V. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA LÃO TỬ
2. Chủ thuyết vô
Để thiết lập lạ i trậ t tự xã hội, Lão Tử phản đối sự “hữu v i” , tức là sự can thiệp của nhà nước vào đời sống của nhân dân. Theo Lão Tử, dân sở dĩ khó tr ị là vì nhà cầm quyền thực hiện phương thức “hữu vi” trong cai trị: “Dân chi nan trị, dĩ kì thượng chi hữu v i” (Chương 75). Lão Tử cho rằng:
“Thiên hạ là một đồ vật thần diệu, không thể hữu vi, không thể cô" chấp được. Hữu vi thì làm cho thiên hạ hỏng, cố chấp
thì làm mất thiên hạ” (Thiên hạ thần kỳ, bất khả vi dã, bất khả chấp dã. V i giả bại chi, chấp giả, thất chi. Chương 29).
Ông ví việc tr ị nước lớn như việc nấu cá nhỏ: “T rị đại quốc nhược phanh tiểu tiên” ( Chương 60). Nấu cá nhỏ mà lậ t lên
lậ t xuống nhiều quá thì cá sẽ nát. T rị nước mà can thiệp nhiều quá vào đời sống của nhân dân thì dân không được tự do và dễ trở nên chống đối.
°11 Lã T rấ n Vũ. L ịc h sử tư tư ởng chính t r ị T ru n g Quốc. N X B Sự th ậ t,
Các chủ ứìuyết chính trị Trung Hcữ
Sự phản đối của Lão Tử đối với sự “hữu vi” trong cai tr ị xuất phát từ sự quan sát của mình về những bất cập của thực tiễn chính tr ị đương thòi, mà theo ông đó là chính tr ị “hữu vi.” Theo Hồ Thích, sự phản đối chính tr ị hữu vi của Lão Tử là do Lão Tử nhận thấy rằng người cai tr ị dùng chính sách can thiệp (hữu vi) nhưng không đủ tà i để can thiệp, càng can thiệp lại càng thổi nát, rối loạn; ngưòi cai tr ị đương thòi không xứng đáng “hữu v i” lại “hữu vi” , không xứng đáng can thiệp lại can thiệp<85). Từ đó Lão Tử nêu lên nguyên tắc vô vi trong chính trị.
Một nhà nước lý tưởng theo Lão Tử là một nhà nước “nước nhỏ, dân ít” mà ông đã phác họa ra cuốỉ Đạo đức kinh: “Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí cụ gấp chục gấp trăm
sức người cũng không cần dùng đến. A i nấy đều coi sự chết là hệ trọng nên không đi đâu xa. Có thuyền mà không ngồi, có binh khí mà không bày. Bắt dân dùng lối thắt dây thòi thượng cổ. Thức ăn đạm bạc mà thấy ngon, quần áo tầm thường mà cho là đẹp, nhà ở thô sơ mà thích, phong tục giản phác mà lấy làm vui. Các nưóc láng giềng gần gũi trông thấy nhau, nước này nghe tiếng gà, tiếng chó của nước kia, mà nhân dân các nưốc ấy đến chết không qua lại với nhau” (Chương 80).
“Nước nhỏ, dân ít” có nghĩa là một nhà nước đơn giản cả trong việc tổ chức hành chính lãnh thổ vì lãnh thổ nhỏ
(86) ] ֊ 1 5 Thích. T ru n g Quốc triế t học sử đ ạ i cương. (Bản dịch của
Tríắ lý chắìh trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nuót pháp quyền
hẹp, và dân cư không đông, lẫn cấu trúc của các cơ quan nhà nước. Quy chiếu từ nguyên tắc vô vi, đã thuận theo tự nhiên, không can thiệp quá sâu vào đời sống nhân dân, thì cũng phải giảm thiểu việc đặt ra các cơ quan nhà nưốc cồng kềnh, phiền phức. Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận định về nhà nước lý tưởng của Lão Tử: “Lục bộ (bộ lại, bộ hình, bộ lễ, bộ binh, bộ hộ, bộ công) khỏi phải thiết lập, ngũ tư (các chức tư đồ, tư mã, tư không, tư sĩ, tư khấu) hoá ra vô dụng, mà chính phủ được giảm tới mức tối thiểu: tại triều đình có mươi vị quan, mỗi địa phương có vài vị là đủ. Họ không có quyền can thiệp vào đời sống của dân, chỉ có mỗi nhiệm vụ giữ sao cho dân thuần hậu, chất phác”<86). Đó là một nhà nưóc rất gọn, đơn giản về tô chức.
Đạo gia quan niệm xã hội càng có tổ chức càng nguy hại. Tính chất của xã hội có tổ chức theo nhận định của họ• • • • •
là trí tuệ và kỹ xảo, là dục vọng con ngưòi. Nguyên nhân của tấ t cả điều này, theo họ, là chính tr ị hữu vi của nhà cầm quyền(87).
Về phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, Lão Tử
chủ trương dùng phương thức vô .vi trong thực hiện quyền lực nhà nước. Phương thức vô vi chống lạ i việc can thiệp quá mức bằng quyền lực nhà nước vào đòi sống của nhân
(8S> Nguyễn H iến Lê. Lão Tử • Đạo đức k in h . N X B V ăn hoá, H, 1994,
tr.134-135.
<67) T rầ n Đ ình Hượu. Các b à i g iả n g về tư tưởng phư ơng Đ ông. NXB
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
dân. Lão Tử viết: “Bậc tr ị nước giỏi nhất thì dân không biết có vua, thấp hơn một bực thì dân yêu quý và khen, thấp hơn nữa thì dân sợ, thấp nhất thì bị dân khinh lòn” (Thái thượng, bất tr i hữu chi; kì thứ, thân nhi dự chi; kì thứ uý chi; kì thứ, vũ chi. Chương 17). Đối với Lão Tử, hiệu quả
của việc ổn định xã hội phụ thuộc vào mức độ tác động của• • • 1 • t • • ơ quyền lực nhà nước vào đòi sống của nhân dân. Các thánh nhân của nho gia dùng đạo đức để cảm hoá dân có thể được xếp vào hạng nhì. Những vua theo chính sách dùng pháp luật, và mưu thuật, ở hạng thấp hơn. Theo phương thức vô vi thì nhà cầm quyền hạn chê đến mức thấp nhất việc dùng quyền lực nhà nước để tác động vào đời sống của nhân dân.
Việc không dùng bạo lực là những phương tiện có hiệu lực nhất để có được quyển lực và duy trì quyền lực<88). Cho nên Lão Tử nói: “Ta không làm gì mà dân tự cải hoá, ta ưa thanh tĩnh mà dân tự nhiên thuần chính, ta không ban giáo lệnh mà dân tự phú túc, ta vô dục mà dân tự hoá ra chất phát” (Ngã vô vi nhi dân tự hoá, ngã hiếu tính nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác, chương 57). Vô vi thì nước sẽ được trị: “V i vô vi tắc
vô bất tr ị” (Chường 3).
“Vô vi” không có nghĩa là không làm gì cả. “Vô vi” trong Đạo học có hai nghĩa là không làm những gì trá i với tự nhiên; và ngăn ngừa những gì làm cản trỏ sự phát triển tự
(fí) M ax K a lte n m a rk. T riế t học T ru n g Quốc. (Phan Ngọc dịch). N XB
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà ՈԱՕԷ pháp quyền
nhiên(89). Như vậy, cai tr ị theo phương thức vô vi không có nghĩa là không làm gì mà có nghĩa là nhà nưốc để cho nhân dân tự phát triển theo quy luật tự nhiên, không can thiệp quá mức vào đòi sống của nhân dân; sự tác động của nhà nước vào đòi sống của nhân dân cũng là nhằm mục đích để nhân dân phát triển theo tự nhiên, định hưống chjo sự phát triển theo tự nhiên của nhân dân, và ngăn ngừa những ảnh hưởng làm cho nhân dân không thể sống theo tự nhiên.
Phương thức vô vi hưóng tới môt sự giản phác cả vê
phía nhà nước lẫn nhân dân. Nhận thấy việc quản lý nhà nước đương thời quá phiền nhiễu, lắm quy tắc rắc rối, Lão Tử cho rằng nhà cầm quyền nên theo quy luật của đạo, giảm đến mức thấp nhất sự can thiệp của nhà nước vào đòi sống của nhân dân, để cho nhân dân có thể hưởng thụ được ' đời sống của mình một cách giản phác. Nhân dân chỉ cần được sống sao có thể thoả mãn được những nhu cầu tự nhiên của mình là đủ: lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, xương cốt thì mạnh. (Chương 3). Những thứ trang điểm cho cuộc
sông như thư ngũ sắc, ngũ âm, ngũ vị, vàng bạc, châu báu... đều có hại cho sự phát triển tự nhiên của con ngưòi và là đầu môi sinh ra loạn lạc trong xã hội.
Chủ trương giản phác cuả Lão Tử lậ t ngược lạ i nền nhân tr ị của Khổng Tử. Lão Tử cho rằng: “Dứt thánh bỏ trí, dân lợi trăm phần; dứt nhân bỏ nghĩa, dân lại thảo lành;