Nội dung của việc phát triển ẩm thực phật giáo để phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Nội dung của việc phát triển ẩm thực phật giáo để phát triển du lịch

Các quốc gia phương Tây vốn có nguồn gốc du mục vì vậy thành phần chính trong bữa ăn của họ chủ yếu là bơ, sữa và các thức ăn có nguồn gốc từ thịt, chất đạm nhiều, hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng cũng mang lại cho

người sử dụng không ít những vấn đề về sức khoẻ như các bệnh béo phì, các bệnh về tim mạch, về đường tiêu hoá.

Ẩm thực chay trên thế giới hiện nay được đánh giá là một xu thế ăn uống hợp thời đại, là loại thức ăn có khả năng chữa bệnh, mang lại sức khoẻ cho cơ thể lẫn tinh thần của con người. Xã hội ngày càng phát triển, nhịp độ làm việc của con người ngày càng tăng, con người ngày càng có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác về thần kinh do căng thẳng vì làm việc quá mệt mỏi và xuất phát sự đáp ứng không đầy đủ một số chất làm yếu đi sức đề kháng của con người đối với những loại bệnh tật nói trên. Con người hiện đại ngày càng có xu hướng giải toả sự mệt mỏi, căng thẳng bằng việc tìm về với thiên nhiên, là những nơi môi còn khá trong lành, thưởng thức những món ăn ít chất béo, nhất là những món ăn được chế biến từ thực vật, nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần và thể xác con người.

Từ những nhận định như trên về các món ăn và thông qua những nghiên cứu y học về tác dụng chữa bệnh của các loại thực vật có trong thức ăn chay, bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX, trên thế giới bắt đầu hình thành trào lưu ăn chay nhằm bảo vệ sức khoẻ của con người.

Giáo sư Atukorale thuộc Viện đại học Colombus đã dựa trên mục đích ăn uống mà phân chia những nhóm thực vật làm thức ăn thành ba nhóm như sau:

-Nhóm ăn kiêng (diet): Nhóm này ăn các loại thực vật với mục đích giảm béo -Nhóm thực dưỡng (vegetarians): Nhóm này ăn chay nhằm mục đích dưỡng sinh và bảo vệ môi trường.

-Nhóm ăn chay: Nhóm này ăn chay vì mục đích tôn giáo, trong đó có tín đồ Phật giáo và một số đạo khác.

Tuy nhiên giữa các nhóm đều có điểm chung đó là đều lấy sự bình quân âm dương làm gốc rễ với một với một hệ thống triết lý âm dương đầy tính khoa

học, minh triết nhằm mục đích giúp cho cơ thể con người khoẻ mạnh, tránh khỏi những bệnh tật gây nên từ việc ăn thịt và giúp con người có được sự anh tịnh trong tâm hồn, vì lẽ đó ông khuyên con người nên tìm đến với việc ăn chay như một phương pháp tối ưu để giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ bản thân.

Theo tác phẩm Food For Thought của tác giả Avadhutika Anandamitra Acarya, những nhà hiền triết vĩ đa ̣i cổ xu ̛a đã khuyên con người nên ăn chay và đã chia thức a ̆n thành ba loa ̣i , tương ứng với ba dòng lực của vũ tru ̣ luôn luôn hoa ̣t động đồng thời lên va ̣n vạ ̂t (kể cả thực phẩm ), để đặt tên cho các nhóm bi ̣ từng lực chế ngự từ đó khuyên con người nên sử dụng từng loại thực phẩm hoặc kết hợp với nhau để ta ̣o nên hiệu quả tốt nhất cho cơ thể:

1) Loại thực phẩm hàng đầu là thực p hẩm tri giác (Lực tri giác): Giúp cơ

thể khỏe ma ̣nh, tinh thần sáng suốt, minh mẫn, bình ổn và tăng khả năng sáng tạo. Bao gồm: hoa quả ; phần lớn các loa ̣i rau củ , ngũ cốc (lúa ga ̣o, nếp, lúa mì, kê, các loa ̣i đạ ̂u); các loại cây thảo , các loa ̣i rau tho ̛m (rau mùi , lá húng...); những loa ̣i gia vi ̣ nhe ̣ (bột gừng , bột nghệ, quế, hạt tiêu ;; các loại hạt có vỏ cứng (hạt dẻ, hạt điều , hạnh nhân ...);; sữa và các loa ̣i sản phẩm từ sữa, đường, mật.

2) Loại thực phẩm đứng hàng thứ hai là thực phẩm lực đọ ̂ng: Đây là những loa ̣i thực phẩm có lợi cho thân thể nhưng không có lợi cho tâm trí , khi lực này chiếm ưu thế, cơ thể con người trở nên bị kích động, thao thứ c. Nhóm thực phẩm động thường được sử dụng ở những vùng có khí hạ ̂u la ̣nh để điều chỉnh nhiệt lượng trong cơ thể: nước uống có cabonat , rượu được chưng cất, lên men từ hoa quả, nước trà, nước chè, cà phê, chocolate, ca cao, các loa ̣i gia vị mạnh như ớt, gừ ng, sả...

3) Loại thực phẩm đứng hàng thứ ba là thực phẩm tĩnh : Loại thực phẩm này có thể gây ảnh hu ̛ởng tốt hoặc không tốt cho cơ thể - tùy vào hàm lượng sử du ̣ng và cơ đi ̣a của mỗi người, loại này không có lợi cho tâm trí , gây cảm

giác lờ đờ , làm đình trệ sự sáng ta ̣o , giảm đi tu ̛ duy phát triển chiều sâu , những loa ̣i thức ăn tĩnh bao gồm: hành, giá, thịt các loại, một số loa ̣i cá biển , rượu được chế biến không phải từ thành phần hoa quả , thuốc lá và thuốc phiện, thứ c ăn tĩnh được khuyên nên tránh sử dụng thường xuyên trừ phi được chỉ định để điều trị với hàm lượng thích hợp.

Theo như các cách phân chia trên, hệ thức ăn để phục vụ đời sống văn hoá ẩm thực Phật giáo nói chung và ở Huế nói riêng thuộc loại thực phẩm hàng đầu, thuộc về hệ thực phẩm tri giác, rất tốt đối với tinh thần con người, là loại thức ăn mang lại trí lực, sức khoẻ cho đời sống con người.

Cơ hội càng mở rộng hơn đối với ẩm thực Phật giáo khi mà Huế đang là điểm đến lý tưởng của khách du lịch bởi các mô hình du lịch mới như: du lịch tâm linh, du lịch hành hương, du lịch thiện nguyện, du lịch cầu an… du khách vừa kết hợp du lịch vừa thực hiện những hoạt động mang tính chất tôn giáo.

Một phần của tài liệu Phát triển ẩm thực phật giáo nhằm phục vụ du lịch tại thành phố Huế (Trang 26)