Th uG iang N guyễn Duy cần Lão Tử tinh hoa NXB Thành phô'

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 134)

V. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA LÃO TỬ

m Th uG iang N guyễn Duy cần Lão Tử tinh hoa NXB Thành phô'

Hồ chí M in h , 1996, tr.60.

<97) Lâm Ngữ Đưòng. Sông đẹp. N X B V ăn hoá thông tin , H, 1993,

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

vật chất đồng thời nhân dân được hưởng thụ đời sống tinh thần thanh thản. Một nhà nước quản lý xã hội tốt là phải vừa phát triển vê kinh tê lại vừa phát triển về văn hoá; nhân dân trong nhà nước đó hưởng một cách cân bằng các giá t r ị vật chất và tinh thần.

Đe làm rõ hơn những điểm tích cực của chủ thuyết Lão Tử, tôi xin tham chiếu chủ thuyết này với một sô՜ triế t thuyết phương Tây.

Nói đến triế t học pháp quyền chủ yếu ngưòi ta hiểu là triế t học pháp quyền ở phương Tây mà đỉnh cao là Hegel, chứ ít nói đến triế t học pháp quyền phương Đông. Tư tưởng vô vi của Lão Tử về nhà nưâc khác với tư tưởng của Khổng Tử về nhân tr ị hay tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp tr ị ỏ chỗ tư tưởng vô vi của Lão Tử về nhà nưóc có một cơ sở triế t học tự nhiên. Lão Tử là người đầu tiên trong triế t học Trung Hoa luận về vũ trụ, đặt vấn đề bản thể luận. Lão Tử đã xây dựng một thê giói quan triế t học tự nhiên làm cơ sở cho chính trị quan của mình. Những quan điểm về nhà nước vô vi của Lão Tử là dựa trên quan điểm của ông về Đạo - bản thê của vũ trụ. Những quan điểm của Lão Tử về nhà nước vô vi có một mức độ trừu tượng hoá rất cao, không đơn thuần chỉ là những tư tường chính trị - pháp lý mà đã

được nâng lên tầm triế t học. Đây có thể là dấu hiệu của triế t học pháp quyền phương Đông.

Lý thuyết vô vi của Lão Tử thực chất là muốn đặt vấn đê rằng nhà nước và pháp luật phải tôn trọng bản tính tự

Triết Iỷ chính trị Trung Hoa cổ đại \è vấn đề nhà nườc pháp quyền

nhiên của con người, tự do của con người. Đây là một tư tưởng rất gần với lý thuyết pháp lý tự nhiên của các nhà triế t học phương Tây. Pháp lý tự nhiên là một học thuyêt về một pháp lý lý tưởng, độc lập với nhà nước, dưòng như xuất phát từ lý tính và bản tính của con người. Những tư tưởng về pháp lý tự nhiên đã được đê ra ngay trong thời cô (Xô-crát, Platon, V.V.). Những tư tưởng về pháp lý tự nhiên đã được truyền bá nhiều nhất trong thời kỳ những cuộc cách mạng tư sản ở phương Tây (thê kỷ X V II - X V III). Những ngưòi ủng hộ học thuyết về pháp lý tự nhiên - Grôxi, Xpinôda, Lốccơ, Rútxô, Môngtexkiơ, Hônbách, Cantơ, Rađisep... đã sử dụng nó để phê phán chê độ phong kiến, để chứng minh cho tính tự nhiên và tính hợp lý của xã hội tư sản(98).

Học thuyết pháp lý tự nhiên chủ trương cũng giống như lý thuyết vô vi của Lão Tử rằng các đạo luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với sự tự nhiên vốn có của con người, tôn trọng tự do của con người. Học thuyết pháp lý tự nhiên mang tính chất duy tâm và siêu hình. Lý thuyết này đã không nhìn nhận tính lịch sử và tính giai cấp của các quyền lợi của con ngưòi, mốỉ liên quan của chúng đối với sự phát triển những điều kiện vật chất của đời sống xã hội<99>.

(98) Từ điển T riế t học. NXB Tiến bộ, Mát- xcơ - va, 1986.

m Lịch sử các học th u yế t chính trị trê n thê giới. Bản dịch của Lưu

K iếm Thanh và Phạm Hồng T hái. N X B Văn hoá thông tin , H, 2001, tr.243.

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

Tuy nhiên, lý thuyết pháp lý tự nhiên cũng như lý thuyết vô vi cũng có những yếu tô՜ hợp lý nhất định.

Madison cho rằng: “Chính phủ là gì, nếu không phải là cái đã phản chiếu rõ ràng nhất bản tính của loài ngưòi?”(l0<>).

Nhà nước là một bộ máy mà thông qua đó con người quản lý con người. Cho nên, bộ máy nhà nưốc phải phản ánh được tính tự nhiên của con người. Trong việc tô chức nhà nước phải trù liệu trưóc và ngăn ngừa được những hậu quả xấu do con người trong bộ máy đó gây ra vốn là những tính tự nhiên vốn có của con người như sự đam mê quyển lực mà tha hoá quyền lực. Pháp luật cũng phải được quy định phù hợp với tính tự nhiên vốn có của con người, tôn trọng các quyền tự do của con người.

Như vậy, có thể nói rằng lý thuyết vô vi, cũng như lý thuyết pháp lý tự nhiên có ý nhằm chống lại sự chuyên chê của nhà nước, nó vạch ra những giói hạn là sự tự nhiên của con người, tự do của con người mà nhà nước và pháp luật của nhà nưốc phải tôn trọng, không được vi phạm, và có những tác động phù hợp.

Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý phương Tây có nội dung

<100> H a m inton, M adison, Jay. The F e d e rlist Papers- L u ậ n về H iến pháp Hoa K ỳ, bản dịch của Nguyễn H ưng Vượng. NXB N hư

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đạivấn đề nhà nu6t pháp qu)ền

nhằm giới hạn sự lộng quyền của nhà nước, sự can thiệp quá mức của quyền lực công vào khu vực tư nhân. Nhà nước pháp quyền được chỉ ra nhiều dấu hiệu đặc trưng. Nhưng suy cho cùng, thì những dấu hiệu đặc trưng của nhà nưóc pháp quyền đều hướng đến mục đích hạn chê sự lạm quyền của nhà nước, chống lạ i sự can thiệp quá mức của quyền lực nhà nước vào xã hội dân sự, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ của con người. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước thừa nhận và có nghĩa vụ bảo đảm tự do của con người, không được can thiệp vào đòi sống cá nhân của con ngưòi. Tư tưởng này rấ t gần với tư tưởng vô vi của Lão Tử.

Nếu về phía nhà nưốc có nguyên tắc tốt nhất là nhà nước quản lý ít nhất thì pháp luật cũng có nguyên tắc tương đồng: Pháp luật tốt nhất cũng là pháp luật tinh tưòng nhất và điều chỉnh ít nhất. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật được đặt ra là để bảo vệ nhân dân, tạo điều kiện cho sự phát triển của đòi sống nhân dân. Việc giói hạn hành vi của công dân bằng những quy định pháp luật rắc rối và phiền phức của nhà nước sẽ không khơi dậy những tiềm năng dồi dào trong nhân dân, sự phát triển năng động của đời sống kinh tê - xã hội.

Như vậy, lý thuyết vô vi của Lão Tử có sự gặp gỡ với học thuyết nhà nước pháp quyển. Nến như có tư tưởng vê nhà nước pháp quyền ở phương Đông thì có lẽ đầu tiên phải kể đến là tư tưỏng của Lão Tử.

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

Tử đâu phải chỉ sống cho một nước Trung Hoa và cho thời buổi của ông mà thôi đâu: ông là một trong những bậc thầy thuần tuý và sâu sắc nhất của nhân loại”<l0l>.

Nhận định này có phần tương đồng với tư tưởng của Lão Tử vê nhà nước. Tư tưởng vô vi của ông đúng là có phản ánh thời thế, nhưng cũng có những yếu tô՜ vượt khỏi hoàn cảnh, bứt ra khỏi khuôn mẫu chung của tư tưởng chính tr ị đương thòi. Tư tưởng vô vi của Lão Tử về nhà nước không được các nước chư hầu thòi đó cũng như Trung Hoa và các nưốc phương Đông sau này áp dụng vì những quan điểm tự do của con người, giảm sự can thiệp của nhà nưóc vào đời sống xã hội không dung hợp được vối nền quân chủ chuyên chế phương Đông. Nhưng ngày nay, dưói ánh sáng của những học thuyết hiện đại về nhà nưốc trong những xã hội dân chủ hiện đại, có thể cần nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn học thuyết chính trị của Lão Tử.

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)