Chủ thuyết pháp trị

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 157)

VII. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1 Về bản tín h của con ngườ

2.Chủ thuyết pháp trị

Trên một lập trường duy vật chất phác, Hàn Phi Tử cho rằng xã hội loài người tiến triển không ngừng. Từ đó, ông quan niệm không có một thê chê chính tr ị nào là hình mẫu cho mọi xã hội, phương pháp cai tr ị của các bậc đê vương phải cùng với sự thay đổi của xã hội mà thay đổi. ông viết: “Thánh nhân không nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ mà phải xét việc đương thời rồi tuỳ nghi tìm biện pháp” (Thánh

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nuôc pháp quyền

nhân bất kỳ tuần cổ, bất pháp thường hành, huân chi sự, nhân vu chi bị). ĐỐI với Hàn Phi Tử, sự biến đổi hay không biến đổi của các thể chế chính tr ị phải phù hợp với điều kiện xã hội hiện thời (Biến dữ bất biến, thánh nhân bất thánh, chính tr ị như dĩ). Từ đó Hàn Phi Tử đi đến kết luận về sự tất yếu phải thay đổi cách cai tr ị trong xã hội đương thòi mà không thể theo cách cai tr ị của đòi xưa cũng như không thế vận dụng cách cai tr ị nhân tr ị của Khổng Tử vốn hoài cô vào thời Hàn Phi Tử. Hàn Phi Tử cho rằng khi bàn vê nền cai trị nhân trị, người tr ị thường dẫn những trường hợp của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Võ và học thuyết Khổng Tử.

Trên cơ sở lý thuyết tham nghiệm tiếp thu từ Mặc học, Hàn Phi Tử chứng minh tính không xác thực của nền nhân trị. Những bậc thánh nhân đó sống cách thời Hàn Phi Tử quá xa, nên không có gì nghiệm chứng cho tính xác thực của nền nhân tr ị mà họ đã thực hiện theo lý giải của Khổng Tử. Cho nên, Hàn Phi Tử cho rằng đó chỉ là ý kiến chủ quan của con người, sự tô vẽ làm sao cũng được. Hơn nữa, Hàn Phi Tử còn nhận định rằng cách cai tr ị nhân tr ị lâu có ' kết quả và thiếu tính thực tiễn vì các vị thánh nhân như Nghiêu, Thuấn bao nhiêu đời mối có một trong khi xã hội luôn cần sự ổn định và trậ t tự.• • • •

Từ đó, Hàn Phi Tử cho rằng không thể chỉ ngồi tô vẽ nền nhân tr ị mà đất nước thịnh trị, cũng như muốn mặt mình đẹp thì không thể ngồi khen Mao Tưòng, Tây Thi là đẹp. Vấn đề là phải hành động thực tiễn để cải tạo xã hội. Trên cơ sở đó, Hàn Phi Tử xây dựng một học thuyết hoàn

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

chỉnh vê mặt cách thức cai trị bằng pháp tr ị đê chông lại lý thuyết về nhà nưóc nhân tr ị của Khổng Tử.

Vì chủ trương tính ác nên Hàn Phi Tử không trông mong vào sự cai trị của những ông thánh với những chuẩn mực đạo đức của nho gia, mà chỉ cần một người bình thường miễn là có thê duy trì được hiệu lực của pháp luật: “Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ ngàn đời mới xuất hiện một lần; sô đó rất ít. Mà cái thường thấy trên đời là hạng người trung bình, cho nên nói vê cái thê là nói vê người trung bình. Hạng người trung bình thì trên không bằng Nghiêu, Thuấn, dưới không đến nỗi như Kiệt, Trụ. Nếu cứ giữ chặt pháp luật, dùng quyền thê thì nước trị, quay lưng lại, bỏ quyền thê thì nước loạn. Nay, bỏ quyền thê quay lưng lại pháp luật mà đợi Nghiêu, Thuấn; Nghiêu, Thuấn tới là nước tr ị thì ngàn đòi loạn mới có một đời trị. Giữ chặt pháp luật, dùng quyền thê mà đợi Kiệt, Trụ; Kiệt, Trụ tới là nước loạn thì ngàn đời tr ị mối có một đời loạn, vả lại, nói vê việc tr ị nước, không đưa ra trường hợp của Nghiêu, Thuấn thì đưa ra trường hợp Kiệt, Trụ làm loạn nước; như vậy tức như nói về khẩu vị, nếu không đưa ra đường mật thì đưa ra rau đắng, rau đay; nghi luận như vậy là nói cho nhiều mà không hợp lý hợp phép vì đưa ra hai trường hợp cực đoan, làm sao có thê bắt bẻ những lòi hợp đạo lý được” .

{Hàn Phi Tử, Nạn thê).

Cũng xuất phát từ chủ trương tính ác, Hàn Phi Tử cũng không mong chờ việc cảm hoá để người dân hoá thiện bằng đạo đức của nhà cầm quyền, chỉ cần làm sao hạn chê để

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đạivân đề nhà nuỄt pháp quyền

người dân không làm điều ác: “Bậc thánh nhân trị nước, không trông mong gì dân làm điều thiện chỉ cốt sao cho dân đừng làm bậy thì khắc nước có thế không làm bậy. Người tr ị nước dùng chính sách nào thích hợp với đại chúng mà bỏ chính sách nào thích hợp vói một sô ít người, cho nên không vụ đức mà vụ pháp luật” (Hàn Phi Tử, Hiển học).

Hơn nữa việc dùng sức mạnh của pháp luật đê bắt ngưòi ta tuân theo là phù hợp với bản tính ưa phục tung quyền lực của con người theo cách quan niệm của Hàn Phi Tử: “Tính con ngưòi có ưa có ghét - ưa tư lợi, ưa được khen, ghét bị cực khổ, bị hình phạt, cho nên có thế dùng hình phạt để dắt dẫn, ngăn cấm họ. Đạo tr ị nước chỉ có vậy thôi”

(.Hàn Phi Tử, Bát kinh). Hàn Phi Tử cho rằng đạo iức

khởng thể cảm hoá được những tính xấu con người mà phải dùng pháp trị: “Nay có đứa con hư, cha mẹ giận la ó. nó không sửa tính, ngưòi trong làng trách nó cứ trơ trơ, taầy dạy nó cũng không chừa. Lòng yêu của cha mẹ, hành cộng của người trong làng, và lòi giáo huấn sáng suốt của taầy dạy, có đủ ba cái đẹp đẽ đó mà chung quy bộ đem binh tới th i hành phép nưóc, lùng bắt kẻ gian, lúc đó nó mói hoìng sợ, thay đổi tính khí, hạnh kiểm. Vậy, lòng yêu của cha mẹ không đủ dạy con, phải đợi có nghiêm hình của châu bộ ÍĨ1ỚÌ được, vì dân vốn được yêu thì nhờn, phải dùng uy lực cnới chịu nghe” (.Hàn Phi Tử, Ngũ Đô).

Không tin vào việc có thể dùng đạo đức để dẫn dắt con người, Hàn Phi Tử tìm đến phốp luật như một phương thức đế kiểm soát tính ác của con người. Ông định nghĩa : “Piáp

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

luật là hiến lệnh công bô ở các công sở” . Như vậy, có nghĩa là pháp luật phải là thứ do nhà nước ban hành và công bô trong nhâp dân. Hàn Phi Tử ví pháp luật như cái quy, cái củ, những đồ dùng làm tiêu chuẩn. Pháp luật được Hàn Phi Tử hiểu là tiêu chuẩn của hành vi của cọn người. Lý thuyết của Hàn Phi Từ chcrrang phẫp luật là điều kiện chủ yếu, điều kiện người là thứ yếu, chỉ cần duy trì được hiệu lực của pháp luật thì sẽ giữ được trạng thái ổn định xã hội. Theo Hàn Phi Tử, việc bảo vệ hiệu lực của pháp luật là tôi cần thiết cho việc cai trị. Tuy nhiên, theo pháp gia, pháp luật đê có thể trở thành công cụ hữu hiệu của quyền lực nhà nước phải có yêu cầu nhất định của nó.

C. Pháp luật phải có tính khách quan. Hàn Phi Tử chủ

trương pháp luật phải phù hợp với thực tiễn khách quan. Thực tiễn luôn biến đổi, nên pháp luật cũng phải biến đổi theo cho phù hợp với thòi thế. Hàn Phi Tử viết: “Pháp luật cùng với thòi mà thay đổi thì nước trị, tr ị dân mà hợp với đời thì có kết quả (...)• Thời thay mà pháp luật không đổi, thì nưỏc loạn, đòi đã thay mà cấm lệnh không biến thì đất nước chia cắt. Cho nên thánh nhân tr ị dân thì pháp luật theo đời mà đổi, cấm lệnh cùng vói đòi mà biến” . Sự phù hợp của pháp luật vối hiện thực khách quan là yêu cầu cần thiết cho hiệu lực của pháp luật trong đời sông xã hội.

(-■ Pháp luật phải có tính phô biến. Hàn Phi Tử viêt:

“Pháp luật là cái chép trong sáph vở, bày ở công sở và công bô cho toàn dân. Pháp luật không gì bằng bày ra cho mọi người biết. Bậc minh chủ nói đến pháp luật thì hết thảy

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vẫn đề nhà núót pháp quyền

những kẻ ty tiện trong nước đều được nghe biết”. Cách thức để phổ biến pháp luật trong nhân dân mà Hàn Phi Tử đê cập đến là viết lên thẻ tre treo ở nơi công cộng, và dùng quan lạ i dạy pháp luật cho dân. Cách thứ hai được Hàn Phi Tử rất nhấn mạnh. Đó là cách mà ông gọi là “ dĩ pháp vi giáo” (lấy pháp luật làm sách giáo khoa), “dĩ lạ i vi sự” (lấỵ quan lại làm thầy). Quan niệm về tính phổ biến của pháp luật của Hàn Phi Tử mang tính tiến bộ so với thời đại. Pháp luật trong nhà nước pháp tr ị mang tính phổ biến, khác với lễ trong nhà nước nhân tr ị mang tính hạn hẹp, “lễ bất há thứ dân” , chỉ lưu hành trong nội bộ giới cầm quyền.

^ Pháp lu ậ t phải minh bạch, rõ ràng, dể hiểu, thống nhăt.

Pháp luật là để áp dụng cho dân nên phải soạn thảo sao cho dân dễ hiểu. Hàn Phi Tử viết: “Cái gì mà kẻ sỹ có óc tinh tê mới biết được thì không nên ban hành làm lệnh, vì dân không phải ngưòi nào cũng có óc tinh tê cả”. Pháp luật phải được soạn thảo một cách tường tận, rõ ràng, dễ biết đê dân hiểu thống nhất và có thể áp dụng được thống nhất. Hàn Phi Tử chỉ ra rằng: “Pháp luật mà tỉnh lược thì dân chúng hay tranh tụng, vì vậy mà (...) pháp luật của mình phải ghi việc rất tưòng tận” . Tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi mọi người ở mọi nơi khác nhau trong nước đểu hiểu pháp luật như nhau và pháp luật được áp dụng như nhau.

Còng bằng lấ một yêu cầu của pháp luật trong nhà nước

pháp trị. Hàn Phi Tử viết: “Bậc thánh nhân xem sự thực của sự phải quấy, xét tình hình của sự tr ị loạn, cho nên trị nước thì mình định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

khắc đê cứu loạn cho quần chúng, trừ hại cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp sô ít, người già được hưởng hết tuổi già, bọn trẻ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị ghét hay giặc cầm tù, đó cũng là các công cuộc lớn vậy” . Công bằng của pháp luật đòi hỏi sự áp dụng pháp luật như nKau không phân biệt kẻ

sang-người hèn hay đẳng cấp, địa vị xã hội... Quan niệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này tiến bộ so vối quan niệm “hình bất hướng đại phu” của Nho gia. Tính công bằng của pháp luật đòi hỏi nhà cầm quyền phải chí công vô tư, không thiên vị, căn cứ vào pháp luật mà áp dụng: “Pháp luật không thể a dua người sang cũng như dây mực không thể uôn theo gỗ cong (cho nên) tr ị tội thì không chừa các quan lớn, thưởng công thì không bỏ sót dân thường”.

Làm tnê nào để bảo đảm hiệu lực của pháp luật? Hàn Phi Tử tìm đến “thế'’ như một phương thức đê duy trì hiệu lực của pháp luật. Thực chất, cái mà Hàn Phi Tử gọi là “thể” chính là quyền lực nhà nước. Hàn Phi Tử phân biệt “thê tự nhiên” và “thê do con ngưòi” thiết lập nên. Thế tự nhiên là muôn nói tới quan niệm của Nho gia cho rằng quyền lực của nhà vua là do Trời trao cho và được chuyên giao một cách tự nhiên (truyền ngôi thê tập). iThế do con người lập ra thực chất là quyền lực nhà nước do con người giành được trong sự đấu tranh giành quyền lực chính trị giữa các thê lực thống trị. Quan niệm vê thê do con người lập ra của Hàn Phi Tử đặt cơ sở cho việc cách mạng chính

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đài và lân đề nhà nuẺt pháp quyền

trị, thay đổi chê độ. Quyền lực nhà nước trong nhà nưá.c pháp tr ị là một thứ thê do con ngưòi lập ra, tức là quyền lực nhà nưóc do con người thiết lập phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội. Quyền lực nhà nước là một bảo đảm cho sự cai tr ị của nhà cầm quyền đối với dân chúng. Nắm được quyền lực nhà nước sẽ có điêu kiện để thông tr ị xã hội. Đạo đức của nhà cầm quyền không đủ để duy trì trậ t tự xã hội: “Không có sự khuyên khích khen thưởng, không có cái uy của hình phạt, bỏ quyền thê pháp luật, mà không tr ị nổi ba nhà” (Hàn Phi Tử, Nạn thế).

Từ việc đề cao quyền lực trong cai trị, Hàn Phi Tử chủ trương rằng quyền lực đó phải tập trung trong tay nhà vua. Từ việc đề cao việc tập quyền vào nhà vua, lý thuyết pháp tr ị cũng quan niệm quyền lực của nhà vua phải được phục tùng và tôn kính triệ t để. Hàn Phi Tử viết: “Tuân theo phép tắc tr ị thê vĩnh hằng này, vua dù không có tài đức, bê tôi cũng không dám xâm hại tới vua” (Hàn Phi Tử, Trung Hiếu). Vua dù tàn bạo như Kiệt, Trụ bề tôi cũng không được

xâm phạm, xâm phạm là nghịch thần, là trá i đạo làm tôi. Vua Thanh giết vua Kiệt, vua Võ chém thây vua Trụ, cho nên Hàn Phi Tử chê: “Thanh, Võ làm vua mà lại thí chúa, chém thây chúa” (Hàn Phi Tử, Trung hiếu). Một hệ quả nữa

của quan điểm đề cao quyền lực là đưa sự thưởng, phạt lên

hàng đầu của việc cai tr ị vì thưởng, phạt là hình thức biểu hiện của quyền lực, đó là hai cái “cán” , hai quyền bính trong tay nhà vua. Hàn Phi Tử cho rằng muốn tr ị nưóc thì vua chỉ cần thưởng phạt mà không cần đến lễ, nhạc.

Các chú ứmyết chính trị Trung Hoa

Có thế nhận thấy rằng chủ trương pháp tr ị của Hàn Phi Tử là chủ trương đê cao sự thương phạt. Hàn Phi Tử vẫn chịu sự chi phôi của quan niệm coi pháp luật là hình phạt. Khi đê cao pháp luật thì vê thực chất là Hàn Phi Tử đề cao hình phạt. Điểu này rất hợp lôgích với quan niệm của ông vê bản tính con người là tự tư tự lợi, ưa phục tùng quyền lực. Khi đê cao pháp luật Hàn Phi Tử chưa đi đến được quan niệm coi pháp luật là những quy tắc tông quát chi phôi cả nhà nước cả người dân, tiế t chê hành vi của nhà nước. Mặc dù Hàn Phi Tử có ví pháp luật như cái quy, cái củ(U1) nhưng đó cũng chỉ là hình phạt được nhà nước áp dụng một cách công bằng, có chuẩn mực đối với người dân. Về điểm này, lễ trị của Tuân Tử tiến bộ hơn pháp tr ị của

Hàn Phi Tử.

Trong thời kỳ tiền Tần ở Trung Hoa các quan điểm về nhà nước pháp trị của các pháp gia trưốc Hàn Phi Tử đã được áp dụng với một mức độ nhất định ở một sô nước chư hầu. Chẩng hạn, Tần Hiếu Công đả áp dụng chủ trương “biến pháp” của Thương Ưởng. Lý thuyết pháp trị của pháp gia mà đỉnh cao là Hàn Phi Tử đã được Tần Thuỷ Hoàng áp dụng trong việc thống nhất Trưng Hoa. Nhà nước Trung Hoa dưới thời nhà Tần vói cơ sỏ lý thuyết pháp tr ị của nó có thê gọi là một nhà nưốc pháp trị.

Người phương Tây gọi nước Trung Hoa là “Chine” . Thực

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 157)