Tổ chức lãnh thổ các KCN ở nước ta

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 36)

Qua một thời gian thử nghiệm và phát triển, đến nay nước ta đã có các hình thức tổ chức lãnh thổ KCN sau:

- KCN được thành lập trên một khuôn viên đã có một DN đang hoạt động. Chẳng hạn KCN Hòa Khánh – Liên Chiểu (Đà Nẵng), KCN Việt Hương (Bình Dương), KCN Tân Tạo, Bình Chiểu (Tp. HCM), KCN Sài Đồng (Hà Nội) và một

số KCN tại Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo quy định mới, tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho CN có điều kiện xử lý chất thải CN, đồng thời đảm bảo tính quy hoạch trong xây dựng của các công trình kết cấu hạ tầng kỷ thuật thuận tiện cho các DN sử dụng.

- Các KCN được hình thành đáp ứng nhu cầu di dời các nhà máy xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường và môi sinh mà phải di dời một số nhà máy, xí nghiệp vào KCN. Hiện nay do các thành phố phát triển nhanh và quy mô lớn, dân cư tập trung đông đúc hơn nên các cơ sở CN đã được xây dựng trong nội thành không những mất mĩ quan cho thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường sống cho dân cư đô thị. Việc mở rộng các cơ sở CN khi không còn diện tích đất, đổi mới công nghệ, xử lý CSHT và bảo vệ môi trường tốn kém. Việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu di dời là nhu cầu cần thiết, thực hiện càng sớm càng tốt.

- Các KCN quy mô nhỏ, gắn với các vùng nguyên nhiên liệu nông – lâm – thủy sản. Các KCN này được hình thành tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Trong quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH, HĐH, các tỉnh đều có nhu cầu hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để phát triển CN chế biến nông – lâm – thủy sản và các nguồn tài nguyên mà địa phương sẵn có thế mạnh.

- Các KCN hiện đại có quy mô lớn được xây dựng mới hoàn toàn do công ty nước ngoài đầu tư và phát triển CSHT theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số KCN như Hải Phòng Nomura, Việt Nam – Singapo, Long Bình Amata, KCN Bắc Thăng Long… Các KCN này có tốc độ xây dựng CSHT tương đối nhanh và chất lượng CSHT đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý nước thải tiến tiến và đồng bộ, một số KCN có nhà máy phát điện riêng tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư có điều kiện hơn do cho bên ngoài tham gia liên doanh, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có kinh nghiệm tiếp thị.

xem xét quyết định thành lập KCN, thì loại hình KCN này được quan tâm và cân nhắc thận trọng nhất. Bởi vì đây là những KCN được hình thành từ đầu tư hoàn toàn mới cả về CSHT và thu hút đầu tư, nhu cầu đất và vốn đầu tư rất lớn, nếu loại hình này thất bại thì hậu quả của nó vô cùng lớn. Vì vậy, cần phải xác định việc xây dựng CSHT phải đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế, việc thu hút đầu tư nên tập trung vào những khu vực có công nghệ tiên tiến, nguồn sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao. Do vậy, việc thu hút đầu tư cần lưu ý 2 mặt là tiến độ nhanh và chất lượng DN KCN tốt.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 36)