VII. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1 Về bản tín h của con ngườ
2. Chủ trương kết hợp nhân trị và pháp trị
Nguyên tắc cai tr ị xuyên suôt trong Kinh Dịch là dung hoà giữa nhân tr ị và pháp trị.
Trong Kinh Dịch có nhiều câu trực tiếp khẳng định việc dùng “đức” để tr ị dân. Đại tượng truyện Quẻ Thuần Khôn viết: “Quăn tử d ĩ hậu đức tải vật” (Người quân tử lấy đạo
đức mà che chở mọi vật); Đại tượng truyện Quẻ Sơn thuỷ Mông: “quản tử d ĩ quả hành dục đức" (Quân tử xem đó
(tượng quẻ Mông) mà quả quyết việc làm, nuôi lấy đức hay); Tiểu tương truyện, hào tam, Quẻ Thiên thuỷ tụng:
“Thực cựu đức, tùng thượng cát d ã ' (Hưởng đức xưa là theo
ngưòi trên thì đức tốt lành); Đại tượng truyện Quẻ Sơn phong Cổ: “Quân tử d ĩ chấn dân dục đức' (Quân tử phấn
chấn giúp dân, nuôi lấy đức mình); Đại Tượng truyện Quẻ Thuỷ sơn Kiển: “Quăn tử d ĩ phản thăn tu đức” (quân tử sửa
mình, luyện đức); Hệ từ hạ truyện: “Lý đức chi cơ dã, Khiêm đức chi bính dã, Phục đức chi bản dã, Hằng đức chi cô dã, Tổn đức chi tu dã, ích đức chi dụ dã, Khôn đức chi biện dã, Tỉnh đức chi địa dã, Tốn đức chi chê dă”il28} (quẻ
<12*1 N hữ ng trích dẫn K in h Dịch tro n g bài viế t này lấ y từ nguồn: K in h Chu Dịch bản nghĩa. N X B c ử u Long, Thành phô Hồ Chí M in h , 1992.
Triết ỉỷ chính trị Trung Hoa cổ đại và văn đề nhà nuÉt pháp qj)èn
Ly là cái nền của đức, quẻ Khiêm là cái cán của đức, quẻ Phục là cái gốc của đức, quẻ Hằng là cái bền vững của đức, quẻ Tổn là sự sửa chữa của đức, quẻ ích là cái khoan thai của đức, quẻ Khốn là sự xét nét của đức, quẻ Tỉnh là cái nơi ở của đức, quẻ Tôn là cái phép định của đức)...
Như vậy, Kinh Dịch đê cao vai trò của đạo đức trm g việc thực hiện quyền lực chính trị. Hậu đức, dục đức tu• • • 1 «/ • • • ' •
đức... là những yêu cầu của Kinh Dịch đốì với nhà (ầm quyền (quân tử) trong công cuộc cai tr ị của mình. Đạo ỉức được coi như một phương thức để triển khai quyền lực ahà nước vào đòi sống xã hội.
Theo chủ trương của chính sách nhân trị, Kinh EỊch cho rằng nhà cầm quyền phải cảm hoá dân bằng đạo ìức của mình. Người cai tr ị trong thiên hạ phải là “thánh nhân” . Thuyết quái truyện viết: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi t r ị” (thánh nhân ngoảnh mặt về phía nam mà nghe thiên hạ, hưống vào nơi sáng mà trị). Ngưòi xưa gọi ngôi vua là “nam diện” . Thinh nhân nam diện tức là nhận ngôi vua cai t r ị thiên hạ. Thánh nhân dùng đạo đức để cai tr ị thì có thể cảm ioá
được lòng dân. Quẻ Trạch sơn Hàm, Thoán truyện v.ết:
“Thánh nhân cảm nhăn tâm nhi thiên hạ hoà bùh”
(Thánh nhân cảm hoá lòng người mà thiên hạ hoà bìrh). Muốn cảm hoá lòng dân thì phải dùng đạo hư: “Quân tủ d ĩ hư thụ nhân” (Quân tử dùng đạo hư để đốì đãi với ngưíi).
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
thông cảm vậy”<129).
Muôn tâm hư thì lòng phải tĩnh. Muôn lòng được tĩnh thì phải tự chủ được mình, phải tự rèn luyện đạo đức của mình, hay nói như Khổng Tử là phải “khắc kỷ phục lễ” để “vi nhân” . Nói chung, thánh nhân muôn cảm hoá lòng dân thì phải tự nhiên, chính đáng, thành thật, không gò bó hay ép buộc. Đây chính là nội dung quan trọng của chính sách nhân trị mà Kinh Dịch đã quan niệm đến.
Với tư tưởng nhân trị, Kinh Dịch chủ trương công cuộc cai tr ị phải hướng về lợi ích của dân chúng. Quẻ Thuỷ trạch Tiết, thoán truyện khuyên nhà cầm quyền phải theo luật tiế t chê của trời đất: “Thiên địa tiết nhi tư thời thành, tiết d ĩ chê độ, bất thương tài bất hại dân” (trời đất có chừng
mực mà bốn mùa thành, dè dặt để dựng ra phép tắc, không hại của không hại dân). Nhà cầm quyền phải hạn chê tư dục của mình, không bắt dân làm việc nhiều qúa, không lãng phí tài sản của quốc gia, như vậy là không làm hại đến tài sản và không làm hại đến dân. Đại tượng truyện quẻ này còn khuyên người tr ị dân: “Trạch thượng hữu thuỷ tiết, quăn tử d ĩ chế sổ độ nghi đức hạnh". Phan Bội Châu lý giải:
phân lượng nhiều ít gọi bằng số, phép tắc khuân mẫu gọi
bằng độ, tâm lý tư tưởng gọi bằng đức, tài nghệ sự nghiệp gọi bằng hạnh. Hễ những giống vật trong thiên hạ mà cần nhu dụng ở nhân gian, có lớn nhỏ, có nặng nhẹ, có cao thấp,
11291 K in h Chu D ịch bản nghĩa. N X B Cửu Long, Thành phô' Hồ Chí
Triết lý chấứi trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà núÉt pháp qj)ền
có tốt xấu, có giá đắt, có giá rẻ, tất thẩy chê ra là từ sô, từ độ, theo sở năng của mỗi người, mà phân cấp cho cá: sở nhu, không để ai quá ít mà thiệt, không để ai quá nhiều mà hơn. Nếu không có sô độ thì chừng mực lấy vào đâu. Nên phải chê ra sô" độ. Nhưng chỉ chê ra sô" độ má thôi, th ì chỉ hạn tiế t được phần hình thức mà không hạn tiế t được phần tinh thần. Vật chất hữu hạn mà nhân dục vô nhai, th ì tiết • • • 7 làm sao nổi, nên phải cân lượng về phần đức hạnh<130).
Kinh Dịch cho sự tiế t chê một công dụng rất lốn. Tiết gần nghĩa với kê hoạch hoá như chúng ta hiểu ngày r.ay. Tiết được coi như phương thức thực hiện sự công báng trong xã hội. Quẻ Địa Sơn Khiêm, tượng truyện viết: “Biểu đa ích quả, xứng vật bình thư (Bớt chỗ nhiều bù chỗ ít, :ân
nhắc mọi vật, làm cho được công bằng). Tiết chính là bót chỗ nhiều bù chỗ ít. Quẻ tiế t là phương thức và quẻ Khiêm là mục đích.
Hiệu quả của chính sách cai tr ị được đo bằng sự phú cưòng của quôc gia. Với tư tưởng nhân trị, Kinh Dịch :ho rằng nhà nưốc phải làm sao cho đất nước ngày một giàu thêm: “Phú hữu vi chi đại nghiệp, nhật tân chi vi thinh đức” (Giàu có là nghiệp lốn, càng ngày càng mói là dức
thịnh). Muôn làm cho đất nước được giàu lên thì phải sản xuất, cày cấy: “Bất canh hoạch vi phú dã” (không cày cấy
thì không giàu được); lại còn phải phát triển buôn bán, giao
(130) Phan gội Châu. Chu Dịch. NXB Văn Hoá Thông Tin, H, 1996, tr.810.
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
lưu sản phẩm: “Nhật trung vi thị, chí thiên hạ chi dân, tụ thiên hạ chi hoá giao dịch nhi thoái các đắc kỳ sử' (Mặt trời
đứng bóng thì họp chợ, dân trong thiên hạ tụ tập hàng hoá, trao đôi vối nhau rồi về, ai cũng được như ý).
Chính sách “thượng hiền”(chuộng người hiền tài) cùng là một nội dụng của nhân tr ị mà Kinh Dịch đê cập đến. Thoán truyện quẻ Sơn thiên Đại Súc viết: “Cương thượng nhi thượng hiền” (cương đi lên mà chuộng người hiền). Nhà
cầm quyển phải lựa chọn được những bậc hiền tài để giúp mình trong công cuộc cai trị. Với chính sách này Kinh Dịch cho rằng phải thu hút hiền tài bằng những sự khuyến khích vật chất, ai có công thì được thưởng. Hơn nữa, nhà cầm quyền còn phải “dưỡng hiền” : “Bất gia thực, cát, dưỡng hiền tà i” (Không ăn ở nhà, tốt, là nuôi dưỡng người hiền
vậy). Trong thực tế, coi “gia thực” (ăn ỏ nhà) là chê độ thê tập của chê độ nô lệ trên cơ sở quan hệ dòng máu (huyết tộc) thân sơ (xa gần) đôi lập với “thượng hiền” (chuộng hiền tài) cho nên tác giả Dịch truyện cho rằng “bất gia thực” (không ăn ở nhà) là tốt. Kinh Dịch dạy nhà cầm quyền phải nuôi dưỡng, đào tạo những người hiền tài đế đưa họ vào công việc điều hành đất nước.
Đức tr ị trong Kinh Dịch không phủ nhận hình pháp, cả Nho gia và Pháp gia đều cực đoan. Đức trị của Nho gia quá nhấn mạnh đến yếu tô đạo đức mà phản đối việc dùng “hình” và “chính” , coi đó như những công cụ bất đắc dĩ. “ Hình” và “chính” trong những tư tưởng của Pháp gia không được bao hàm trong nó nội dung đạo đức cho nên dễ
Triết lý cliính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nvÉt pháp qjycn
trở thành nghiêm khắc thái quá. Kinh Dịch cũng chủ trương được lối cai tr ị nhân trị, nhưng không phủ mận hình pháp và chính lệnh, bản thân hình chính cũng dược thực hiện với nội dung đạo đức, trong khuôn khổ của mân trị. Kinh Dịch đã dung hoà được hai đường lôi cai tr ị đối lập: pháp tr ị và nhân trị. Kinh Dịch đã đưa ra một jiả i pháp trung dung.
Kinh Dịch dành riêng quẻ Hoả Lôi Phệ hạp để trình bày các ý tưởng vê việc dùng hình pháp. Quẻ này cho thấy nột sự kết hợp khéo léo pháp tr ị với nhân tr ị trong Kinh DỊ:h.
Kinh Dịch nhận thức rằng trong việc cai tr ị không thê không dùng hình pháp để trấn áp những phần tử xấu trong xã hội. Thoán từ quẻ Phệ hạp viết: “Phệ hạp: hanh, lợi dụng ngục” . “Phệ” là cắn, là trừ; “hạp” là hợp. Phan Bội Châu hiểu “Phệ hạp” là trừ sự gián cách mà hợp được. Sự gián cách là gì? Phan Bội Châu giải thích: “Tức là một oọn gian tà sàm nịnh, nó thường lọt vào khoảng giữa. Ngxfời trên thì bị nó bưng bít, người dưới thì bị nó che lấp. Nên nỗi thượng tình không thông đến hạ, hạ tình không đạt iến thượng. Thượng hạ bất hợp mà họa loạn mới nảy ra hoài hoài”"®1».
Cho nên muôn duy trì trậ t tự xã hội, sự phát triển tình thường của xã hội (hanh • thông suốt), phải giải trừ nhing sự gián cách đó (phệ hạp). Phương thức để giải trừ gián
(131) Phan Bội Châu. Chu Dịch. NXB Văn hoá - Thông tin, H, 1)96, tr.335.
Các chủ ứìuyết chồĩh trị Trung Hoa
cách là phải dùng hình ngục (lợi dụng ngục). Như vậy, Kinh Dịch coi hình, tức là sự trừng tr ị bằng các biện pháp cưỡng chê của quyền lực nhà nưóc như một tất yếu trong việc tạo dựng sự bình ổn của xã hội. Đối tượng của sự trừng trị này là những phần tử chông đối lại các lợi ích của nhà nước, làm tổn hại đến trậ t tự chung của đời sông xã hội.
Không phải đê những sự gián cách dấy lên rồi mới tìm cách trừng trị. Kinh Dịch cho rằng phải răn đe dân chúng từ khi mới phạm những tội nhỏ. Hệ từ truyện hạ giải thích hào sơ cửu quẻ Phệ hạp: “tiểu trừng nhi đại giới”. Mới có tội nhỏ mà trừng tr ị ngay thì có tác dụng răn đe dân không phạm tội lớn. Lý do tội lớn là kết quả của sự tích góp lâu ngày những tội nhỏ: “ác bất tích bất dĩ diệt thân, tiểu
nhân... dĩ tiểu ác vi vô thương nhi phất khứ dã, cố ác tích
nhi bất khả yêm, tội đại nhi bất khả giải” (Điều ác không chứa góp không đủ đê diệt thân. Kẻ tiểu nhân cho rằng điều ác nhỏ là không hại mà không bỏ, cho nên điều ác chứa góp lại mà chẳng có thể giấu che được, tội lớn mà chẳng có thể cởi được).
Kinh Dịch cho hình phạt một tác dụng giáo dục rất lốn. Trừng phạt tội phạm nhỏ là để không có tội phạm lốn. Giải thích câu trên, Phan Bội Châu viết: “Thánh nhân dụng hình không phải vì ghét người mà dùng hình, vì thương người mà dùng hình”(l32>.
°32’ Phan Bội Châu. Chu Dịch. NXB Văn Hoá Thông Tin, H, 1996,
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà ntÉt pháp gmén
Hình phạt như vậy có ý nghĩa không phải là sự trả thù của nhà nưóc đối với người phạm tội, mà là để dân thấy đó mà không phạm tội. Đó chính là tác dụng giáo dục và phòng ngừa của hình phạt.
Hình phạt là để giáo hoá dân, đưa những người lám đường lạc lối vào con đưòng chính đạo nên không nên lam dụng hình phạt một cách thái quá. Hào từ quẻ Sơn thuỷ mông viết: “Phát mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát trấ t cốc, dĩ váng lận” . Mở mang cái tối tăm cho những người hôn ám (phát mông) thì nên dùng hình phạt. Việc dùng hình phạt cốt để cỏi bỏ gông cùm cho những người mông muội (dụng thoát trấ t cốc). Khi điều đó đã được thực hiện rồi thì phải bỏ hình phạt đi mà chuyển sang con đưòng gỉáo hoá. Nếu cứ đi xa quá (dĩ vãng) trong việc dụng hình phạt thì sẽ phải hối tiếc (lận).
Hình phạt phải tương xứng với mức độ phạm tội. Hào sơ cửu quẻ Phệ hạp tượng trưng cho một ngưòi phạm :ội nhẹ nên hình phạt chỉ là cùm chân hoặc bị đứt ngón chín cái (giảo diệc chỉ) không có lỗi lớn (vô cữu). Đến như hào thượng cửu tượng trưng cho ngưòi phạm trọng tội thì hhh phạt là phải bị tra gông vào cổ và bị cắt tai (hạ giảo dệc nhĩ), như vậy là xấu (hung).
Tuy nhiên, việc trừng tr ị không phải là tuỳ tiện. Yới chủ trương dung hòa nhân trị và pháp trị, Đại tượig truyện quẻ này khuyên phải: “minh phạt, sắc pháp” . Sự trừng phạt phải sáng suốt, răn đe trưỏc bằng việc ban hàih
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
pháp luật. Hơn nữa phải cương nhu kết hợp, nghiêm khắc nhưng vẫn có từ tâm. Điểu này được thể hiện ở Hào cửu tứ quẻ Phệ hạp: “Phệ can trí, đắc kim thỉ, lợi gian trinh, cát” . Theo sự giải thích của Nguyễn Hiến Lê, nội dung của Hào này như sau: hào này là dương cương, tượng trưng cho người cương trực có trách nhiệm, có tài minh đoán, cho nên dù gặp kẻ ngoan cô՜ cũng tr ị được dễ dàng, như cắn được miếng th ịt liền xương cứng phơi khô (phệ can trỉ), mà vẫn giữ được đạo cương trực tượng trưng bằng việc được mũi tên bằng đồng (đắc kim thỉ); nhưng cương quyết quá thì sẽ gặp khó khăn, nên Hào từ khuyên phải chịu khó nhọc và bền chí (lợi gian trinh), như vậy mới tốt (cát)<133).
Quan niệm trong Kinh Dịch vê bản chất của hình phạt, mục đích của hình phạt, nguyên tắc áp dụng hình phạt không khác lắm so với chúng ta ngày nay.
ĐỐI vói các nước Á đông, Kinh Dịch được nhiều người coi là sách căn bản hàng đầu cho tấ t cả các sách khác (Dịch, quán quần kinh, chi thủ). Kinh Dịch là căn bản của vũ trụ quan và nhân sinh quan phương Đông. Chính sách cai trị - một sự dung hợp giữa nhân tr ị và pháp trị trong Kinh Dịch chứa đựng những yếu tô nhân bản sâu sắc: việc thực hiện quyền lực chính trị phải hướng vê các lợi ích của nhân dân, nhà cầm quyền phải dùng đạo đức để cảm hoá dân chúng, điều tiế t để thực hiện công bằng trong xã hội. Hình phạt
11331 Nguyễn H iến Lê. K in h D ịch - đạo của người quân tử. N X B Văn
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà niÉt pháp quyền
nhằm mục đích giáo hoá và ngăn ngừa, không nên quá lạm dụng hình phạt, việc thực hiện hình phạt phải sáng suốt, vừa nghiêm khắc vừa khoan dung, có từ tâm. Những tư tưởng này không mất đi ý nghĩa của nó trong các nền chính tr ị hiện đại.• • •