Lao động làm việc trong các KCN

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)

* Số lượng lao động

Sự phát triển loại hình KCN được xem là một bước đột phá trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, các KCN trên địa

35,4% 61,8%

2,8%

Năm 2013

Lao động địa phương Lao động ngoại tỉnh Lao động nước ngoài

bàn tỉnh BR - VT đã thu hút một số lượng lao động lớn trong và ngoài nước. Vì vậy, số lượng lao động trong các KCN đã tăng lên nhanh chóng.

Phân tích bảng 2.10 ta thấy, năm 2009 tổng số lao động làm việc tại các KCN là 28.571 người (chiếm 4,5% tổng số lao động toàn tỉnh), đến năm 2011 tăng lên 36.332 người (chiếm 5,4% tổng số lao động toàn tỉnh) và năm 2013 đạt 41.943 người (chiếm 6.0% tổng số lao động toàn tỉnh). Bên cạnh đó, các CCN - TTCN đang hoạt động cũng tạo việc làm cho hơn 5.100 lao động, đa số là lao động địa phương. Mỗi năm các KCN thuộc tỉnh BR - VT tạo việc làm thêm cho khoảng 2.800 lao động.

Bảng 2.10. Số lao động trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 Lao động (người) 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số LĐ 29.158 32.200 37.236 40.844 43.159 LĐ nước ngoài 578,0 750,0 904,0 1.159 1.216 LĐ trong nước - LĐ địa phương - LĐ ngoại tỉnh 28.571 9.947 18.624 31.450 11.597 19.853 36.332 12.430 24.806 39.682 14.376 26.464 41.943 15.278 26.665

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác đầu tư phát triển KCN tỉnh BR - VT năm

2009, 2010, 2011, 2012, 2013. 34,1 % 63,9 % 2,0% Năm 2009

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thu hút lao động vào các KCN tỉnh BR - VT năm 2009 và 2013

Cũng từ bảng 2.10 và biểu đồ 2.4 ta thấy, trong tổng số lao động tham gia sản xuất trong các KCN, lao động ngoại tỉnh có số lượng lớn và liên tục tăng nhanh qua

các năm. Năm 2009 có 18.624 người (chiếm 63,9% tổng số lao động trong các KCN và chiếm 65,2% số lao động trong nước), năm 2013 tăng lên 26.665 người (chiếm 61,8% tổng số lao động trong các KCN và chiếm 63,6% số lao động trong nước). Nguồn lao động địa phương hoạt động trong các KCN chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2009 là 9.947 người (chiếm 34,1%) và tăng lên 15.278 người vào năm 2013 (chiếm 35,4%). Vì các DN sử dụng lao động phổ thông với tiền lương thấp hơn các công việc mà họ đang làm như buôn bán, đánh bắt và chế biến thủy sản…, hơn nữa đòi hỏi người lao động có tính kỷ luật cao và tác phong CN nên khó thu hút lao động địa phương. Còn các DN đòi hỏi trình độ người lao động cao như sản xuất điện, đạm, sản xuất thép… thì lao động địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy phải thu hút lao động ngoại tỉnh. Hiện trình độ người lao động địa phương chỉ đáp ứng được nhu cầu các ngành như thợ hàn, thợ điện, thợ cơ khí, kế toán, nhân viên văn phòng… tuy nhiên còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, sự phát triển của các dự án FDI, các DN nước ngoài đã đưa một lượng lớn chuyên gia của mình tham gia quản lý và điều hành sản xuất tại các KCN nên nguồn lao động nước ngoài ngày càng tăng. Năm 2009 có 578,0 người (chiếm 2,0% tổng số lao động trong các KCN), năm 2011 tăng lên 904,0 người (chiếm 2,4%) và đạt 1.216 người (chiếm 2,8%) năm 2013.

Việc thu hút một lực lượng lớn lao động ngoại tỉnh góp phần giải quyết vấn đề thiếu lao động của địa phương. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nên sự quá tải về các vấn đề xã hội và môi trường địa phương, đặc biệt khi các KCN lấp đầy sẽ cần một số lượng lao động rất lớn, trong khi sự cạnh tranh về thị trường lao động ngày càng khó khăn. Vì vậy, trong thời gian tới, BR - VT cần có những biện pháp thu hút nguồn lao động địa phương.

* Cơ cấu lao động theo giới: Năm 2009, các KCN đã giải quyết việc làm cho 14.171 lao động nữ (chiếm 49,6%) và 14.400 lao động nam (chiếm 50,4%). Đến năm 2013, số lao động nữ là 16.945 người (chiếm 40,4%) và 24.998 lao động nam (chiếm 59,6%). Điều này có nghĩa là sự phát triển các KCN đã tạo nhiều việc làm trực tiếp cho lao động nữ địa phương và các tỉnh lân cận, nâng cao vị trí xã hội của người phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nam trong các KCN cao và tăng nhanh là

42,0% 37,0%

21,0%

Năm 2011

Lao động phổ thông Lao động Trung cấp, Cao đẳng Lao động Đại học trở lên

do trong những năm gần đây địa phương chú trọng phát triển mạnh các ngành CN nặng và CN dịch vụ cảng biển, một trong những thế mạnh của BR – VT.

* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cùng với công tác xúc tiến đầu tư, DN nước ngoài đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh BR – VT ngày càng tăng nhanh. Tuy nhiên, do phần lớn dự án FDI tập trung vào một số ngành CN nặng, khai thác cảng biển nên sử dụng ít lao động. Năm 2013, số lao động làm việc trong các dự án FDI là 3.481 người (chiếm 8,3% tổng số lao động làm việc trong các KCN), còn lại 91,7% việc làm cho người lao động được tạo ra trong khu vực kinh tế trong nước, trong đó chủ yếu là khu vực ngoài nhà nước.

* Cơ cấu lao động theo trình độ

Để nâng cao sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư tỉnh BR - VT đã rất chú trong đến vấn đề thu hút và đào tạo nguồn lao động, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ cao. Vì vậy tỷ lệ và chất lượng nguồn lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn ngày càng lớn, tạo tiền đề hấp dẫn các DN trong và ngoài nước.

64,0 % 25,0 % 11,0 % Năm 2005

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ trong các KCN tỉnh BR – VT năm 2005 và 2011

Qua biểu đồ 2.5 ta thấy, năm 2005, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn 64,0%; lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm 25,0% và lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 11,0%. Đến năm 2011, lao động phổ thông giảm xuống còn 42,0% (giảm 22,0%); lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng chiếm 37,0% (tăng 12,0%) và lao động có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm 21,0% (tăng 10,0%). Trong tương lai, cơ cấu lao động theo trình độ tiếp tục có sự chuyển dịch

theo chiều hướng tích cực. Dự báo đến năm 2015 cơ cấu lao động trong các KCN như sau: Lao động phổ thông 38,2%; lao động có trình độ Trung cấp, Cao đẳng 38,7%; lao động có trình độ Đại học và trên Đại học 23,1%. Điều này khẳng định, nguồn lao động có trình độ trong các KCN tỉnh BR - VT ngày càng cao, đáp ứng đủ nhu cầu của các DN và quá trình CNH, HĐH.

Hơn nữa, sự phát triển hệ thống KCN góp phần hình thành và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động trong VKTTĐPN, đặc biệt là nguồn lao động có trình độ. Nhiều DN trong các KCN có mô hình tổ chức và quản lý nhân lực tiến tiến là môi trường tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học, quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý DN của địa phương.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 78)