Định hướng phát triển du lịch Huế

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 70)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2Định hướng phát triển du lịch Huế

Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đón ba triệu lượt khách, trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2015. Ðể đạt mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư, trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Ðiền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường, công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên - Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.

Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên - Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng... Tỉnh tập trung phát triển du lịch

theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan.

Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước, chú trọng những thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển.

Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác thị trường tiềm năng Đông Bắc Á và ASEAN, phát triển các sản phẩm du lịch. Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các sản phẩm chính như là:

+ Du lịch lể hội + Du lịch tâm linh +Du lịch làng nghề +Du lịch ẩm thực +Du lịch thiện nguyện

3.2. Các giải pháp cơ bản tăng cƣờng phát triển ẩm thực Huế phục vụ phát triển du lịch

Ăn uống là một nhu cầu tất yếu trong đời sống. Nhu cầu này có đảm bảo được thì tâm lý đời sống con người mới được thực hiện tốt. Nhưng ngày nay có một số người quan niệm chưa thật đúng về bản chất của ăn uống nhất là về ẩm thực chay đã có từ lâu đời. Nhiều người cho rằng các món ăn chay sẽ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng calo cần thiết để con người sống và làm việc. Đây là một nhận định còn chủ quan. Một cuộc cách mạng về dinh dưỡng nghiên cứu cho thấy, món ăn chay có tác dụng rất tốt cho những người bình thường mà còn làm giảm lượng cholesterol cho người huyết áp cao, xơ vữa động mạch, đái đường, béo phì, bệnh về đường

tiêu hóa,… và đặc biệt nó có một chế độ rất hữu ích đối với những người ăn kiêng, hay đối với các siêu người mẫu. Những món ăn chay chỉ dùng các nguyên liệu từ thực vật để chế biến, tuy nó không dùng các chất đạm, chất béo của động vật nhưng nó được thay thế bằng chất đạm và chất béo của thực vật. Hơn thế nữa, ngày nay trên thế giới xuất hiện rất nhiều bệnh như cúm gà, lở mồm long móng, những căn bệnh này có sức lan truyền rất nhanh, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe can người.

Ẩm thực chay có một tác động tích cực trong đời sống, một mặt nó cung cấp đầy đủ chất dưỡng chất, mặt khác giúp cho tinh thần con người cân bằng hơn vì quan niệm của Phật giáo cho rằng con người và các động vật đều đều khao khát có được sự sống. Con người có lòng từ bi thì tinh thần và lý trí ta sẽ trong sáng, minh mẫn và trí tuệ hơn. Khi đó tâm bệnh sẽ xóa tan hết và con người sẽ sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Khi nhận định được những nét độc đáo, tinh tế trong ẩm thực Phật giáo, các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân cần phải có chiến lược phù hợp để phát triển món ăn chay nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, uy tín của sản phẩm và điều quan trọng là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

3.2.1. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Phật giáo tại Huế

Cùng với sự hội nhập của đất nước, văn hóa Huế đang đứng trước những thách thức to lớn, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của Huế xưa hiện nay đang dần dần mai một, thay vào đó là sự xâm nhập của văn hóa và lối sống hiện đại. Đây là một bài toán khó đặt ra cho ngành Du lịch, song từng bước phải thực hiện được để ngành càng phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp những vẫn bền vững, vẫn giữ được nét truyền thống mà Đảng và Chính phủ đã vạch lối chỉ đường.

cần phải biết bảo tồn và phát huy được hết giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn tại địa phương. Cần rà soát và phân cấp các loại di tích lịch sử, văn hoá, xác định thứ tự ưu tiên đối với các lễ hội truyền thống và lịch sử cách mạng gắn với di tích đó. Phục dựng lại các công trình kiến trúc bị xuống cấp hoặc đã mất do chiến tranh. Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể cần nghiên cứu ghi chép, mô tả, phục dựng các lễ nghi, các trò chơi, trò dân gian trong các lễ hội truyền thống. Cần phải nghiên cứu giải pháp quản lý, phân cấp các lễ hội nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống. Ngoài ra các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về kết quả quy hoạch, nghiên cứu phục dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá, cách thức và phương pháp tổ chức, không gian lễ hội, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm nhằm khai thác hiệu quả tuyến điểm du lịch văn hoá Phật giáo.

Ẩm thực luôn gắn liền với bản sắc, sắc thái riêng của mỗi dân tộc, vì thế trong xu thế hiện đại hóa, toàn cầu hóa hiện nay, ẩm thực dân tộc trở thành một bộ phận không thể tách rời của du lịch, nói cách khác du lịch ẩm thực chính là yếu tố lôi cuốn con người tìm đến miền đất lạ để khám phá những món ăn riêng, độc đáo của các dân tộc. „‟Do vậy trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, không phải ẩm thực dân tộc, quốc gia sẽ mất đi những bản sắc mà là cơ hội để con người ý thức hơn bản sắc của mình thể hiên qua ẩm thực‟‟[28, tr.406]

Ẩm thực Phật giáo ở Huế cho đến thời điểm này vẫn chưa được nghành du lịch chú trọng, việc nâng tầm vị thế cho nét văn hóa ẩm thực này trong các hoạt động du lịch ở Huế sẽ là cơ hội lớn cho nét văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế. Đối với ngành Du lịch, đó là sự mở ra một hướng đi mới, một cơ hội cho việc thực hiện các tour du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái, du lịch

chữa bệnh kết hợp du lịch ẩm thực dưỡng sinh…là một trào lưu mới đang được khách du lịch cả trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Thiết nghĩ, để bảo tồn và phát huy giá trị của ẩm thực Phật giáo, cần có sự chung tay của nhiều người, không chỉ riêng các chị, các mẹ hay các dì vải, các vị ni, vị sư mà cần phải có sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các cơ quan văn hóa để định một hướng đi lâu dài cho ẩm thực chay của Huế. Những việc làm đầu tiên là khuyến khích người dân trồng một số cây như bùi, sakê, dầu lai…một cách rộng rãi ở các khu vực gò đồi, ở các nhà chùa, vườn nhà. Các loại cây này vốn dĩ là loại cây cho bống mát, giữ đất lại vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các món ăn chay cổ truyền. Hơn nữa, với những tính sẳn có đây là những loại cây có chứa năng phòng, chữa bệnh rất tốt, là vị thuốc của vườn nhà.

Khi chọn ẩm thực Phật giáo để phát triển du lịch, nét văn hóa này sẽ có cơ hội giữ gìn và phát huy được những giá trị văn háo vốn có của nó thông qua việc phục hồi những món ăn từ lâu không còn xuất hiện trong thực đơn của nhà chùa, ở các gia đình Phật tử. Qua các cách thực hành chánh niệm trong việc ăn uống, qua cách chế biến trang trí bày biện thức ăn sao cho hợp lý, phù hợp với chổ ngồi theo vị thế của thực khách. Với hệ thống chù chiền, vị trí các ngôi chùa thường tọa lạc trên những cùng đất có phong cảnh hữu tình, thiên nhiên thơ mộng, không khí thoáng đãng, thì việc kết hợp gữa vãn cảnh chùa và ăn cơm chay tại chùa là một mô hình cần nghiên cứu và mở rộng qua đó phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực chốn của thiền.

3.2.2 Xây dựng các chương trình du lịch đến các chùa

Chùa Huế từ lâu đã trở thành điểm đến chiêm bái, vẫn cảnh cho bao du khách thập phương. Chùa Huế là những thực thể sống động chứa đựng những dòng chảy văn hóa thâm trầm, nối quá khứ với hiện tại, nối con

người ở đây với sự ứng xử xã hội trong các mối tương quan với trời đất. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân thì Chùa Phật là một nội dung quan trọng của Trung tâm du lịch Huế bởi từ cuối thế kỷ 18, khi người dân Thuận Hóa - Phú Xuân chưa có khái niệm gì về du lịch thì đã có những người vị khách đến Huế thời ấy đi vãn cảnh chùa Huế. Người du khách nổi tiếng còn để lại trong sử sách là nhà thơ Phan Huy Ích. Đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 người Pháp đã tổ chức du lịch Trung Kỳ trong đó chùa Huế là một trong những điểm đến của họ [14]. Như vậy có thể nói, những ngôi chùa ở Huế đã trở thành địa chỉ hành hương thu hút không chỉ tăng ni, phật tử, mà còn rất nhiều du khách. Hiện ở Huế có hơn 400 ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ, trong đó có những ngôi Tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ hàng trăm năm như Chùa Thiên Mụ, Từ Đàm, Báo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm, Thiền Tôn, Trà Am, Vạn Phước…Mỗi ngôi chùa ở Huế không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo hòa quyện giữa con người với cảnh quan thiên nhiên, mà còn là một địa chỉ lịch sử, văn hóa, tâm linh đặc sắc, nhiều ngôi chùa đã trở thành biểu tượng đặc trưng trong đời sống văn hóa tâm linh Huế. [33]

Một chương trình du lịch đến với những ngôi chùa Huế bao gồm: vãn cảnh, thưởng ngoạn vẻ đẹp về kiến trúc, điêu khắc Phật giáo trong khuôn viên ngôi chùa; thưởng thức ẩm thực chay. Các công ty du lịch thường tổ chúc các chương trình đến với một số chùa nổi tiếng như: Thiên Mụ, Từ Đàm, Từ Hiếu, Diệu Đế. Đến với chương trình du lịch này, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian linh thiêng, chiêm ngưỡng những nét độc đáo của kiến trúc Phật giáo truyền thống, được thưởng thức những món chay đặc sắc do ni sư chế biến...

Những chương trình đến chùa Từ Hiếu cũng thường được tổ chức cho du khách để trải nghiệm một chút lắng lòng và cũng để hiểu hơn thân thế, phận đời của những vị thái giám từng phục vụ trong cung cấm năm xưa [33]. Được

biết gần đây, các vị sư tu hành ở chùa Từ Hiếu cũng thường tổ chức các khóa tu thiền vào đầu năm âm lịch và đã thu hút được nhiều phật tử đến từ nhiều miền của đất nước tham dự. Đến với những khóa tu này, phật tử phải tạm thời dứt bỏ lối sống thường nhật và thực hành tu tập, sinh hoạt như những người xuất gia thực thụ, họ sẽ cùng nhau ngồi thiền, nghe giảng giáo lý, lao động công ích và ăn cơm chay, đồng thời cũng được xem các nhà sư diễn tấu một phần lễ nhạc phật giáo thông qua các bài thiền ca, các điệu nhạc nghi lễ.

3.2.3. Khai thác giá trị ẩm thực Phật giáo trong các Lể hội của Huế

Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi. Cho đến năm 2013, Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc đã được tổ chức 10 lần, trong đó, Thái Lan đã đăng cai tới 9 lần, Việt Nam là quốc gia duy nhất ngoài Thái Lan đã được trao quyền đăng cai vào năm 2008. Và sự kiện trọng đại này đã được tổ chức qui mô tại thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt với vị trí trung tâm Phật giáo miền Trung, các giá trị văn hóa Phật giáo Huế đã được tái hiện huy hoàng trong suốt thời gian từ ngày 12 đến ngày 19/05 với nhiều chương trình, lễ hội đặc sắc tại thành phố Huế. Điều đáng chú ý là Đại lễ Phật đản Phật lịch Liên Hiệp Quốc tại Huế lần này diễn ra ngay trước thềm Festival Huế 2008, nên càng thu hút sự quan tâm của bạn bè, du khách gần xa [34]. Đại

lễ Vesak 2008 tại Huế được tổ chức tại 8 huyện và thành phố Huế, với 19 lễ đài chính cúng dường Đại lễ Phật đản. Trong đó, thành phố Huế là tâm điểm của tuần lễ Phật đản, có 3 lễ đài cúng dường Đại lễ là chùa Từ Đàm, chùa Diệu Đế, và lễ đài quần chúng tại Thương Bạc bên bờ sông Hương. Tại đây diễn ra các hoạt động nghi lễ chính của lễ hội, đồng thời làm nơi tổ chức thuyết giảng và biểu diễn văn nghệ nghệ thuật Phật giáo trong suốt thời gian lễ hội từ 8/4 đến 15/4 âm lịch, nhằm thể hiện ý nghĩa một Đại lễ lớn của Phật giáo [35].

Về ẩm thực chay, lần đầu tiên trong khuôn khổ tuần lễ Phật đản, một Hội chợ ẩm thực chay được tổ chức, nhằm giới thiệu ẩm thực chay của Huế tại Trung tâm dịch vụ du lịch Festival. Qua đó, tâm điểm của hội chợ ẩm thực nhằm quảng bá giá trị văn hóa, giá trị thẩm mỹ của ẩm thực chay đất cố đô. Phố ẩm thực chay do Ni bộ Thừa Thiên - Huế chủ trì đảm trách giới thiệu văn

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 70)