Xây dựng các chương trình du lịch đến các chùa

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 74)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2 Xây dựng các chương trình du lịch đến các chùa

Chùa Huế từ lâu đã trở thành điểm đến chiêm bái, vẫn cảnh cho bao du khách thập phương. Chùa Huế là những thực thể sống động chứa đựng những dòng chảy văn hóa thâm trầm, nối quá khứ với hiện tại, nối con

người ở đây với sự ứng xử xã hội trong các mối tương quan với trời đất. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì Chùa Phật là một nội dung quan trọng của Trung tâm du lịch Huế bởi từ cuối thế kỷ 18, khi người dân Thuận Hóa - Phú Xuân chưa có khái niệm gì về du lịch thì đã có những người vị khách đến Huế thời ấy đi vãn cảnh chùa Huế. Người du khách nổi tiếng còn để lại trong sử sách là nhà thơ Phan Huy Ích. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 người Pháp đã tổ chức du lịch Trung Kỳ trong đó chùa Huế là một trong những điểm đến của họ [14]. Như vậy có thể nói, những ngôi chùa ở Huế đã trở thành địa chỉ hành hương thu hút không chỉ tăng ni, phật tử, mà còn rất nhiều du khách. Hiện ở Huế có hơn 400 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có những ngôi Tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ hàng trăm năm như Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước…Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc, nhiều ngôi chùa đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong đời sống văn hóa tâm linh Huế. [33]

Một chương trình du lịch đến với những ngôi chùa Huế bao gồm: vãn cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp về kiến trúc, điêu khắc Phật giáo trong khuôn viên ngôi chùa; thưởng thức ẩm thực chay. Các công ty du lịch thường tổ chúc các chương trình đến với một số chùa nổi tiếng như: Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, Diệu Đế. Đến với chương trình du lịch này, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian linh thiêng, chiêm ngưỡng những nét độc đáo của kiến trúc Phật giáo truyền thống, được thưởng thức những món chay đặc sắc do ni sư chế biến...

Những chương trình đến chùa Từ Hiếu cũng thường được tổ chức cho du khách để trải nghiệm một chút lắng lòng và cũng để hiểu hơn thân thế, phận đời của những vị thái giám từng phục vụ trong cung cấm năm xưa [33]. Được

biết gần đây, các vị sư tu hành ở chùa Từ Hiếu cũng thường tổ chức các khóa tu thiền vào đầu năm âm lịch và đã thu hút được nhiều phật tử đến từ nhiều miền của đất nước tham dự. Đến với những khóa tu này, phật tử phải tạm thời dứt bỏ lối sống thường nhật và thực hành tu tập, sinh hoạt như những người xuất gia thực thụ, họ sẽ cùng nhau ngồi thiền, nghe giảng giáo lý, lao động công ích và ăn cơm chay, đồng thời cũng được xem các nhà sư diễn tấu một phần lễ nhạc phật giáo thông qua các bài thiền ca, các điệu nhạc nghi lễ.

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)