Luận ngữ Lê Phục Thiện dịch NXB Văn học, 1992, tr.631.

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 55)

- Thôngti n, H, tr 188.

391 Luận ngữ Lê Phục Thiện dịch NXB Văn học, 1992, tr.631.

‘40) Đ ạ i học - T ru n g dung. Đoàn T ru n g Còn dịch. N X B Thuận Hoá,

Triết lỷ chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà m ít pháp quyền

Nho giáo còn chỉ cho người ta cách suy tư để đạt đến tri thức xác đáng: phải biết ngừng ở chỗ nên ngừng (tri chỉ), có

phương hướng rõ rệt (định), không xao xuyến vô vị (tĩnh),

không lo lắng vô ích (an), xử sự tinh tưởng (lự), nhận thức

sáng tỏ vấn đề (đắc).

Như vậy, chỉ có học mới trở thành người quân tử và xứng đáng tham dự vào đòi sống chính trị. Trong thòi gian dài trong xã hội Trung Hoa sau này, trong xã hội địa chủ phong kiến, sự học đã có tác dụng thông tr ị to lớn. Nhưng, có sức mà theo đuôi cái học như thế chỉ có bọn sỹ; nói cách khác, chỉ có con em những người có của mới có thể có cơ hội tìm học, còn những người sản xuất, những công nông suốt ngày chỉ tích luỹ vào nghề sản xuất, rõ ràng là không có sức theo học được(4l>.

Sự học của ngưòi quân tử là học đạo lý. Đạo lý của Nho gia căn bản là đạo nhân. Quân tử phải là người có đạo nhân. Nhân là đức mục thuộc phạm trù quân tử và bao trùm các đức mục khác(J2).

Nhân là thuộc tính của ngưòi quân tử; quân tử không còn đức nhân thì không còn là ngưòi quân tử nữa. Trên cơ

đạo nhân, Nho giáo đưa ra hàng loạt những tiêu chuẩn của ngưòi quân tử vói tư cách là những mặt thể hiện của nhân..

t41) Lã Trấn Vũ. L ịc h sử tư tưởng chính t r ị T ru n g Quốc. N X B Sự t h ậ t . , ,

H, 1964, tr.269.

(42) Trần Đình Hượu. Các bài giảng về tư tưởng phương Đông. NX E Ị;

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

Cùng với thứ, trung là một giá tr ị cách nhân không xa. Trung gồm chữ trung và chữ tâm. Trung nghĩa là đúng như lòng mình, không dối trá. Trung lạ i hàm một nghĩa nữa là trúng, đúng, chính giữa, không thái quá, không bất cập. Trung theo nghĩa như vậy là trung dung: “Quăn tử chi trung dung giả, quân tử nhi thời trung"W). Trung dung là

người quân tử chọn cái vừa phải mà theo.

Một tiêu chuẩn khác của người quân tử là lễ. Khổng Tử

dạy Nhan Uyên rằng: “Phi lễ vật thị, p h i lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, p h i lễ vật động'’ (Không phải lễ thì không nhìn,

không phải lễ thì không nghe, không phải lễ thì không nói, không phải lễ thì không làm). Được gọi là người có lễ là người biết được những nghi thức, những nguyên tắc của nhà nước, những quy định của nhà nước vê quản lý xã hội.

Quân tử phải là người trọng nghĩa. Khổng Tử nói: “Quân tử chi ư thiên hạ, vô đích dã, vô mạc dã, nghĩa chi dữ tý '

(Người quân tử đối với việc đời, không chuyên chủ làm theo, không nhất định không làm, chỉ làm theo việc nghĩa). Nghĩa là cái hợp lý, cái quy định của xã hội đối với con người; nghĩa chỉ cho phép con người hưởng thụ theo lễ; vui vẻ, sung sướng, phú quý bằng con đường lễ, được quy định bằng mức độ mà lễ cho phép. Do đó nghĩa là biểu hiện của lễ<44>.

<43,) L u ậ n ngữ. Lê Phục Thiện dịch. NXB Văn học, 1992, tr.569.

(4411 T r ầ n Đình Hượu. Các bài g iả n g về tư tưởng phương Đông. NXB

Triết lý chắih trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nuÉt pháp quyầĩ

Quan chức nhà nước không thể là người kém hiểu biết. Cho nên quân, tử còn phải có một tiêu chuẩn nữa l à trí. Trí

là hiểu biết, biết vật và biết mình. Quân tử phải hiểu biết nhiều, biết rộng, có thể làm được nhiều việc, chứ không như một đồ khí cụ chỉ dùng vào một việc '.“quăn tử bất như k h i'

Nho giáo còn yêu cầu ngưòi quân tử phải có tiêu chuẩn nữa là tín. Khổng Tử nói “nhân nhi vô tín bất tr i kỳ khả dã”

(làm người mà không có đức tín thì không biết có gì là tốt nữa). Tín là tín thực, lòi nói phải thành thật và hành động phải phù hợp vói lời nói.

Quân tử lạ i còn phải là người có đức dũng. Khổng Tử

dạy rằng: “kiến nghĩa bất vi ƯÔ dũng dã “ (Thấy điều nghĩa

mà không làm thì không phải là dũng vậy). Dũng là bản lĩn h của người quản lý; giám tham dự vào đời sống xã hội, giám chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, giám đương đầu vói những hoàn cảnh khó khăn. Dũng là lòng can đảm, là khả năng quyết đoán, là năng lực mạnh mẽ của ý chí. Đỉnh cao của dũng là nhẫn, tính tự chủ trưóc mọi hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài những giá tr ị trên, Nho giáo còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn khác cho ngưòi quân tử như cẩn ngôn, siêng năng, cung kính... Nhưng trên đây là những giá tr ị quan trọng mà một người quân tử cần phải có để có thể tham gia vào việc cai quản xã hội.

Những tiêu chuẩn về người quân tử với tư cách người cầm quyền mà nho gia đưa ra là rất nhiều. Quân tử theo

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

Nho giáo gần như một con người hoàn thiện. Ngay bản thân Khổng Tử cũng không giám nhận mình là người quân tử.

Những tiêu chuẩn về người quân tử mà Nho giáo đưa ra có ảnh hưởng lớn đến đời sau. Dân tộc Trung Hoa đã sản sinh ra những người có thê gọi là quân tử như Đổng Trọng Thư, Đào Uyên Minh, Vương Dương Minh, Vương An Thạch, Tô Đông Pha... Họ là những ngưòi có tài có đức, sông vì nước, vì dân, xả thân vì nghĩa, không mưu cần công danh lợi lộc, tận trung báo quốc, thanh liêm, chính trực.

Như vậy, nội dung đầu tiên của một xã hội nhân bản trong triế t lý của Khổng học là việc tr ị quổc lấy yếu tố nhà

cầm quyền làm căn bản chứ không phải pháp luật; nhà cầm quyền phải tu dưỡng theo đạo nhân, phải là ngưòi có đạo đức, phải là những người quân tử. Sách Trung Dung chép lời Khổng Tử : “Đạo đức của con ngươi làm cho chính trị có kết quả (...) cho nên làm chính tr ị cốt ở con người” . Xã

hội nhân bản lấy sự tu dưỡng đạo đức cuả nhà cầm quyền là điều kiện tiên quyết đối vối hiệu quả của việc ổn định xã hội. Mệnh đề “Chính giả chính g iã ”(Ai) là mệnh đề bất hủ

của Khổng Tử. Việc chính trị cốt ở chính tâm của người trị

dân. Đạo đức của nhà cầm quyền sẽ ảnh hưởng và cảm hoá dân chúng, dân chúng sẽ làm những điều thiện, mà xã hội được thịnh trị. Khổng Tử ví đức của người cầm quyên như gió, đức của ngưòi dân như cỏ, gió thổi thì cỏ rạp xuống

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà ոսծէ pháp quyền

“Quân tử chi đức phong, tiếu nhăn chi đức thảo. Thảo thược chi phong tất yể«yt46).

Cho nên, việc chính tr ị không khó nếu biết giữ thân mình cho đoan chính, nếu không biết giữ thân mình cho đoan chính thì không thể sửa ngưòi khác cho đoan chính. Nhà quản lý mà chính đáng thì không cần ra lệnh, dân cũng theo, mình không chính đáng, tuy ra lệnh dân cũng không theo. Hiệu quả của một nền nhân tr ị là: “Ví chính d ĩ đức, th ị như Bắc thần, cư kỳ sở nhi chúng tinh ủng chi”

(làm chính tr ị mà dùng đức thì như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả).Tổng kết và diễn giải thêm quan niệm trên của Khổng Tử, Tăng Tử - học trò xuất sắc của Khổng Tử viết trong sách Đại học: “CỔ chi dục m inh minh đức ư thiên hạ giả tiên tr ị kỳ quốc. Dục tr ị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia dục tề kỳ gia giả tiên tu kỳ th â n '14՜'

(Đời xưa muốn làm sáng đức trong thiên hạ thì trước hết phải tr ị nước mình. Muốn tr ị nước mình phải tê nhà mình, muốn tê nhà mình thì trước hết phải sửa mình).

Như vậy, triế t lý nhân bản chính tr ị của Khổng Tử coi yếu tố con ngưòi - nhà cầm quyên làm căn bản; lấy sự tu

dưỡng đạo đức của nhà cầm quyền làm yếu tô" căn bản trong việc tr ị quốíc. Thực tiễn của các nhà nước trong xã hội phong kiến Trung Hoa cũng như ở Việt Nam chịu ảnh

l46) L u ậ n ngữ, Lê Phục Thiện dịch. NXB Văn học. H, 1992, tr.30.

<47) Đại học - T ru n g dung. Đoàn T ru n g Còn dịch. NXB Thuận Hoá, Huế, 1996, tr.6.

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

hưởng của triết lý này cho thấy nhà cầm quyền được tuyển chọn theo một hình thức phổ biến là th i cử (ngoài ra còn có tiến cử, thê tập...). Các kinh điển của Nho gia - Tứ Thư, Ngũ Kinh là các sách mà ai muôn qua th i cử đê tham gia vào công việc nhà nước phải học. Việc tuyển chọn nhà cầm quyền không quan tâm nhiều đến trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật mà quan trọng nhất là có đạo đức. Tứ Thư, Ngũ Kinh - các sách luân lý được coi là cơ sở tuyển chọn nhà cầm quyền. Chính từ việc tuyển chọn như vậy, mà những người cầm quyền có thê trở thành những bậc quân tử.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng do quá quan tâm đến yếu tô con người nên triế t lý chính trị của Không Tử ít quan tâm đến vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, lại càng chưa thể đặt ra được vấn đê tô chức và vận hành quyền lực theo pháp luật. Nền chuyên chê của các quôc gia phương Đông như Trung Hoa và Việt Nam trong lịch sử có cội nguồn sâu xa từ bệ đỡ tư tưởng Khổng giáo ở triế t lý trọng th ị yếu tô" nhà cầm quyền.

Hơn nữa, do quá nhấn mạnh đến các yếu tô՜ đạo đức, mà trong nhà nước phong kiến Trung Hoa cũng như Việt Nam chịu ảnh hưởng của triế t lý chính tr ị Khổng Tử, nhà cầm quyền - những bậc quân tử mặc dù có tư cách đạo đức rấ t đáng kính, nhưng họ lại thiếu đi các tr i thức cần thiết về kinh tế, kỹ thuật. Đây là một hạn chê của triế t lý chính tr ị của Khổng Tử.

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đạivấn để nhà n iít pháp quyền

Nhưng trong chính trị, chỉ quan tâm đến yếu tô nhà cai trị thôi thì không đủ. Một nền chính tr ị tốt cần quan tâm cả đến yếu tố nhà cầm quyền lẫn các cơ chê vận hành của quyền lực cùng những khuôn khô pháp lý của quyển lực.

Triết lý về một xã hội nhân bản của Khổng học còn chứa đựng một ý tưởng sâu sắc nữa là: nhà nưốc phải phản ánh được tính thống nhất của nhân tính. Một nhà nưốc lấy con người làm căn bản thì phải quan tâm đến hoàn thiện con người vối tư cách là một con người.

Trong một xã hội hướng đến các giá tr ị đặc trưng của loài ngưòi như vậy, thì không chỉ nhà cầm quyền phải tu dưỡng đạo nhân mà còn phải có trách nhiệm làm cho người dân hoàn thiện mình theo các giá tr ị đó. Tuy nhiên, nhà nho cũng không phải không thực tiễn. Trước khi hoàn thiện tinh thần thì phải có ăn, có mặc. Từ đó Khổng Tử yêu cầu nhà cầm quyền phải có chính sách dưỡng dân.

j Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, chiến tranh liên miên,

dân chúng điêu đứng. Nhiều bài trong Kinh Thi phản ánh những nỗi than oán của dân về cảnh nghèo đói. Từ thực tê đó, các nho gia đã đưa ra chính sách dưỡng dân, chủ trương rằng nhà cầm quyền phải nuôi dưỡng dân chúng để dân chúng được sống ấm no, giàu có. Tử Cống hỏi về cách cai trị. Khổng Tử bảo phải “túc thực" (lương thực cho đủ nuôi

dân - Luận Ngữ, Nhan Uyên). Khổng Tử đến nước Vệ,

Nhiễm Hữu đánh xe theo hầu. Khổng Tử nói: “Dân nước va đông thay!” Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã đông nhà cầm quye

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

phải làm gì nữa?” . Khổng Tử đáp: “Phải làm cho họ giàu có”

(.Luận Ngữ, Tử Lộ). Để dân được no đủ và giàu có, Khổng

Tử chủ trương tiết kiệm và sử dụng tài sản của xã hội một cách có chừng mực, không nên lãng phí của cải của dân, như vậy chính là yêu dân: “Tiết dụng nhi ái dân” . Hơn nữa, lại còn phải sử dụng sức dân đúng lúc: “Sử dân dĩ thời”

(Luận Ngữ, Học nhi). Nếu huy động sức dân thì nên tiến

hành lúc nông nhàn, không nên vào lúc dân đang cày cấy. Vào thời đại của Khổng Tử có chính sách thu thuê bằng cách bắt dân làm xâu, có khi rất nặng mà lạ i bất công vì thứ thuê đó chỉ áp dụng vào đầu dân đen. Cái tai hại nhất của chính sách bắt dân làm xâu là mỗi khi triều đình có việc gấp thì dù đương mùa cấy, mùa gặt cũng bắt dân bỏ đó mà làm việc cho triều đìnhH8>. Chính vì vậy, Khổng Tử mới chủ trương rằng việc sử dụng sức dân phải đúng thời.

Điều quan trọng đê bảo đảm cho nhân dân được sống no đủ, giàu có là phải phân phối quân bình. Khổng Tử nói: “Khâu này nghe nói người có nước (tức là vua), có nhà (tức các đại phu, chủ các ấp phong) không lo nghèo thiếu mà lo sự phân phổi không quân bình, không lo ít dân mà lo xã tắc không yên. Phân phối quân bình thì dân không nghèo; hoà thuận như vậy xã tắc dễ yên ổn, chính quyền không nghiêng đổ” . Phân phối quân bình thì không để cho ngưòi giàu quá trong khi những người khác lại nghèo quá, phải

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)