Về nguồn gốc của quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 98)

IV. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA MẶC TỬ

1. về nguồn gốc của quyền lực nhà nước

Về vấn đề nguồn gốc quyền lực nhà nước, Mặc Tử cũng có phần giống Khổng, Mạnh. Mặc Tử cho rằng Trời là chủ

Các chủ duiyvt chính trị Trung Hoa

thê lựa chọn người cai quản thiên hạ. Ông viết: “Thòi nguyên thuỷ, Trời mới sinh dân chưa có ai làm chính trưởng [cầm đầu]. Mỗi người tự làm chủ mình. Mỗi người tự làm chủ mình thì mỗi người có một lẽ phải, mưòi người có mưòi lẽ phải, trăm ngươi có trăm lẽ phải, ngàn người có ngàn lẽ phải, cho đến khi sô ngưòi đông không biết bao nhiêu mà kể, và cái gọi là lẽ phải cũng không biết bao nhiêu mà kể. Ai cũng bênh lẽ phải của mình, chê lẽ phải của ngưòi khác, xung đột lớn thì đến đánh nhau, nhỏ thì tranh nhau. Trời muôn thống nhất lẽ phải trong thiên hạ, cho nên chọn người hiền lập làm thiên tử” (Mặc Tử, Thượng đồng hạ).

Câu cuối nguyên văn là: “Thiên [hạ] chi dục đồng nhất thiên hạ chi nghĩa dã, th ị cô tuyển trạch hiền giả lập vi thiên tử” . Nếu có chữ “hạ” sau chữ “thiên” thì có nghĩa là udân (thiên hạ) muốn thông nhất lẽ phải trong thiên hạ nên chọn người hiền làm thiên tử” . Một sô ngưòi căn cứ vào cách dịch này cho rằng Mặc Tử chủ trương dân chọn vua. Chẳng hạn như Ngô Tất Tô hoặc các tác giả của cuôn Lịch sử các học thuyết chính tr ị trên thê g iớ in0). Nguyễn Hiến Lê

cho biết Tôn Di Nhượng, Phùng Hữu Lan, Phương Thụ Sở, Tiêu Công Quyền, Đường Kính cảo - những nhà khảo cứu triế t học Trung Hoa có tiếng, đều cho rằng Mặc Tử chủ

nm L ịc h sử các học thuyết chính t r ị trê n th ế g iới. Bản dịch của Lưu

K iế m Thanh và Phạm Hồng Thái. N X B Văn hoá thông tin , H, 2001, tr.6 1 .

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà ոս6է pháp quyèn

trương Trời lựa vua, mà thiên Thượng đồng hạ chép sai, thừa chữ hạm).

Điều này là hợp lý vì thông nhất với tư tưởng của Mặc Tử ở các thiên khác. Thiên thượng đông trung nói rõ: “Cô

giả thượng đê quỷ thần kiến quốc đô, lập chính trưởng dã... tương dĩ vạn dân hưng lợi, trưởng hại, phú bần chúng quả, an nguy tr ị loạn dã” (Thời xưa Thượng Đê quỷ thần đặt quốc đô, lập vị quôc trưởng để vì vạn dân mà hưng lợi, trừ hại, làm cho nghèo hoá giàu, ít dân hoá nhiều dân, nguy hoá an, loạn hoá trị). Hơn nữa, tư tưỏng này cũng thông

nhất với quan điểm của ông trong các thiên Thiên ý và M inh quỷ.

Tóm lại, Mặc Tử giông Khổng Mạnh ở điểm cho rằng nguồn gốc quyền lực của nhà vua là từ Tròi. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này, Mặc Tử có một sô quan niệm tiến bộ hơn Khổng Mạnh. Điều này thể hiện ở sự giải thích của ông về căn nguyên của việc Tròi trao quyền quản lý thiên , hạ cho vua. Ông cho rằng trước khi Trời lập ra thiên tử, con ngưòi sống trong tình trạng “thiên hạ loạn như cầm thú” vì có bao nhiêu ngưòi thì có bấy nhiêu lẽ phải nên mối sinh ra đánh nhau* tranh nhau. Thực chất ở đây Mặc Tử đã có quan niệm gần giông như lý thuyết về “trạng thái tự nhiên” của Hobbes. Vì loạn, người ta đấu tranh vói nhau nên Trời mói lập ra thiên tử để quản lý thiên hạ: “Phù minh hồ thiên

<71> Nguyễn H iến Lê. M ặc học (M ặc tử và B iệ t M ặc). N X B Văn hoá-

Các chủ thuyct chfrih trị Trung Hoa

hạ chi sở dĩ loạn giả, sinh ư vô chính trưởng, thì cô tuyển thiên hạ chi hiền khả dĩ lập vi thiên tử” (Biết rằng thiên hạ sở dĩ loạn là do không có chính trưởng, cho nên chọn người

h iề n trong thiên hạ lập làm thiên tử. Thượng đồng thượng.)

Quan niệm này cũng có phần giống vối thuyết “khê ước xã hội” của Rousseau, chỉ khác ở chỗ Rousseau cho rằng dân thành lập ra nhà nước còn Mặc Tử cho rằng Trời thành lập ra nhà nước, căn nguyên giông nhau đểu là do người ta không thể sống trong trạng thái tự nhiên. Hơn nữa, Mặc Tử cũng đã nhận thây sự mâu thuẫn giữa các bộ phận dân cư là căn nguyên sinh ra nhà nước để duy trì ổn định xã hội. Quan điểm này gần giông quan điểm của mác - xít.

Tư tưởng của Khổng Tử và của Mặc Tử về nguồn gốíc của quyền lực nhà nước từ Trời có nguyên nhân khách quan của nó. Vào cuối thòi Xuân Thu đầu thòi Chiến Quốc, dân tộc Trung Hoa chưa thể có quan niệm sâu sắc hơn vê nguồn gốíc quyền lực nhà nước. Do sự hạn chê của thòi đại, họ chỉ có thể quan niệm về nguồn gốic quyền quản lý nhà nước của nhà vua từ những lực lượng siêu tự nhiên. Khổng Tử xuất thân từ tầng lớp quý tộc sa sút, nên quan niệm thần quyền của ông có phần xuất phát từ lợi ích giai cấp. Mặc Tử, xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng do sự hạn chê nhận thức của thời đại, dù có những tư tưởng tiên bộ hơn Khổng Tử nhưng cũng không vượt khỏi quan niệm thần quyền. Nói như Ăng-ghen là đã “bắt đầu phục vụ con người - và cũng là thứ nguyên liệu quan trọng nhất đóng

Triết lý cháìh trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nuÉt pháp quyển

vai trò cách mạng trong lịch sử”(72> những nhà tư tưởng đại diện cho tầng lớp địa chủ kiêm thương nhân đang lên mới có những quan niệm tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)