6. Cấu trúc luận văn
2.3.4. Kết quả kinh doanh du lịch dựa trên khai thác, phát triển ẩm thực Phật
giáo tại Huế
Phật giáo Huế đã khẳng định những bước tiến vững chắc và xác lập vị thế quan trọng trong sự phát triển của Huế, hình thành một di sản văn hoá đa dạng và phong phú trong di sản văn hoá Huế. Từ chùa chiền, nhạc lễ, lễ nghi, lễ hội đến các hoạt động trong đời sống của tăng ni đều mang những nét riêng, đặc trưng và điển hình bởi các yếu tố văn hoá truyền thống mang dấu ấn văn hoá cư dân vùng Thuận Hoá - Phú Xuân. Đây chính là điểm nhấn để tạo ra các sản phẩm du lịch, những năm qua nghành du lịch đã khai thác nó nhiều góc độ khác nhau trong chiến lược phát triển du lịch.
Theo truyền thống Phật giáo Huế, Đại lễ Phật đản được coi là lễ hội Phật giáo lớn nhất và được tổ chức trang trọng nhất trong năm. Kể từ sau Đại lể Phật đản Liên hợp quốc 2008 và Festival Huế 2010, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên- Huế chủ trương tổ chức Lể Phật đản ngày càng quy mô và mang tính đại chúng hơn nhằm có thể giới thiệu sâu rộng truyền thống văn hóa Phật giáo Huế đến người dân và khách du lịch. Lể Phật đản không chỉ gói gọn trong 2 ngày mà kéo dài cả tuần lể với nhiều chương trình rất hấp dẫn, các hoạt động nổi bật:
-Triển lãm ảnh nghệ thuật “Sen Đầu Hạ” tại Trung tâm Phật giáo Liễu Quán Huế (15A Lê Lợi).
-Với 7 đóa hoa sen trên sông Hương- biểu tượng Phật đản Huế từ nhiều năm nay sẽ tỏa sáng với màu hồng đặc sắc.
-Lễ hội Hoa đăng trên sông Hương. Sông Hương đã được thắp sáng bằng ánh nến lung linh trong đêm cầu nguyện mang theo nhiều điều ước của người dân Huế và khách du lịch.
-Một trong những hoạt động khá nổi bật của Phật giáo Huế mùa Phật đản năm 2014 là diễu hành xe hoa cúng dường Phật đản, 74 chiếc xe hoa được trang hoàng bằng những biểu tượng Phật giáo, hình ảnh về những sự kiện trong đời của Đức Phật, các hình ảnh về chùa tháp, đại pháp khí văn hóa Phật giáo và dân tộc, tất cả đều có nội dung kính mừng Phật đản và cầu nguyện thế giới hòa bình, quốc thái dân an.
Đặc biệt Trung tâm dịch vụ Festival Huế, đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên- Huế và Công Ty Du Lịch Hương Giang tổ chức “ Tuần ẩm thực Phật Giáo” trong khuôn khổ Tuần lể Phật Đản hàng năm tại Huế. Tuần lễ ẩm thực này thường được diễn ra từ ngày 12 đến 15 tháng 4 âm lịch, nhằm giới thiệu các món ăn chay đặc trưng của thiền môn xứ Huế cũng như món ăn truyền thống dân gian Huế đến với khách du lịch.
Cứ 2 năm một lần, Festival lại được diễn ra ở Huế, một lần nữa văn hóa Huế được giới thiệu, quãng bá rộng rãi, sâu sắc đến đông đảo du khách gần xa, trong nước và nước ngoài. Nằm trong gia tài chung của văn hóa Huế, ẩm thực Phật giáo cũng được đem ra giới thiệu như một cách để tôn vinh văn hóa vô cùng giá trị này, sản phẩm này đã thu hút nhiều du khách tham dự, du khách đã tận hưởng được nghệ thuật chế biến món ăn, nghệ thuật tạo hình, rực rở màu sắc tất quả được bắt nguồn từ hoa, quả, thực vật.
Trong không gian ẩm thực là những căn chòi nhỏ kết hợp từ những cây xanh làm tăng thêm cái vẻ lãng mạn và kỳ thú của ngày hội ẩm thực. Đặc biệt, trên sông Hương còn tổ chức ẩm thực đêm với những thuyền bán đồ ăn phục vụ khách nghe ca Huế, đây là khu chợ nổi về đêm trên sông Hương gắn với âm nhạc cung đình và âm nhạc dân gian Huế. Trong các kỳ Festival, ẩm
thực chay được giới thiệu song song với ẩm thực mặn, càng làm nổi bậc lên sự độc đáo và giá trị của một vùng đất kinh đô của Phật giáo, cũng như kiệt tác nghệ thuật ẩm thực chay đặc sắc của miền Sông Hương núi Ngự.
Có lẽ ẩm thực Phật giáo được khai thác mạnh mẽ nhất và sâu rộng nhất trong các hoạt động nhằm thu hút khách du lịch và thỏa mản nhu cầu của khách khi đến với Huế, bởi lẽ ẩm thực Phật giáo mang một giá trị tính tế mà các món ăn chay đã trở nên nổi tiếng trong lòng du khách gần xa. Từ rất lâu, ẩm thực chay - một trong những thương hiệu của du lịch Huế để thu hút đông đảo khách du lịch. Khi thiết kế các chương trình đến Huế, các hãng lữ hành luôn muốn du khách trải nghiệm thú vị về ẩm thực Phật giáo của Huế, từ các món ăn chay đơn giản, dân dã của Huế, cho đến các món ăn chay cầu kỳ được chế biến, trang trí và có hương vị hấp dẫn và đặc trưng riêng, giờ đây ẩm thực chay được đưa vào đời sống hàng ngày, du khách có thể thưởng thức bất kỳ khi nào trong các nhà hàng, khách sạn.
- Khi đến Huế, du khách không chỉ đáp ứng tâm nguyện cúng dường từ thiện mà còn có thể tìm cho mình nhiều hình thức du lịch tâm linh, giải toả những căng thẳng trong cuộc sống hiện hữu, cũng như tìm được trong Phật giáo sự bình an trong tương lai. Đó là một trong những chương trình đưa du khách đến tham quan các ngôi chùa khi ghé chân đến với Thành phố Huế. Sau những ngày làm việc căng thẳng, bận rộn với bao lo toan của cuộc sống đời thường, tất yếu của mỗi người cũng cần có những giấy phút thư giản để thoải mái tinh thần và hướng đến tâm linh. Nhu cầu đó không chỉ dành riêng cho những Phật tử mà nó còn trở thành nhu cầu của nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Chính vì vậy, mô hình du lịch thiện nguyện kết hợp với pháp giảng có những điều kiện thuận lợi để thực hiện ở những Thiền tự Huế. Bằng sự thuyết giảng trực tiếp của các giảng sư, mỗi du khách đều có thể cảm nhận trực tiếp về tâm linh, từ đó dễ phát khởi lòng tin và tinh tấn hành trì giáo lý
của Phật pháp để làm lành lánh dữ, tìm được nguồn an lạc, hạnh phúc. Ngoài ra, ở các chùa cũng có thể tổ chức các buổi cầu an kết hợp với các hoạt động thiện nguyện khác. Mô hình này bắt đầu hình thành và đang trên đà phát triển ở một số cơ sở như chùa Bà La Mật (258 Nguyễn Sinh Cung), chùa Đông Thuyền (65/2 Lê Ngô Cát)... các chùa Long Thọ (385 Bùi Thị Xuân), chùa Diệu Viên (Thuỷ Phương, Hương Thuỷ) cũng có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.