6. Cấu trúc luận văn
3.3.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp du lịch
Với vai trò là hạt nhân, động lực cùng với những thế mạnh của những năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng đã đang phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Song để ngành Du lịch ngày càng phát triển một cách bền vững thì các doanh nghiệp cần chú ý đến những vấn đề sau đây:
-Các doanh nghiệp du lịch không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu để cho ra đời những sản phẩm mới phù hợp mang đậm bản sắc, gắn liền với vùng đất cố đô để làm điểm nhấn và giữ chân du khách khi đến với Huế.
-Là doanh nghiệp chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống của khách du lịch việc quan trọng không thể thiếu đó là chú trọng về nguồn cung cấp thực phẩm, phải hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ các nguyên liệu thực phẩm để sản phẩm đến với khách hàng. Doanh nghiệp phải có hành động rõ ràng, chương trình cụ thể và giám sát thật kỹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Phong cách phục vụ chính là cách thức phục vụ của từng doanh nghiệp, để có được phong cách tốt hơn khi phục vụ ngoài tính cách của mỗi nhân viên
thì các lãnh đạo doanh nghiệp cần chú ý để thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng cho nhân viên của doanh nghiệp mình có nghiệp vụ cao hơn và bài bản hơn, có chuyên môn sâu hơn từ đó tạo ra sự nhuần nhuyễn thành thục và hơn hết đó là sự hài lòng của khách hàng.
-Một thực tế chung hiện nay ở các nhà hàng kỹ năng giới thiệu, bán sản phẩm của nhân viên còn yếu, chưa biết cách cởi mở nhu cầu của khách hàng hay gợi ý khách sử dụng các sản phẩm thay thế. Việc làm cần thiết và cấp bách hiện là phải đào tạo thêm phần ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ và tính chuyên nghiệp.
-Thực hiện chế độ thưởng phạt rõ ràng, kịp thời đối với cán bộ công nhân viên để khuyến khích động viên đối với các nhân viên làm tốt đồng thời răn đe với các nhân viên vi phạm. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bằng hình thức giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy chế, nội quy trong doanh nghiệp.
-Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, đảm bảo thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển xã hội bền vững. Thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh cho các đối tượng từ cấp hoạch định chính sách cho tới phổ biến kiến thức, kinh nghiệm cho dân cư trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với điểm du lịch tâm linh, tạo điều kiện và định hướng hoạt động cho các chức sách tôn giáo, các tín đồ, tăng ni, phật tử trong việc tổ chức hoạt động du lịch tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo. Đặc biệt tại các tuyến điểm văn hoá tâm linh cần phải có chương trình đào tạo cho cán bộ, nhân viên về cách hành xử, những điều nên làm và không nên làm khi vào đền, chùa để họ có sự hiểu biết nhất định về vấn đề tâm linh giúp khách thoả mãn nhu cầu của họ.
Tiểu kết chƣơng 3
Những đóng góp to lớn của Văn hóa Phật giáo đã để lại những giá trị tinh thần vô giá, là những di sản văn hóa phi vật thể, là sự kết tinh tài năng của trí tuệ Việt Nam qua nhiều thế kỉ, là những hình ảnh sinh động về sự hội tụ văn hóa trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Với ý nghĩa to lớn sâu xa về nhiều mặt, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng các cấp ban ngành chức năng, đã đưa ra những chính sách phù hợp, tạo ra những loại hình du lịch độc đáo liên kết được các giá trị văn hóa Phật giáo, các khu du lịch tâm linh nổi tiếng nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.
Tuy nhiên để khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo có hiệu quả tốt hơn trong việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch tương xứng với tiềm năng vốn có, cần có ý thức khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo đi đôi với việc bảo vệ, không làm mất đi giá trị truyền thống. Phát triển du lịch tôn giáo, du lịch tâm linh tín ngưỡng không chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mà còn chứng tỏ được sự hấp dẫn, lí tưởng và an toàn cho sự lựa chọn của khách du lịch. Du khách đến Huế vẫn ao ước bắt gặp thêm ở Huế cái tinh thần sáng tạo vô biên của văn hóa Phật giáo, dựa trên sự cởi mở, tranh luận và khám phá chứ không dừng lại thưởng thức thụ động những giá trị đã được khẳng định từ hàng trăm năm trước.
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể như giáo lý, triết học, giáo dục, âm nhạc, nghi lễ… của Phật giáo được coi là sự nghiệp hàng đầu để bảo tồn sinh mệnh của Phật giáo Việt Nam đồng thời là nghĩa vụ cao cả của toàn xã hội, đặc biệt là của Giáo hội và Tăng Ni, Phật tử trong cả nước.
KẾT LUẬN
Nói đến Huế, người ta thường hình dung về một vùng đất linh thiêng một thời là chốn trị vì của những vị vua chúa đầy uy nghiêm và quyền lực; là một trong những quần thể di sản văn hóa thế giới với các biểu tượng danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã đi vào tâm khảm của mỗi người con xứ kinh đô cổ kính; là nơi hợp lưu của nhiều dòng văn hóa đặc sắc trong đó, văn hóa Phật giáo nổi lên như một dòng văn hóa chủ đạo, đang ngày đêm hòa cùng nhịp sống của hàng nghìn, hàng vạn người dân Huế, tạo nên một nét chấm phá rất riêng mà “chẳng nơi nào có được”. Với người Huế, những nhịp chuông chùa chậm rãi, những thiền viên thơ mộng và hình ảnh các vị ni tăng dường như thật gần gũi, thân quen, đồng thời cũng khiến cho người ta như tìm thấy được những giây phút an bình, nhẹ nhàng và thiện tâm trong dòng đời đầy cám dỗ, mỗi một khoảnh khắc khi nghe tiếng chuông chùa, dường như cũng là lúc để phần lớn mỗi một người dân Huế tự kiểm về mình và nghĩ về người khác.
Văn hóa Phật giáo đã đi vào đời sống và tâm thức của người Huế một cách tự nhiên và cũng thật nhẹ nhàng, có lẽ không sai khi nói điều tương tự về sự giao hòa giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa ẩm thực Huế để trở thành một điểm sáng văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế.
Nằm trong hệ thống ẩm thực Huế, nét văn hoá Phật giáo nổi lên không chỉ do sự quy định của những yếu tố đặc thù bởi điều kiện lịch sử xã hội ở Huế mà nó còn có giá trị trong việc biểu hiện triết lý sống, phong cách sống của người Huế, góp một phần nhỏ vào việc định hình tính cách của con người Huế, lối sống Huế.
Ẩm thực Phật giáo vì thế không chỉ thể hiện rõ nét trong không gian nhà chùa mà còn rất phổ biến trong không gian gia đình Huế truyền thống, người Huế không phải ai cũng biết và nhớ được những kinh điển Phật giáo; không
phải ai cũng đều thấu đáo triết lý về “nghiệp”, “duyên”, “nhân quả” và đạo Từ bi, Hỷ xả, Bình đẳng, Bác ái của nhà Phật, nhưng ở Huế phần lớn đám tang của người dân nơi đây vẫn giữ nếp làm lễ cầu siêu, sám hối, nhân dân vẫn giữ nếp cúng vào các ngày mười bốn, rằm, ba mươi, mồng một và phần đông vẫn giữ thói quen ăn chay trong những ngày đó cụ thể là việc thực hiện nhị trai, tứ trai, lục trai, thập trai, ăn chay ba tháng, thậm chí là trường trai trong nhiều gia đình Huế có sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng Phật giáo. Thậm chí, điều đó cũng được thể hiện rất đậm nét trong tổng thể không gian chung rộng lớn của thành phố, với việc thực hiện ăn chay ở các gia đình hay sự xuất hiện nhiều quầy hàng dịch vụ ẩm thực chay, nhất là trong những ngày sóc vọng, những ngày rằm. Bởi “suy cho cùng, chức năng cái ăn trong sự phát triển xã hội tộc người là vật chất nuôi sống cơ thể, nhưng cái nhìn, quan niệm về ẩm thực của tộc người đó lại bị chi phối bởi truyền thống văn hoá” [26, tr.75], điều đó cho thấy rằng, dấu ấn văn hóa Phật giáo trở thành một trắc diện độc đáo khi được tiếp cận qua lăng kính ẩm thực Phật giáo ở Huế.
Chay, hay chay tịnh trở thành một lối sống, một cách ứng xử văn hóa thể hiện tính nhân văn của con người Huế, sự ảnh hưởng của ẩm thực Phật giáo đến ẩm thực Huế nói chung tạo nên những đặc trưng hết sức độc đáo của văn hoá ẩm Huế. Việc ăn chay tại Huế mang thêm một ý nghĩa khác trong đời sống ẩm thực của người dân: ăn chay vì không muốn sát sinh. Điều này đã làm sáng tỏ lên được một khía cạnh khác của văn hoá Huế, hoàn toàn phù hợp với tính cách và tâm hồn của người dân Huế, nhẹ nhàng sâu sắc, trầm lắng nhưng tinh tế, với lối sống trọng tình, trọng thiên nhiên của con người nơi đây.
Tìm hiểu, tái hiện lại diện mạo của ẩm thực Huế nói chung và văn hoá ẩm thực Phật giáo ở Huế nới riêng, cũng như khảo sát những yếu tố hình thành nét đặc trưng của ẩm thực Phật giáo ở Huế, phân tích nguyên nhân, xu
thế biến đổi và đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của ẩm thực Phật giáo ở Huế trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức sâu sắc. Tuy nhiên, đây là điều không mấy dễ dàng, bởi văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế là đối tượng hết sức đặc biệt, hàm chứa trong mình nhiều thông tin mà khả năng hiểu biết của mỗi một con người thì có hạn.
Như đã đề cập trong Phần mở đầu, mong muốn của tác giả chỉ giới hạn ở việc tìm hiểu và khái quát những vấn đề cơ bản về sự biểu hiện của yếu tố văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế, từ đó khả dĩ đóng góp ít nhiều vào công cuộc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như phục vụ cho hoạt động du lịch đang diễn ra sôi nổi ở Huế.
Những vấn đề mà luận văn thể hiện mới chỉ là những nỗ lực khảo cứu bước đầu về văn hoá ẩm thực Phật giáo cũng như một số biểu hiện của nó trong đời sống của người Huế và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa ấy trong giai đoạn hiện nay. Có nghĩa là hướng nghiên cứu này không thể dừng lại ở đây mà cần phải được tiếp tục triển khai sâu sắc hơn và toàn diện hơn nữa để ngày càng làm rõ hơn yếu tố độc đáo của văn hóa ẩm thực Huế, qua đó phác họa nên diện mạo của bức tranh ẩm thực Huế trong việc hoạch định một chiến lược định hình và phát huy bản sắc Việt Nam trong ẩm thực.
Điểm thuận lợi là Huế, với tư cách là một “thành phố sinh thái” đã trở thành một điểm đến lý tưởng trong những chuyến hành trình của khách du lịch trong và ngoài nước. Món ăn Huế, đặc biệt là món ăn chay, được thực khách biết đến bởi tính hài hòa, tính tổng hợp nhiều chất, nhiều vị và sự đậm đà của nó, các món ăn chay hoàn toàn sử dụng nguyên liệu thực vật để chế biến chính vì vậy có tính thuần, thanh khiết vừa dễ thưởng thức lại vừa dễ hấp
thụ. Đây là một tiêu chí rất quan trọng bởi như đã trình bày con người xưa nay là một con bệnh trầm kha, là một con bệnh tiềm ẩn dù không mắc bệnh này cũng mắc bệnh khác. Và những thực vật chiếm thành phần cơ bản trong các món ẩm thực chay xứ Huế lại là những phương thuốc chữa bệnh hữu hiệu nhất, đó chính là cơ hội rất lớn mở ra cho việc nghiên cứu và phát huy những giá trị của văn hóa ẩm thực Phật giáo ở Huế trong giai đoạn hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Văn An, Ô châu cận lục, NXB Thuận Hóa, 1984
2. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật Giáo xứ Huế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM.
3. Thích Minh Châu (1996), Chánh pháp và hạnh phúc, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. HCM.
4. Hoàng Chương (2010) (chủ biên), Nghệ thuật Phật giáo với đời sống hôm nay, Nxb Dân Trí, HN.
5. Hoàng Thị Kim Cúc (1999), Nghệ thuật nấu món ăn Huế, 120 món chay, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
6. Tâm Diệu (2009), Quan điểm ăn chay của đạo Phật, Nxb Phương Đông, TP. HCM.
7. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, HN.
8. Bùi Hữu Dược (2010), “Ăn chay, nghệ thuật Phật giáo cống hiến cho đời sống xã hội”, Nghệ thuật Phật giáo với đời sống hôm nay, Nxb Dân Trí, HN, tr.380 - 391.
9. Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM.
10. Minh Đức – Triều Tâm Ảnh (1999), Chuyện cửa thiền, Nxb Thuận Hóa, Huế. 11. H. Délétie, Phan Xưng [dịch] (2002), Những người bạn cố đô Huế
(B.A.V.H), tập XI (1924), Nxb Thuận Hóa, Huế.
12. Hoàng Văn Hiển (2005), “Món ăn Huế: Một nét đặc sắc của nghệ thuật sống Huế”, Cố đô Huế xưa và nay, Nxb Thuận Hoá, Huế, tr.528.
14. Thích Thanh Kiểm (1995), Lược sử Phật giáo Ấn Độ, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM.
15. Tạ Quốc Khánh, Nhà Nguyễn với việc trùng tu chùa tháp, phát triển Phật giáo xứ Huế xưa, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9 - 2008.
16. Nguyễn Quang Lê, Văn Hóa Ẩm Thực Trong Lễ Hội Truyền Thống Việt Nam, NXB Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 2003
17. Hà Xuân Liêm (2000), Những ngôi chùa Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế. 18. Hà Xuân Liêm (2007), Những ngôi chùa tháp Phật giáo ở Huế, Nxb Văn
hóa Thông tin, HN.
19. Lê Đình Phúc (2000), “Văn hoá ẩm thực trong cung đình Huế”, Kỷ yếu hội thảo Văn hoá Việt Nam thời Nguyễn [Kỷ yếu hội thảo Khoa học], Đại học Huế, Huế.
20. Nguyễn Nhã (Chủ biên), Độc đáo ẩm thực Huế, NXb Thông tấn, 2011. 21. Thích Phụng Sơn, Những Nét Văn Hóa Của Đạo Phật, Viện Nghiên Cứu
Phật Học Việt Nam, 1995.
22. Nguyễn Thi ̣ Diệu Thảo (2007), Giáo trình Văn hóa ẩm thực Viẹ ̂t Nam , Nxb Đa ̣i ho ̣c Sư phạm, TP. HCM.
23. Nguyễn Hữu Thông (2008), Nhà vườn xứ Huế, Nxb Văn Nghệ, TP. HCM. 24. Trần Kiều Lại Thủy (1997), Âm nhạc cung đình triều Nguyễn, Nhà xuất
bản Thuận Hóa, Huế.
25. Trương Minh Trai, Tổng quan văn hóa Huế, NXb Đại học Huế, 2008. 26. Hoàng Ngọc Vĩnh, Nét riêng Phật giáo Huế, tập chí Huế xưa và nay số
13, 1995
27. Hội thảo Khoa học “Di sản văn hóa Phật giáo và vấn đề phát triển du lịch ở Huế”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Thông tin tại Huế, 07/05/2010. 28. Tôn Nữ Khánh Trang (2006), Hệ món ăn thường nhật trong ngôi chùa
Huế xưa [Đề tài cấp viện], Phân viện Nghiên cứu Văn hoá Thông tin ta ̣i Huế, Huế.
29. Hoàng Phủ Ngo ̣c Tu ̛ờng (1997), “Mấy đặc trưng của va ̆n hoá ăn vùng Huế”, Bản sắc Viẹ ̂t Nam trong ăn uống [Kỷ yếu họ ̂i thảo Khoa ho ̣c ], Trường Đại học DL Hùng Vương, TP. Hồ Chí Minh, tr. 57 – 69.
30. Ngô Đứ c Thi ̣nh (2010), Khám phá ẩm thực truyền thống Viẹ ̂t Nam, Nxb Trẻ, TP. HCM.
31.Nguyễn Đăng Thu ̣c (1998), Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập 6 và 7, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM.
32.Hà Thiện Thuyên (2007), Tập tục ẩm thực của người Trung Hoa , Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
33.Khương Thừa (2005), Món ăn ngon Việt Nam, Nxb Phụ Nữ, HN.