V. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA LÃO TỬ
1994. (Chúng tôi chỉ căn cứ vào bản phiên âm, còn sẽ châm chước
các bản dịch mà tự dịch).
Ơ8> T ư M ã T hiên, s ử K ý, bản dịch của N h ữ Thành. N X B Văn học, H,
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân dề nhà m ít pháp quyển
kinh". Tiểu sử của Lão Tử chứa đựng rấ t nhiều những điều bí ẩn. Khoảng đầu thế kỷ 20, những nghiên cứu về tư tưởng Lão Tử đã phát hiện ra rằng tư tưởng của Lão Tử không phải là sản phẩm cuổi đời Xuân Thu, tức là không cùng thời với Khổng Tử, mà là sản phẩm của giữa hoặc cuối đời Chiến Quốc(79).
Lão Tử sống vào thòi Chiến Quốc, thòi kỳ diễn ra một xu hưống phổ biến là “chính t r ị là việc lớn của đạo người” (Nhân đạo chính vi đại). Xu hướng này có cơ sở từ thực tiễn xã hội loạn lạc của Trung Hoa thòi kỳ này. Bản thân Lão Tử cũng đã thể hiện sự bất bình với thời thế: “Triều đình thật ô uế, đồng ruộng thật hoang vu, kho lẫm thật trống rỗng, mà họ mặc áo gấm thêu, đeo kiếm sắc, ăn uống chán mứa, của cải thừa thãi. Như vậy là trùm ăn cướp chứ đâu phải là hợp ăạo”(Chương 53). Lão Tử tìm nguyên nhân của
sự rối loạn xã hội và hình thành nên những quan điểm về nhà nước trên cơ sỏ những tư tưởng của mình về Đạo. Lão Tử đã xây dựng một thê giới quan độc đáo để luận giải cho chính tr ị quan của mình.
Lão Tử là người đầu tiên trong triế t học Trung Hoa luận về bản nguyên của vũ trụ. Nói đến nguồn gốc của vũ trụ là nói đến một cái tuyệt đối, vô đối đãi. Do đó không thể dùng khái niệm để biểu đạt bản nguyên của vũ trụ: “Danh mà có thể đặt ra để gọi thì không phải là cái danh vĩnh thường, (79) Cao Xuân Huy. Tư tưởng phương Đông- gợi những điểm nhìn tham chiếu. N X B V ãn học, 1995, H, tr.416.
Các chủ thu)Ểt chính trị Trung Hoa
bất biến” (Danh khả danh phi thường danh. Đạo Đức kinh - Chương 1). Nên Lão Tử không biết gọi bản thể của vũ trụ
là gì, miễn cưỡng mà gọi là Đạo: “Ngô bất tr i kỳ danh, cưỡng tự-chi viết Đạo” (Đạo Đức kinh - Chương 5). Đạo là
danh được đặt ra để gọi bản thể. Bản thể là Vô: “Vô, danh thiên địa chi thuỷ” (.Đạo Đức kinh- Chương 1). Vô là nguồn
gôc sinh thành vạn vật. Đạo chỉ là danh đặt ra để gọi bản
thể - Vô. Cho nên, bàn về vũ trụ quan của Lão Tử, có người
cho rằng Đạo và Vô đồng là mẹ đẻ của vạn vật, Đạo tức là Vô, Vô tức là Đạo(80).
Đạo là tổng nguyên lý sinh thành vạn vật. Nuôi dưỡng vạn vật trưởng thành là Đức: “Đạo sinh chi, Đức súc chi”
(Đạo Đức kinh - Chương 51). Đức theo cách hiểu của Lão
Tử không giống với đức theo cách hiểu của Khổng giáo là nhân, nghĩa. Lão Tử nói: “Khổng đức chi dụng, quy đạo th ị tòng” (Những biểu hiện của đức lớn đều tuỳ theo đạo- {Đạo Đức kinh - Chương 25). Nguyễn Hiến Lê hiểu: “Đức là một
phần của đạo: khi chưa hiển hiện trong mọi vật thì là đạo, kh i đã hiển hiện rồi thì phần hiển hiện trong mỗi vật là “đức” . Mỗi vật đều có đức, mà đức của bất kỳ vật nào cũng từ đạo mà ra, là một phần của đạo, cho nên đức nuôi lớn mỗi vật mà luôn tuỳ theo đạo”<81).
(80) Ị-յձ Thích. T ru n g Quốc triế t học sử đ ạ i cương. (Bản dịch của
H u ỳ n h M in h Đức.), K h a i T rí, Sài Gòn, tr.139.
<«» Nguyễn Hiến Lê. L ão Tử - Đạo đức kinh. NXB Văn Hoá, H, 1994, tr.65-66.
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nu61 pháp quyền
Đồng ý rằng “khi chưa hiển hiện trong mọi vật thì là đạo, khi đã hiển hiện rồi thì phần hiển hiện trong mỗi vật là “đức” nhưng không nên hiểu Đức là một phần của Đạo. Đạo là tổng nguyên lý sinh thành vạn vật, Đức là nguyên lý sinh thành của mỗi vật. Đức là biểu hiện của Đạo trong mỗi vật cụ thể. Đức chính là bản chất của mỗi vật.• • •
Đạo sinh ra vạn vật rồi để cho vạn vật sinh thành tự nhiên. Đạo với tự nhiên là một<82). Lão Tử nói: “Người theo Đất, Đất theo Tròi, Trời theo Đạo, Đạo theo tự nhiên” (Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên) {Đạo Đức kinh - Chương 25). Vạn vật do
Đạo sinh ra, Đức nuôi dưỡng đều vận hành theo Đạo, tức là theo tự nhiên: “Đạo sinh vạn vật, đức bao bọc vạn vật, vật chất khiến cho vạn vật thành hình, hoàn cảnh hoàn thành mỗi vật. Vì vậy, vạn vật đều tôn sùng đạo và quý đức. Đạo sở dĩ được tôn sùng, đức sở dĩ được là vì đạo và đức không can thiệp, chi phối vạn vật mà để cho vạn vật phát triển tự nhiên... Tuy sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm cho mình, làm mà không cậy công, để cho vạn vật tự lớn lên mà không làm chủ...” (Đạo sinh chi, đức súc chi, vật hình chi, thê thành chi. Thị dĩ vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức. Đạo• • • • • JL %/ •
chi tôn, đức chi quý, phù mạc nhi chi mệnh nhi thượng tự nhiên... Sinh nhi bất hữu, vi nhi bất thị, trưởng nhi bất tế...
Đạo Đức K inh - Chương 51). Không can thiệp vào vạn vật
(82) Nguyễn Hiến Lê. L ão Tử - Đạo đức kinh. NXB Văn hoá, H, 1994, tr.73.
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
là vô vi. Vô vi không có nghĩa là không làm gì cả mà là làm những gì thuận theo tự nhiên. Như vậy, Đạo không làm gì mà không gì không làm: “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi”.
{Chương 37).
Con người sinh thành trong vũ trụ, cũng như vạn vật, đểu do Đạo sinh ra, Đức nuôi dưỡng, và hoạt động theo tự nhiên. Đức chính là bản tính của con ngưòi, là tự nhiên của con người. Bản tính của con người là tự nhiên. Theo cách quan niệm của Lão Tử, con người sinh ra được tự nhiên sinh tồn theo đạo, đức. Từ đó Lão Tử phản đôi sự can thiệp của các định chê xã hội làm cản trở sự tồn tại tự nhiên của con• • • • • ngườị. Khi giải thích về vấn đề tự nhiên của con người trong học thuyết của Lão Tử, Nguyễn Duy cần cho rằng Lão Tử đề cao vấn đề tự do của cá nhâniSÌ). Chúng tôi rất tán thành,
và coi đây là một phát hiện lý thú của Nguyễn Duy cần. Dù rằng Lão Tử không nói đến tự do mà nói đến tự nhiên nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rằng, khi quan niệm con người do đạo sinh ra và vận hành theo đạo, theo tự nhiên, và phản đối những gì cản trỏ sự vận hành tự nhiên đó thì cũng có nghĩa là Lão Tử cho rằng con người sinh ra được tự do. Tự do chính là bản tính vốn có của con người.
Trên cơ sở những quan niệm của mình về Đạo vô vi, Lão Tử muôn áp dụng những quan niệm đó vào xã hội con người xuất phát từ mệt nguyên lý: “Người theo đất, đất theo
1831 Nguyễn D uy cần. Lão Tử tinh hoa. NXB Thành phô Hồ Chí
Triết lý chẾnh trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà ՈԱՕԷ pháp quyển
trời, trời theo đạo, đạo theo tự nhiên” (Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên. Chương 25). Lão Tử đã sắp xếp nhận thức về tự nhiên và xã hội
theo hệ thống dọc như vậy. Do đó, ông cho rằng “đạo” - chủ thể tối cao đã “vô vi nhi vô bất v i” , thì xã hội của loài người từ cái “đạo” mà ra cũng phải “vô vi nhi vô bất v i” . Như vậy, Lão Tử đã thống nhất tự nhiên và xã hội vào nguyên tắc “vô vi ”(84>. Nguyên tắc “vô vi” xuyên suốt tư tưởng của Lão tử về nhà nước.