Vai trò của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32)

Mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra chỉ có thể đạt được bằng con đường phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước. Trong đó, việc phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng.

- Việc phát triển KCN tạo nền tảng thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.

KCN và KCX với những ưu đãi đặc biệt đã trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ và kỹ thuật mới, thu ngoại tệ và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các KCN và KCX góp phần cân đối cán cân thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

- Phát triển các KCN, KCX tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần hình thành một lớp người lao động mới, sáng tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt công nghệ mới, là yếu tố cần thiết của quá trình CNH, HĐH.

Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ gia tăng dân số khá cao so với các nước trong khu vực. Về thực chất, Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp nên có tỷ lệ nửa thất nghiệp cao. Thêm vào đó, số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người đến tuổi lao động. Vì vậy, phát triển KCN và KCX chính là biện pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề và có mô hình tổ chức và quản lý nói chung rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế và đa dạng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý DN của Việt Nam để dần thay thế lao động quản lý người nước ngoài, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Phát triển các KCN và KCX sẽ tạo ra mối liên hệ ngược tác động lại phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực theo hướng CNH, HĐH.

Thông qua việc sử dụng nguyên liệu trong nước và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm, các KCN và KCX sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Các dự án đầu tư trong KCN đều là những dự án đầu tư mới, công nghệ hiện đại, mức độ tự động hoá cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN khác sản xuất sản phẩm cùng loại phải áp dụng mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần giúp CN địa phương từ chổ chỉ phục vụ nhu cầu tại chổ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu.

- Phát triển các KCN và KCX nhằm mục tiêu tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến.

Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. Nơi đây sẽ đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ cao, đủ sức vươn xa hơn ra thị trường thế giới. KCN và KCX có tác dụng như một bước đột phá về cách làm mới. Từ đó giúp các DN rút ra kinh nghiệm, tạo nên sức hút với cả bên trong và bên ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Phát triển KCN, KCX cho phép khắc phục được những yếu kém về CSHT trên những vùng rộng lớn, bảo vệ môi trường và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Tại các địa phương có các KCN đã hoàn thành đầu tư cơ bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN và thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng. Mặt khác, trong các KCN

và KCX mọi điều kiện cần thiết về CSHT nhanh chóng đạt đến trình độ cao và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Việc xây dựng các KCN và KCX sẽ đưa các DN trong nước tâp trung thành những trung tâm thuận lợi cho việc quản lý. Đồng thời trong các KCN việc phân nhóm các nhà máy được tiến hành một cách có hệ thống, do đó việc bảo vệ môi trường được đảm bảo. Ngoài ra, việc phát triển các KCN đã góp phần hình thành các khu đô thị mới, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho người dân sống trên địa bàn có KCN.

- KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước.

KCN là mô hình mới ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc triển khai mô hình này có nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà nước về KCN như việc phân cấp ủy quyền KCN, thủ tục hành chính đầu tư vào KCN, các vấn đề về thuế… Thực tế phát triển các KCN cho chúng ta nhiều bài học về quản lý Nhà nước nói chung và quản lý KCN nói riêng. Đến nay, bộ máy quản lý KCN đã thống nhất từ Trung ương đến địa phương. KCN cũng là nơi có điều kiện thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chổ”, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi làm thủ tục vào các KCN, cũng là nơi cho các cơ quan nhà nước thử nghiệm các chính sách mới và ngày càng hoàn thiện hơn chính sách đó phù hợp với thực tế.

Như vậy ta thấy, việc phát triển KCN, KCX là một đòi hỏi khách quan, một bước đi cần thiết và có nhiều tác dụng thực tiễn đối với nước ta.

Một phần của tài liệu phát triển các khu công nghiệp tỉnh bà rịa – vũng tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)