Điều kiện phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 34)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Điều kiện phát triển du lịch

Thừa Thiên - Huế được xác định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục lộ giao thông chính, có Cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông. Ở đây có sân bay Phú bài, có đường sắt xuyên Việt, là cửa ngõ của tuyến hành lang Đông- Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào và Biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên - Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Thành phố Huế là thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, là nơi giao lưu các yếu tố văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh - của nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, và sau này là văn hóa Phương Tây, tạo ra tiểu vùng văn hóa Huế độc đáo, đa đạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hóa, lăng tẩm được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa lớn của thế giới bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương, và đặc biệt là có hàng trăm ngôi chùa với kiến trúc dân tộc độc đáo như chùa Thiên Mụ, Chùa Bảo Quốc, Từ Đàm… Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể, Huế cũng là nơi duy nhất của nước ta lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục

tập quán đặc sắc mà trong đó mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập với giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian, đặc biệt văn hóa ẩm thực Huế như một nét đặc trưng mà không nơi nào có được.

Giám đốc UNESCO đã từng nhận định: “Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tang kỳ lạ của nền văn hóa vật chất và tinh thần của Việt Nam”[18]

Không chỉ mang ý nghĩ về mặt lịch sử văn hóa, mà mà các di tích của Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước. Tất cả các yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, là thế mạnh không chỉ riêng Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch Việt Nam.

Với những nổ lực không ngừng về mọi mặt và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đề ra của việc phân loại đô thị loại 1, ngày 24-08-2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Huế là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Đây là sự ghi nhận hết sức quan trọng của Chính phủ và các Bộ, nghành Trung ương đối với sự phát triển về chất của đô thị Huế, qua đó cho thấy những thế mạnh và tiềm năng của Huế.

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)