Phương thức phát triển ẩm thực phật giáo để phục vụ phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 29)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương thức phát triển ẩm thực phật giáo để phục vụ phát triển du lịch

Ngày nay ăn chay đang trở thành một trào lưu trên thế giới nhất là trong giới trí thức và các chuyên gia, nhà hàng quán ăn chay đang ngày càng phát triển và thu hút một lượng đông đảo khách, người ăn chay thấy rằng ngoài việc cung cấp năng lượng các món chay đã làm cho con người vui hơn, khoẻ hơn, tinh thần lạc quan hơn. Trước đây nhiều người nghĩ rằng khi dung các sản phẩm về thực vật sẽ thiếu chất, không đủ chất để làm việc và sinh hoạt tuy nhiên nhờ sự phát triển không ngừng của con người và máy móc, những chuyên gia ẩm thực đã nghiên cứu và tạo ra các giá trị dinh dưỡng rất cao trong các món ăn chay để chứng minh đều ngược lại, đó chính là ăn chay rất có lợi cho sức khoẻ của con người.

Ở các nước phát triển ăn chay đang là trào lưu, giớ i công nghệ sản xuất thực phẩm cũng phải nghiên cứu để có những sản phẩm phù hợp theo thi ̣ hiếu của người ăn chay. Chẳng hạn, hiện nay trong cửa hàng Mc Donald‟s đã có

món chay Mc vegetarian, công ty Nestle thì cho ra đời sản phẩm patê Raviolis chay, các siêu thi ̣ có bán nhiều thức a ̆n chay làm sẵn , ở các thành phố lớn cũng có nhiều nhà hàng chay sang trọng.

Trong xã hội phương Tây hiện nay, rau quả được xem là một biểu tượng của sự tươi mát, tinh sa ̣ch, được xem như là thứ “thuốc giải” cho chế đọ ̂ dinh dưỡng quá dư chất đạm, quá ngo ̣t và quá béo . Rau quả tự nó đã là biểu tu ̛ợng của vẻ đẹp thiên nhiên , từ lâu nó cũng là nguồn cảm xúc , sáng ta ̣o trong hội họa... Rau quả còn dùng làm chất liệu nghệ thuật như trong các cuộc triển lãm các sản phẩm nghệ thuật chỉ làm bằng các loa ̣i rau củ ... Ngay cả các hãng mỹ phẩm cũng đang quảng bá rầm rộ những loa ̣i nước hoa, mỹ phẩm chiết xuất từ hoa quả thiên nhiên như cam, chanh, lê, táo, dưa chuột, bạc hà, long tu...

Nói chung, ăn chay hiện nay không chỉ phát triển ở phu ̛ơng Đông mà còn thi ̣nh hành ở các nu ̛ớc phương Tây, không phân biệt giai cấp , giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng...

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khai thác phát triển ẩm thực phật giáo để phát triển du lịch

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, sinh vật.

Đất là yếu tố quan trọng quyết định sự hình thành các phương thức sản xuất, tập quán sinh hoạt và văn hoá ẩm thực, có một số dạng địa hình, đất đai cơ bản sau:

-Đồi núi: Thuận lợi cho việc phát triển rừng, phát triển chăn nuôi, săn bắn và trồng trọt các loại cây lương thực: lê, mận, mít, táo…

-Đặc biệt đất rừng cung cấp nguồn gia vị phong phú với chất lượng cao. -Đồng bằng được chia thành 2 loại chính:

+ Đồng bằng trũng, ngập nước: phát triển các loại cây như lúa nước, rau + Đồng bằng khô: phát triển các loại cây lương thực, rau củ quả chịu

được hạn.

Nước: Các khu vực gần biển gần sông thực nguồn thực phẩm và gia vị cũng phong phú, phong cách ăn cũng có nét đặc trưng riêng, người ta khai thác các nguồn lợi do ao hồ mang lại như trồng trọt và đánh bắt thực phẩm để cung cấp cho các nhà hang, khách sạn hay những doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Khí hậu và hệ sinh vật: Vị trí của một quốc gia hay vùng dân cư trên địa cầu, quyết định đến kiểu khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm của quốc gia nào đó. Đối với nguồn thực phẩm khí hậu và môi trường quyết định trực tiếp đến hệ động thực phẩm sẵn có trong tự nhiên và cả việc con người có thể nuôi trồng được nguồn nguyên liệu tại chổ phục vụ cho việc chế biến các món ăn, thức uống.

Đối với việc ăn uống của con người, môi trường sống và khí hậu quyết định đến các tập quán sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và khẩu vị ăn uống của con người.

1.4.2. Điều kiện văn hoá và xã hội

Phong tục tập quán, lối sống, cách sinh hoạt ăn uống của cộng đồng người có tác động rất lớn đến văn hoá ẩm thực từng vùng miền, với những thói quen sử dụng nguyên liệu, dụng cụ ăn cũng tạo nên những nét văn hoá ẩm thực khác nhau. Bên cạnh đó, lối tư duy cũng có quyết định đến cách nghiên cứu sử dụng các loại sản phẩm của các nghành nghề khác nhau vào ẩm thực: sử dụng nguyên liệu, thực phẩm chế biến, sử dụng các công cụ vào việc chế biến, phục vụ vào trong việc tổ chức bữa ăn.

Lịch sử gắn liền với truyền thống ẩm thực. Một dân tộc có bề dày lịch sử thì món ăn càng mang đậm tính cổ truyền, độc đáo truyền thống riêng đặc trưng của dân tộc, dân tộc nào mạnh trong lịch sử kinh tế phát triển thì hình thành nền ẩm thực cao cấp, món ăn phong phú, chế biến cầu kỳ, cách phục vụ đa dạng và luôn tìm đến sự hoàn thiện cao. Chính sách cai trị của Nhà nước trong lịch sử càng bảo thủ thì tập quán và khẩu vị ăn ít bị lai tạp.

Nghề nghiệp chi phối trực tiếp đến lối sống, suy nghĩ, hành động và khẩu phần ăn uống, từ đó hình thành thói quen ăn uống của mỗi người, điển

hình là các đối tượng lao động sau: -Người lao động nặng

-Người lao động nhẹ, làm việc trí óc -Những doanh nhân

Mỗi đối tượng lao động có cách chọn món ăn riêng, khẩu vị riêng, đòi hỏi chất lượng món ăn cũng khác nhau.

1.4.3. Điều kiện kinh tế và điều kiện khác

- Điều kiện kinh tế: Kinh tế là cơ sở trực tiếp quyết định việc ăn uống cũng như sự phát triển của ẩm thực, ở những quốc gia, vùng dân cư có nền kinh tế phát triển các món ăn phong phú đa dạng, được chế biến ngon và hoàn thiện cầu kỳ hơn, đòi hỏi việc ăn uống phải có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những người có thu nhập cao luôn đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận đạt trình độ cao về kỹ thuật và thẩm mĩ, yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh và chế độ dinh dưỡng cao. Với họ, ăn uống không chỉ là no mà còn phải ngon, tạo hứng thú trong quá trình cảm quan từng món ăn để có thể cảm nhận được cái mới trong từng sản phẩm. Ngược lại, những quốc gia hay vùng dân cư có nền kinh tế kém phát triển thì việc ăn uống chỉ là để đáp ứng nhu cầu ăn no, các món ăn chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ nên khẩu vị ăn uống của họ cũng đơn giản, các món ăn ít phong phú, khẩu vị của họ bị bó hẹp không cởi mở, họ luôn e ngại trước những khẩu vị hay món ăn mới lạ, thậm chí nhiều người có thể không chấp nhận những món ăn lạ với truyền thống của họ.

- Những điều kiện khác: Ngoài các điều kiện trên, nhu cầu khách du lịch, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và các chính sách của Đảng và quy định của Nhà nước liên quan đến vấn đề kinh doanh ăn uống cũng ảnh hưởng đến văn hoá ẩm thực của từng vùng miền. Những sản phẩm ẩm thực độc đáo có khi là kết quả của sự giao thoa về văn hoá ẩm thực ở các vùng miền do chính con người tạo ra. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch, sự tận dụng hiệu quả tài

nguyên du lịch và việc thoả mãn các nhu cầu của khách phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, yếu tố này liên quan đến thẩm mỹ, phong cách ẩm thực và ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đề cập những vấn đề chung nhất về văn hóa và văn hóa ẩm thực. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa khác nhau và có bản sắc văn hóa ẩm thực cũng khác nhau. Ngay cả trên đất nước Việt Nam với những điều kiện địa lý, khí hậu, nguồn nước và chất đất, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau dẫn đến nền văn hóa ẩm thực khác nhau, điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu sắc không chỉ về văn hóa của các dân tộc mà còn nghiên cứu nền văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền.

Mỗi dân tộc, mỗi địa phương và mỗi quốc gia có những nét văn hoá ẩm thực mang bản sắc riêng, nhưng để có những bản sắc này nhằm giới thiệu, tuyên truyền, quảng cáo với bạn bè trong nước và quốc tế, đòi hỏi phải nghiên cứu so sánh sự khác biệt giữa nghệ thuật và văn hoá ẩm thực giữa các dân tộc và các quốc gia.

Văn hóa ẩm thực nói chung và ẩm thực chay nói riêng không chỉ mang những nét đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam, của Huế, mà còn là một trong những hoạt động du lịch mang lại phần lợi nhuận không nhỏ cho ngành Du lịch. Nằm trong gia tài văn hóa ẩm thực của dân tộc, văn hóa ẩm thực chay cũng đã đóng góp một phần quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế và đây cũng được coi là nguồn tư liệu đáng quý để tiếp cận với bản sắc văn hóa của Việt Nam.

Từ lâu, chùa Huế và ẩm thực Phật giáo đã trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của Huế. Tuy nhiên, du khách đang đến với chùa Huế và trải nghiệm văn hoá ẩm thực Phật giáo chưa nhiều. Những vấn đề này sẽ được đi sâu phản ánh và phân tích ở Chương 2.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHẬT GIÁO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

2.1.Khái quát về hoạt động phát triển du lịch tại Huế

2.1.1. Điều kiện phát triển du lịch

Thừa Thiên - Huế được xác định là một trong năm tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục lộ giao thông chính, có Cảng nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông. Ở đây có sân bay Phú bài, có đường sắt xuyên Việt, là cửa ngõ của tuyến hành lang Đông- Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào và Biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên - Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Thành phố Huế là thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, là nơi giao lưu các yếu tố văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh - của nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, và sau này là văn hóa Phương Tây, tạo ra tiểu vùng văn hóa Huế độc đáo, đa đạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hóa, lăng tẩm được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa lớn của thế giới bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương, và đặc biệt là có hàng trăm ngôi chùa với kiến trúc dân tộc độc đáo như chùa Thiên Mụ, Chùa Bảo Quốc, Từ Đàm… Bên cạnh các di sản văn hóa vật thể, Huế cũng là nơi duy nhất của nước ta lưu giữ được những di sản văn hóa phi vật thể phong phú đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục

tập quán đặc sắc mà trong đó mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hòa nhập với giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian, đặc biệt văn hóa ẩm thực Huế như một nét đặc trưng mà không nơi nào có được.

Giám đốc UNESCO đã từng nhận định: “Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tang kỳ lạ của nền văn hóa vật chất và tinh thần của Việt Nam”[18]

Không chỉ mang ý nghĩ về mặt lịch sử văn hóa, mà mà các di tích của Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà nghiên cứu, các du khách trong và ngoài nước. Tất cả các yếu tố đó là nguồn tài nguyên du lịch vô giá, là thế mạnh không chỉ riêng Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch Việt Nam.

Với những nổ lực không ngừng về mọi mặt và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đề ra của việc phân loại đô thị loại 1, ngày 24-08-2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Huế là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Đây là sự ghi nhận hết sức quan trọng của Chính phủ và các Bộ, nghành Trung ương đối với sự phát triển về chất của đô thị Huế, qua đó cho thấy những thế mạnh và tiềm năng của Huế.

2.1.2. Hoạt động phát triển du lịch

Với vai trò là hạt nhân, động lực cùng với những tiềm năng thế mạnh của một vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, một nơi có cảnh đẹp, con người đẹp, tỉnh Thừa Thiên - Huế nói chung và thành phố Huế nói riêng đã có những nổ lực để không ngừng phát triển du lịch địa phương.

Xét về vị trí, thành phố Huế là trung tâm của cả nước - là đầu mối của các tuyến đường giao thông quốc gia, thuận lợi cho việc khai thác tiềm lực, phát triển quan hệ giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong cả nước và quốc tế, đặc biệt rất quan trọng trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, con đường thương mại quốc tế theo quốc lộ 9.

Cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, các cửa khẩu nối với Lào, Cảng nước sâu Chân Mây, sân bay Phú bài vừa được nâng cấp, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ Hải Vân… đã tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển du lịch cho tỉnh Thừa Thiên - Huế và trọng tâm là thành phố Huế. Bên cạnh đó Huế còn nằm trên tuyến khi tham quan khám phá Con Đường Di sản, một chương trình khá nổi tiếng và thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Bên cạnh các di sản văn hoá vật thể, Huế lưu giữ được những di sản văn hoá phi vật thể phong phú, đa dạng, độc đáo như các loại hình nghệ thuật, âm nhạc, ca múa cung đình, ẩm thực, các loại lễ hội và hang thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc mà mỗi loại hình đều có sự gắn bó, hoà nhập giữa văn hoá cung đình và văn hoá dân gian. Các di sản văn hoá Huế vừa hội tụ những đặc trưng, những tinh hoa của văn hoá dân tộc, vừa thể hiện những nét riêng của một vùng văn hoá truyền thống, được đánh giá là “đỉnh cao của sức sáng tạo”. Không những mang ý nghĩa về mặt lịch sử văn hoá, mà nhiều di tích ở Huế còn là những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật vô giá, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nàh nghiên cứu, du khách tham quan trong và ngoài nước. Tất cả các yếu tố đó là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên những sản phẩm du lịch văn hoá - thế mạnh không chỉ riêng Thừa Thiên - Huế mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch Việt Nam.

Theo thống kê, Huế hiện có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao với chất lượng khá cao. Hầu hết các khách sạn đều có đầy đủ các tiện nghi phục vụ ăn uống phong phú như nhà hàng, quầy bar, cà phê, trung tâm thương mại, các phòng

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)