- Giáo viên chủ nhiệm lớp phải chịu trách nhiệm tr−ớc Hiệu tr−ởng về các mặt công tác học sinh trong phạm vi đ−ợc phân công.
4. Trách nhiệm quản lý tài chính ngân sách 1 Hiệu tr−ởng
4.1. Hiệu tr−ởng
- Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm chung các hoạt động của tr−ờng, đồng thời trực tiếp chỉ đạo Bộ phận tài chính - Kế toán và các đơn vị liên quan nh− Giáo vụ, Giáo tài trong việc lập dự toán kinh phí quý, năm. Quản lý các nguồn thu, Quản lý vật t−, tài sản,...
- Trực tiếp chỉ đạo và giám sát công tác chi tiêu trong các khâu: Lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, mua sắm và sửa chữa, chi l−ơng, chi học bổng, chi nghiệp vụ chuyên môn phục vụ đào tạo, ....
- Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính kế toán, lập báo cáo quyết toán (quý, năm), đồng thời định kỳ chỉ đạo công tác kiểm kê vật t−, tài sản,...
- Trực tiếp chỉ đạo và tăng c−ờng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
4.2. Phó Hiệu tr−ởng :
Giúp Hiệu tr−ởng và liên đới chịu trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính kế toán của tr−ờng.
4.3.Tr−ởng phòng tài chính - kế toán:
- Tham m−u và giúp cho lãnh đạo đơn vị thực hiện tốt công tác quản lý tài chính Kế toán, kiểm tra, kiểm soát các nguồn tài chính của đơn vị, giám sát chi tiêu theo chế độ. Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính kế toán tr−ớc Hiệu tr−ởng và cơ quan tài chính cấp trên.
- Trực tiếp điều hành bộ phận tài chính - kế toán, thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính và kế toán theo chế độ quy định. Xây dựng dự toán thu, chi và quản lý vật t−, tài sản của tr−ờng.
- Phân tích hoạt động kinh tế của Tr−ờng trên cơ sở số liệu của báo cáo tài chính kế toán; giúp Hiệu tr−ởng cải tiến công tác quản lý của tr−ờng.
4.4. Các bộ phận khác
Các bộ phận nh− Giáo vụ, Quản trị, Giáo tài cần kết hợp với phòng Tài chính kế toán định kỳ tổ chức kiểm kê và kiểm soát chặt chẽ vật t−, tài sản tồn kho và đang sử dụng. Đề xuất những nội dung chi tiêu và mua sắm. Tham m−u các chỉ số chuyên môn, kỹ thuật của thiết bị, máy móc,... để mua sắm cho phù hợp và phát huy công năng của thiết bị.
5. Kết luận
Các tr−ờng Trung học y tế ở n−ớc ta vẫn chủ yếu là tr−ờng công lập nên mọi hoạt động chi tiêu và quản lý tài chính ngân sách phải dựa vào các văn bản pháp quy về quản lý tài chính hành chính sự nghiệp. Tạo ra các nguồn thu hợp pháp cho tr−ờng để tăng chi cho quỹ l−ơng và phúc lợi nhằm khuyến khích ng−ời lạo động gắn bó với tr−ờng, với sự nghiệp đào tạo. Lãnh đạo nhà tr−ờng, Bộ phận Tài chính kế toán và các bộ phận Giáo vụ, Quản trị, Hành chính quản lý phối hợp chặt chẽ là cơ sở vững chắc để làm tốt công tác quản lý tài chính ngân sách của tr−ờng góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tr−ờng và từng b−ớc nâng cao chất l−ợng đào tạo cán bộ y tế.
Phần 3: công tác Đào tạo cán bộ công chức
(Đào tạo liên tục, đào tạo lại)
Trong ngành Y tế, đào tạo lại, đào tạo liên tục cán bộ y tế là công tác quan trọng, Bộ Y tế chủ tr−ơng cần đ−ợc đ−a thành nhiệm vụ trung tâm của công tác đào tạo hiện nay. Tuy nhiên, do có hạn chế về ngân sách nên công tác đào tạo lại thể hiện bằng kế hoạch đào tạo cán bộ công chức hàng năm. Ch−ơng trình đào tạo này đ−ợc Nhà n−ớc xác định 2 mục tiêu chính là: Trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ xung, cập nhật kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ và quản lý cho đội ngũ
cán bộ, công chức đang công tác trong ngành Y tế và Đào tạo, bồi d−ỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và chức danh quản lý nhà n−ớc.
A.Văn bản pháp quy:
- Quyết định số 874/TTg Ngày 20.11.1996 của Thủ t−ớng Chính Phủ về công tác đào tạo bồi d−ỡng cán bộ công chức nhà n−ớc.
- Thông t− liên tịch h−ớng dẫn thực hiện quyết định số 874/TTg Ngày 20.11.1996 của Thủ t−ớng Chính Phủ về công tác đào tạo bồi d−ỡng cán bộ công chức nhà n−ớc.
- Quyết định số 74/2001/QĐ-TTg ngày 7.5.2001 của Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ công chức giai đoạn 2001-2005.
- Thông t− 105/2001/TT-BTC ngày 27.12.2001 H−ớng dẫn kinh phí đào tạo bồi d−ỡng cán bộ công chức Nhà n−ớc.
b.H−ớng dẫn thực hiện
1.Công tác xây dựng kế hoạch:
Hàng năm vào thời kỳ xây dựng kế hoạch, các tr−ờng cần có công văn đề nghị cơ quan Chủ quản (Bộ, UBND Tỉnh) về kế hoạch đào tạo lại, đào tạo liên tục cho năm sau. Kế hoạch đào tạo cán bộ công chức là kế hoạch theo năm tài chính (không phải theo năm học). Hiện nay trong kế hoạch đào tạo bồi d−ỡng cán bộ công chức của Nhà n−ớc đ−ợc −u tiên bố trí cho lĩnh vực hành chính và một phần cho việc bồi d−ỡng về chuyên môn. Trong mấy năm nay, mỗi năm Bộ Y tế đ−ợc Nhà n−ớc giao chỉ tiêu là 750 định suất về đào tạo cán bộ công chức cho các cán bộ công chức thuộc Bộ Y tế (mỗi định suất là 10 tháng). Việc tổ chức bồi d−ỡng cho các cán bộ y tế thuộc các tỉnh là do kế hoạch chung của tỉnh do Nhà n−ớc giao trong đó có phần cho đào tạo liên tục cán bộ y tế. Bộ Y tế khuyến khích các tr−ờng tìm thêm nguồn ngân sách để tổ chức đào tạo lại và đào tạo nâng cấp cho cán bộ giáo viên của tr−ờng và bồi d−ỡng cán bộ y tế thuộc địa bàn tr−ờng phụ trách.
2.Tiến hành mở lớp đào tạo công chức:
Sau khi có văn bản giao kế hoạch đào tạo cán bộ công chức của cơ quan có thẩm quyền, các tr−ờng cần căn cứ vào đó làm công văn xin duyệt kế hoạch thực hiện và ngân sách. Trong công văn cần có hai nội dung cụ thể là :
2.1. Nội dung chuyên môn của lớp học
1. Tên lớp học:
2. Mục tiêu lớp học : Viết mục tiêu cụ thể.
3. Nội dung chính ( chỉ viết 4-5 gạch đầu dòng về nội dung) 4.Thời gian và địa điểm
5. Số l−ợng học viên
6. Đối t−ợng dự lớp: (Các lớp đào tạo lại của tr−ờng thuộc Bộ Y tế là dành cho cán bộ, công chức thuộc Bộ quản lý, rất hạn chế số học viên của địa ph−ơng. Cán bộ y tế ở các tỉnh, thành phố sẽ dự các lớp theo kế hoạch đào tạo cán bộ công chức của tỉnh, thành phố)
2.2. Dự toán kinh phí
Căn cứ thông t− 105/2001/TT-BTC. gồm các nội dung sau: 1. Chi thù lao giảng viên
2. Chi in, mua tài liệu 3. Chi tổ chức và quản lý
4. Chi n−ớc uống cho giảng viên và học viên 5. Chi văn phòng phẩm
6. Chi phục vụ lớp học ( Hội tr−ờng, điện n−ớc,..) 7. Chi hỗ trợ học viên
8. Chi biên soạn giáo trình chi tiết
9. Chi khác ( Tổ chức thi, chấm thi, chứng chỉ,...)
3. Chế độ báo cáo
Sau khi tiến hành tổ chức xong các lớp học, các đơn vị có phải báo cơ quan chủ quản kết quả mở lớp đào tạo, trong đó nêu rõ những −u điểm, nh−ợc điểm và các khuyến nghị tới cấp trên để rút kinh nghiệm.
Hàng quý có báo cáo tổng kết kết quả triển khai quý. Cuối năm có báo cáo cả năm. Với các đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo gửi về Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Đào tạo và Vụ Kế hoạch -Tài chính./.