6. Cấu trúc luận văn
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là cuộc cách mạng sâu sắc, làm thay đổi nền tảng kinh tế, chế độ xã hội cho đến ý thức, tư tưởng, nếp sống của con người,sự phát triển một cách nhanh chóng của xã hội làm không ít những chuẩn mực giá trị truyền thống văn hóa bị mai một dần, bởi thế dù muốn hay không, truyền thống ăn uống của Việt Nam cũng đã và đang đứng trước sự cách tân, đổi mới để đáp ứng nhu cầu của con người thời đại mới.
Huế là một trong những điểm nhấn chính của du lịch Việt Nam, nhưng so với tổng số khách khi đến Việt Nam thì khách du lịch đến Huế chỉ chiếm khoảng 25%. Chứng tỏ sức hấp dẫn của du lịch Huế chưa được quãng bá, xúc tiến phù hợp, số lượng điểm đến nhiều nhưng chất lượng điểm đến chưa được quãng bá, đầu tư cao, sản phẩm du lịch dịch vụ còn thấp. Một kết quả khảo sát của Thành phố Huế cho thấy khách nội địa quay trở lại Huế chiếm 39% trong khi khách quốc tế chiếm 10%. Tuy nhiên các loại hình du lịch chủ yếu cho
khách vẫn chỉ là tham quan danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử. Chùa chỉ là điểm đến phụ nhằm lắp đầy thời gian du lịch của khách. Mặc dù Huế là kinh đô Phật giáo xưa mang một bề dày về lịch sử văn hoá Phật giáo với những giá trị đặc sắc ít nơi đâu có được nhưng những chương trình du lịch Phật giáo vẫn còn hạn chế, chất lượng điểm đến Phật giáo còn chưa được đầu tư nhiều nên chưa khai thác được hết giá trị vốn có mà van hoá Phật giáo mnag lại. Du lịch Huế còn chưa khai thác hết được các giá trị về điêu khắc, mới chỉ trình bày một cách thụ đông cho du khách. Chùa Huế là nơi thờ tự thiêng liêng luôn rộng mở với tất cả mọi người, thế nhưng chỉ dừng lại ở việc du lịch thưởng ngoạn cảnh quan, kiến trúc theo kiểu “ăn sẵn” gây lãng phí mà vẫn chưa khai thác được những ẩn chứa đàng sau mái ngói thâm u, tường rêu cổ kính của những ngôi chùa ấy là cả một kho tàng văn hoá, lịch sử, tôn giáo đặc sắc của đất và người xứ Huế. Hệ thống chùa ở Huế là nguồn tài nguyên du lịch đặc sắc mà lâu nay chưa được quan tâm đầu tư khai thác đúng mức.
Một điều đáng buồn là những giá trị của mảng điêu khắc dần dần bị mai một, khi các bia đá, chuông đồng, trống và tượng đều bị viết vẻ chằng chịt bởi du khách khiến cho hướng dẫn viên du lịch giải thích hết sức khó nhọc về “ý nghĩa” những dòng chữ này cho du khách nước ngoài. Một hướng dẫn du lịch bảo: “ Phải cố gắng giải thích sao cho khéo để giữ thể diện quốc gia”.
Ẩm thực Phật giáo Huế cũng không tránh khỏi ngoại lệ đó. Minh chứng rõ nét nhất là những sinh hoạt mang tính văn hóa ẩm thực ở chốn cửa thiền cũng như trong dân gian xứ Huế đã phần nào không còn như xưa. Cuộc sống hiện đại với nhịp điệu của cuộc sống ngày càng biến đổi một cách mạnh mẽ, đa chiều tác động đến nhà chùa, khiến cho chốn cửa thiền vốn là nơi thanh tịnh cũng bị ảnh hưởng một phần nào. Điều này được thể hiện ngay từ cách ăn uống, cách bày biện các món ăn thường nhật chốn thiền môn ngày xưa, ngày nay dường như rất hiếm khi xuất hiện trong thực đơn nhà chùa.
Gắn liền với sự thay đổi cơ cấu bữa ăn hàng ngày, những món ăn chay hiện nay thường sử dụng nhiều loại gia vị có sẵn trên thị trường, hương vị các món ăn vì thế phụ thuộc vào những loại nguyên liệu đó, điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân làm mất dần tính đa dạng và sang tạo, mất đi vị vốn có của gia vị tự chế. Món ăn chay trước đây vốn dĩ không sử dụng mì chính hay những loại gia vị làm sẵn, để cho thức ăn đậm đà, người đầu bếp sử dụng vị ngọt từ những loại rau, quả, để làm nên hương vị của món ăn.
Ngày nay, khi ăn chay trở thành một xu hướng phổ biến, đã có không ít người xem ăn chay như một trào lưu thời thượng, một “mốt” mới để chứng tỏ mình, đặc biệt là giới trẻ, tuy vậy do không ý thức được những thông điệp văn hoá tâm linh ẩn chứa trong ẩm thực chay. Nhiều người đến với ẩm thực chay một thái độ hết sức suồng sã, khiến cho loại hình ẩm thực này vốn mang những nét văn hóa đặc thù về tâm linh trở nên tầm thường trong quan niệm của thực khách, với kiểu ăn chay nhưng phục sức hở hang, nói những câu chuyện dung tục, cùng nhiều hành động khiếm nhã.
Nguồn nhân lực để phục vụ cho sản phẩm này còn rất ít, kỹ năng vẫn còn nhiều điều cần phải quan tâm. Món ăn tiêu biểu chưa thật sự được coi trọng, đây cũng là yếu tố cần phải khai thác và sử dụng trong việc thu hút khách hàng. Kế hoạch nghiên cứu thị trường, ngắn hạn,dài hạn chưa được quan tâm một cách đầy đủ.
Xây dựng cơ chế cho việc xúc tiến quảng bá sản phẩm của du lịch chưa được đồng bộ, hệ thống truyền thông của nghành du lịch Huế còn nghèo nàn.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Cũng như nhiều tỉnh thành hay nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Huế vẫn còn nhiều bất cập. Những yếu tố này cũng gây rất nhiều khó khăn cho việc thu hút khách du lịch.
Mặc dù đã qua nhiều năm phát triển và trưởng thành trong nghành du lịch nhưng có một số mặt về công tác còn thiếu nhiều kinh nghiệm và kiến
thức, bộc lộ nhiều hạn chế trong tính chuyên nghiệp, ý tưởng và hoạt động nghiên cứu thị trường.
Tiểu kết chƣơng 2
Văn hóa ẩm thực chay ở Huế được biểu hiện thông qua quan niệm về ẩm thực, qua những quy định về cách ăn uống ở chốn cửa thiền, trong dân gian, qua cách sắp xếp, bày biện món chay, qua nghệ thuật chế biến… đã góp phần hình thành nên những nét đặc thù trong đời sống văn hóa cũng như đời sống xã hội của người dân xứ Huế, mà hàm chứa trong đó là những giá trị lịch sử, văn hóa vùng miền, giá trị nghệ thuật… của xứ sở và con người vùng đất này.
Du khách đến đây thường rất kính phục khả năng chế biến món chay của người Huế. Món chay không chỉ thể hiện cái lạ, cái ngon ở món ăn mà còn thông qua đó thể hiện khả năng sáng tạo, quan niệm sống hài hòa của người Huế. Nguyên liệu vẫn là của thực phẩm chay, nhưng thực khách được nếm các món ăn với hình thức hấp dẫn như trong đời sống dân dã như mì xào thập cẩm, hoành thánh, thịt heo quay kho, gà xé phay, bít tết, nem nướng, chả lụa hoặc tôm kho tàu, cháo gà... Đây thực sự là những món ăn luôn mang lại sự ngạc nhiên và niềm thích thú của thực khách trước tài sáng tạo của đầu bếp Huế.
Như vậy đến Huế, nếu không có dịp thưởng thức bữa cơm chùa mộc mạc, thực khách có thể cảm nhận hương vị món chay tại các hàng quán xuất hiện rất nhiều trên các đường phố, điều đặc biệt là đa phần những cửa hiệu cơm chay ở Huế đều do người Huế mở và chính người phụ nữ Huế tận tâm nấu món ăn. Ngoài ra, nếu ai đã từng thưởng thức một bữa cơm chay Huế chắc chắn sẽ không bao giờ quên được hương vị tinh khiết tuyệt vời của những món ăn Huế, chính vì thế, du khách không chỉ đang thưởng thức cơm chay mà chính là đang được thưởng thức cả tâm hồn và tấm tình của con người xứ Huế.
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN ẨM THỰC PHẬT GIÁO PHỤC VỤ DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
3.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển du lịch Huế
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Huế
Ngày 19 tháng 7 năm 2013, Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ra quyết định phê duyệt tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2013-2030, với những quan điểm:
Phát triển du lịch Thừa Thiên - Huế nhanh,bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị các quần thể di tích Cố Đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.
Phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.
Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư có hiệu quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
Có tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn với quần thể di tích cố đô và nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại, Thừa Thiên-Huế đã xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn và tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường thông sang Lào và đông bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển
Chân Mây, lại cận kề những trung tâm du lịch lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có thể nói, Thừa Thiên-Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch. Trong tương lai, đây sẽ là một trong những điểm thu hút và trung chuyển du khách của miền trung và cả nước, trung tâm của vùng du lịch quan trọng này là thành phố Huế, một trong năm thành phố du lịch lớn của quốc gia.
Là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây nhất, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên - Huế lập hồ sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là Di sản văn hóa thế giới. Có độ dài 80 km, dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảy qua thành phố để rồi đổ ra biển qua cửa Thuận An. Ðôi bờ sông là hệ thống lăng tẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyền thống độc đáo. Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn có dãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một mầu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng. Ðến Huế, du khách sẽ có dịp nghỉ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An... hoặc thực hiện một tua du lịch thăm Vườn quốc gia Bạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ, trong lành cùng nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Bên cạnh thế mạnh cảnh quan thiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác như thú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình của những cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng. Vùng đất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hội dân gian mang đậm bản sắc
dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Liên hoan (Festival) Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch Huế
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đón ba triệu lượt khách, trong đó có gần 50% là khách quốc tế trong năm 2015. Ðể đạt mục tiêu trên, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tư, trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A Lưới, Phong Ðiền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực, xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được tăng cường, công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên - Huế ở các thị trường được đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị.
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên - Huế phát triển nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng... Tỉnh tập trung phát triển du lịch
theo hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan.
Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước, chú trọng những thị trường khách có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển.
Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác thị trường tiềm năng Đông Bắc Á và ASEAN, phát triển các sản phẩm du lịch. Du lịch văn hóa hiện là loại hình du lịch chủ đạo, là sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào việc khai thác tiềm năng văn hóa đặc biệt là các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn thành phố Huế, các sản phẩm chính như là:
+ Du lịch lể hội + Du lịch tâm linh +Du lịch làng nghề +Du lịch ẩm thực +Du lịch thiện nguyện
3.2. Các giải pháp cơ bản tăng cƣờng phát triển ẩm thực Huế phục vụ phát triển du lịch
Ăn uống là một nhu cầu tất yếu trong đời sống. Nhu cầu này có đảm bảo được thì tâm lý đời sống con người mới được thực hiện tốt. Nhưng ngày nay có một số người quan niệm chưa thật đúng về bản chất của ăn uống nhất là về ẩm thực chay đã có từ lâu đời. Nhiều người cho rằng các món ăn chay sẽ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng calo cần thiết để