương là những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển tỉnh BR - VT phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các tỉnh này trong các vấn đề như thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, cạnh tranh về thị trường…

2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Địa hình, địa chất

Cùng với quá trình phát triển địa chất vùng ĐNB, BR - VT có lịch sử hình thành sớm. Hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phẳng và lượn sóng yếu, nền địa chất khá ổn định. Địa hình khá phong phú gồm có đồng bằng, gò, đồi, núi thấp… Thuận lợi để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây dựng CSHT.

Vùng gò đồi lớn tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Long Đất, Đất Đỏ với độ cao trung bình từ 50 – 100m. Địa hình núi có độ cao từ 100 – 500m tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành như: núi Thị Vải (467m), núi Dinh (491m); Long Hải – Vũng Tàu như: núi Đá Dựng (136m), núi Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nhỏ (136m). Là nơi cung cấp các sản phẩm VLXD cho toàn tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển.

* Tài nguyên khí hậu

của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270

C, biên độ nhiệt nhỏ. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 - 2.850 giờ và phân phối tương đối đều trong các tháng. Lượng mưa hàng năm thấp khoảng 1600mm, gần 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây CN dài ngày như hồ tiêu, điều, cao su, cà phê và phát triển lâm nghiệp đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu vững chắc cho sự phát triển các ngành CN chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó, với số giờ nắng trong năm cao, tài nguyên du lịch phong phú đã tạo cho tỉnh có lợi thế về du lịch, đây cũng là cơ sở tốt cho việc thúc đẩy các ngành CN, tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động du lịch có điều kiện phát triển.

* Nguồn nước

Nguồn nước mặt: Chủ yếu được cung cấp bởi 3 sông chính là sông Thị Vải

chảy qua địa phận huyện Tân Thành và thành phố Bà Rịa khoảng 25km; sông Dinh chảy qua địa phận huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa dài 30km; sông Ray có 40km chảy qua địa phận huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Đất. Trong đó, sông Thị Vải có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông thuỷ, sông Dinh và sông Ray là 2 sông cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất CN trên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành CN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các ngành CN nặng và cần sử dụng khối lượng nước lớn.

Nguồn nước ngầm: Với tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000m3

/ngày đêm, tập trung chủ yếu vào 3 khu vực chính: Bà Rịa - Long Điền khoảng 20.000m3/ngày đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân khoảng 25.000m3/ngày đêm; Long Điền - Đất Đỏ khoảng 15.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, nước ngầm trong tỉnh nằm rải rác ở các địa phương khác ở độ sâu từ 60 - 90m, nên việc khai thác tương đối dễ dàng, trữ lượng khai thác rải rác khoảng 10.000m3/ngày đêm.

Với nguồn nước cho phép khai thác tối đa khoảng 500.000 m3/ngày đêm đủ để đáp ứng cho các hoạt động CN nói riêng và cho hoạt động sinh hoạt nói chung trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều nên trong khoảng 10 năm tới tỉnh sẽ rất khó khăn cho việc phát triển CN (nhất là các cơ sở

CN chế biến hải sản cần nhiều nước) và các KCN lân cận thành phố Vũng Tàu. Vì ở thành phố Vũng Tàu hoàn toàn không có nguồn nước mặt (nước sông) và nguồn nước ngầm lại rất hạn chế.

* Tài nguyên đất

Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 2006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 1.989,52 km2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước). Trong đó, đất đỏ vàng chiếm 41,32%, đất xám 14,52%, đất cát 10,33%, đất phèn 9,09%. Qua đó, cho thấy nhóm đất có ý nghĩa lớn cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển các cây CN và trồng rừng) chiếm trên 73,47% các loại đất có trên địa bàn tỉnh. Nếu khai thác tốt diện tích đất trên sẽ tạo ra vùng nguyên liệu vững chắc cho CN trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh BR – VT năm 2012

Loại đất Bà Rịa – Vũng Tàu

Ha %

Tổng diện tích đất 198.951,93 100 I. Đất đã sử dụng

1. Đất nông nghiệp

a. Đất sản xuất nông nghiệp b. Đất lâm nghiệp

c. Đất nuôi trồng thủy sản f. Đất nông nghiệp khác 2. Đất phi nông nghiệp

d. Đất ở

e. Đất chuyên dùng

c. Đất phi nông nghiệp khác

197.146,54 146.164,29 105.047,70 33.312,15 5.970,98 1.833,46 50.982,25 5.874,77 34.136,80 10.970,68 99,09 73,47 52,80 16,74 3,00 0,92 25,63 2,95 17,16 5,51 II. Đất chưa sử dụng 1.805,39 0,91

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR - VT năm 2013

Theo bảng 2.1 ta thấy hiện nay, diện tích đất của BR - VT đã đưa vào sử dụng là rất lớn 197.146,54 ha (chiếm tỉ lệ 99,09%), quỹ đất chưa sử dụng còn khoảng

1.805,39 ha (chiếm 0,91%), trong đó phần lớn là diện tích đồi núi sỏi đá và sông suối ít có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Theo xu thế biến động đất hiện nay thì đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng lên trong khi đất chưa sử dụng còn rất ít và chủ yếu ở vùng đồi núi. Do đó, quỹ đất dành cho xây dựng đô thị, mở rộng và phát triển CN trong 20 năm tới rất hạn chế.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại. Trong đó, đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

Dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thềm lục địa BR - VT có nhiều tiềm năng lớn về

dầu mỏ và khí thiên nhiên. Theo số liệu điều tra của Tổng cục dầu khí Việt Nam năm 2000, vùng biển tỉnh BR - VT có trữ lượng dầu thô đã xác minh đạt khoảng 400 triệu m3, chiếm 93,3% trữ lượng dầu của cả nước và khí đạt trên 500 tỉ m3, chiếm 16,7% trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long (trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỉ m3

khí) và bể Côn Sơn (trữ lượng khí khai thác trên 150 tỉ m3 và khoảng 30 – 50 triệu tấn dầu). Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt không ngừng tăng lên. Đến năm 2010 sản lượng khai thác dầu ở đây đã đạt mức từ 18,5 triệu tấn/năm (chiếm 100% so với cả nước), khái thác khí đốt đạt gần 8000 triệu m3 (chiếm 83,0% cả nước). Ngoài ra, khí đồng hành và khí thiên nhiên với trữ lượng lớn cho phép khai thác 7,5 – 8,0 tỉ m3

/năm. Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn đảm bảo cung cấp đủ cho các ngành CN sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu từ dầu mỏ và khí đốt, là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa, trung tâm điện lực Phú Mỹ và một phần cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, góp phần hình thành và phát triển KCN khí - điện - đạm Phú Mỹ. Trong tương lai, với sự tham gia hợp tác đầu tư của nhiều tập đoàn dầu khí lớn, ngành CN dầu khí sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần đưa BR - VT trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất cả nước và cung cấp đủ nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành CN ngày càng phát triển.

Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện Vật

dạng, bao gồm: đá xây dựng, cát xây dựng, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, sét gạch ngói, cao lanh…có giá trị khai thác phục vụ phát triển CN.

Đá xây dựng: Toàn tỉnh có 19 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 21 tỉ tấn, tập

trung chủ yếu tại các huyện Tân Thành, Long Đất, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng, đá khối cho xuất khẩu.

Đá ốp lát: Đá ốp lát có 3 mỏ lớn, trong đó có 2 mỏ tại huyện Tân Thành và 1

mỏ tại Cỏ ống huyện Côn đảo với trữ lượng 7.140 triệu m3. Đá có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, nguyên khối lớn, khi mài láng có độ bóng cao.

Phụ gia xi măng: Có 3 mỏ phụ gia cho sản xuất xi măng tổng trữ lượng 52,5

triệu tấn, phân bố ở thành phố Bà Rịa và huyện Đất Đỏ. Các mỏ có điều kiện khai thác thuận lợi, có thể khai thác làm chất kết dính, phụ gia xi măng.

Cát thuỷ tinh: Có 3 mỏ, trong đó có 2 mỏ thuộc huyện Xuyên Mộc và 1 mỏ

thuộc huyện Tân Thành với tổng trữ lượng 41 triệu tấn, chủ yếu là cát thủy tinh và cát thạch anh. Điều kiện khai thác rất thuận lợi, có thể khai thác làm thuỷ tinh cấp thấp như bao bì và hàng dân dụng.

Khoáng sản vật liệu xây dựng khác: Ngoài các loại khoáng sản nêu trên, tỉnh

còn có trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản làm VLXD khác như sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng… nằm rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, khoáng sản VLXD phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN sản xuất VLXD. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản VLXD có quy mô nhỏ và chất lượng thấp, phù hợp để phát triển các CCN có quy mô vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Có nhiều loại mỏ khoáng sản làm VLXD khó có khả năng khai thác trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng đến phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường.

* Tài nguyên thuỷ sản

Bờ biển của BR - VT dài 305,4 km, nằm trong ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng gồm 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực và hàng ngàn loài tảo… Ngoài ra, tỉnh có khoảng 2.594 ha mặt nước ngọt, 13.559 ha mặt nước mặn và nước lợ có thể phát triển nuôi trồng các

loại thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, tôm xú, cua gạch, hàu… là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự phát triển về kỹ thuật nuôi trồng, đội ngũ tàu thuyền và phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, sản lượng đánh bắt, diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh BR – VT ngày càng cao. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng toàn tỉnh là 7.064,3 ha (trong đó nuôi trồng nước ngọt là 1.256,0 ha; nước mặn là 5.808,3 ha), sản lượng thủy sản khai thác là 272.990 tấn và thủy sản nuôi trồng là 12.380 tấn. Trong tương lai, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến thủy sản với quy mô lớn.

2.2.1.3. Dân cư và nguồn lao động

Bảng 2.2. Dân số và lao động qua tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số dân (Nghìn người) 998,5 1.012,0 1.026,3 1.038,9 1.052,8 Tổng số lao động (Nghìn người) 642 656 667 682 697 Tỷ lệ lao động/tổng số dân (%) 64,3 648 65,0 65,6 66,2 Số lao động CN (nghìn người) 175 188 196 226 232 Tỷ lệ lao động CN/tổng số lao động (%) 27,2 28,7 29,4 33,2 33,3

Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH trong 3 năm 2011 –

2013; Niên giám thống kê 2013.

* Dân cư

Qua bảng 2.2 ta thấy dân số tỉnh BR – VT liên tục tăng. Năm 2009 là 998,5 nghìn người, đến năm 2013 đạt 1.052,8 nghìn người, chiếm hơn 1,17% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình là 529 người/km2. Dân số sống tại thành thị đạt gần 524,8 nghìn người (chiếm 49,85%), dân số sống tại nông thôn đạt 528,0 nghìn người (chiếm 50,15%). Dân số nam đạt 526,2 nghìn người (chiếm 49,98%), trong khi đó nữ đạt 526,6 nghìn người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng dân số chung là 1,4%. Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, dựa báo dân số của tỉnh sẽ đạt 1.075.000 người vào năm 2015 và 1.135.000 người vào năm 2020. Như vậy, hàng năm tỉnh có

33,3% 66,7%

Năm 2013

Lao động trong ngành CN Lao động trong các ngành khác

khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các DN hoạt động trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh. Không những thế dân số đông và tăng nhanh còn tạo ra một thị trường địa phương tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, là điều kiện hấp dẫn thu hút sự đầu tư của các DN.

* Lao động

Về số lượng lao động: Cùng với sự gia tăng về tổng số dân, tổng số lao động

và số lao động trong khu vực CN trên địa bàn tỉnh BR - VT cũng có xu hướng tăng nhanh. 27,2 % 72,8 % Năm 2009

Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh BR – VT năm 2009 và 2013

Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy, năm 2009 tổng số lao động toàn tỉnh là 642 nghìn người (chiếm 64,3% tổng số dân), trong đó lao động trong khu vực CN là

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45)