IV. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA MẶC TỬ
173) Nguyễn Hiến Lê Mặc học (Mặc tử và Biệt Mặc) NXB Văn hoá-
Thông tin , H, 1994, tr.208.
1741 N guyễn H iến Lê. M ặc học (Mặc tử và B iệ t M ặc). NXB Văn hoá-
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và văn đề nhà ոս6է pháp quyền
Đối với Mặc Tử, người quản lý nhà nưóc phải là những ngưòi hiền, chứ không phải là bọn thân thích của nhà vua hay bọn cố cựu (người quen lâu) bất tài. Ngưòi hiền phài được ra tr ị nước, còn bọn quý tộc bất lực phải rú t lui, và trọng người hiền là căn bản của việc tr ị quốíc: “Thượng hiền vi chính chi bản” (Thượng hiền, trung). Bởi vì: “Người sang
và sáng suốt cai tr ị kẻ ngu và hèn hạ thì nước trị; người ngu và hèn tr ị kẻ sang và sáng suốt thì nưốc loạn” (Thượng hiền, trung).
Nếu như Khổng Tử nhấn mạnh đến người hiền với tư cách là người quân tử ỏ khía cạnh đạo đức, thì Mặc Tử lại nhấn mạnh người hiền ở khía cạnh tài năng và sự mẫn cán trong công việc.
Mặc Tử xây dựng nên một mẫu hình lý tưởng của một người hiền: “Người hiền tr ị nước, sáng sớm vào triều, chiều muộn mối về, xử án, coi việc hành chính; nhờ vậy mà nước trị, hình pháp th i hành đúng. Người hiền làm trưởng quan thì đêm ngủ sóm sáng dậy sốm, thu góp thuế quan, thuế chợ, và những nguồn lợi núi rừng, chằm, cầu để cho kho
lẫm được đầy; nhờ vậy mà kho lẫm được đầy, tài nguyên
không mất mát. Ngưòi hiền tr ị ấp thì sáng đi tối về, cày cấy, trồng cây, thu lúa đậu, nhò vậy mà lúa được nhiều, dân đủ ăn. Cho nên nước mà tr ị thì hình pháp th i hành đúng, kho lẫm đầy mà vạn dân giàu có. Bề trên [vua] có lúa gạo tinh khiết để cất rượu nấu xôi mà tê tròi và quỷ thần; ngoài có da lụa để giao tiếp với chư hầu bốn bể; trong nuôi được vạn dân, dân được ăn khi đói, nghỉ ngơi khi mệt mà
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
hoài vọng người hiền trong thiên hạ” (Thượng hiền, trung).
Tuy nhiên, Mặc Tử không phải là người không coi trọng đạo đức của quan chức nhà nước. Ong yêu cầu: “Kẻ sỹ hiền lương phải bồi dưỡng đức hạnh, luyện khoa ăn nói, học đạo thuật cho rộng” . Người hiền phải tu thân: “Người quân tử ở đòi muốn thành nghĩa mà có cái giúp họ sửa mình thì họ giận, có khác gì muốn xây bức tường, có ngưòi lại tiếp tay thì giận, há chẳng ngược đạo ư?” (Mặc Tử, Thượng hiền, thượng). Mặc Tử bảo Cáo Tử: “Anh không trị nổi cái thân
anh làm sao tr ị được nước?” {Mặc Tử, Công mạnh).
Như vậy, quan chức nhà nước theo Mặc Tử phải là người hiền với những tiêu chuẩn là phải có khả năng quản lý nhà nước, mẫn cán trong công việc, và cũng phải sửa mình theo các giá trị đạo đức. Một ngưòi quan chức như thê mới có thể th i hành được đạo kiêm ái, giúp dân, giúp nưóc, vì những lợi ích chung của xã hội.
Phương thức kiêm ái của Mặc Tử có những điểm giông mà cũng có những điều khác vối phương thức nhân tr ị của
Khổng Tử. •
Mặc Tử không chê đạo nhân của Khổng Tử. Mặc Tử
thường dẫn ra các gương kiêm ái của vua Vũ nhà Hạ, vua Văn Vương, Võ Vương nhà Chu, tức là những người mà Khổng Tử cũng nêu ra đê luận giải cho phương thức nhân trị của mình. Hàn Dũ đòi Tống cho rằng Mặc Tử tấ t dùng học thuyết của Khổng Tử. Có ý kiến cho rằng có lẽ Mặc Tử đã dùng học thuyết nhân của Khổng mà sửa lạ i thành
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và văn đề nhà niỂt pháp quyền
thuyết kiêm ái<75>.
Thật vậy, nhân tr ị và kiêm ái có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều chủ trương việc quản lý đất nước phải hướng vê phía lợi ích của nhân dân, nhà cầm quyền phải yêu thương dân, phải tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của dân, làm cho đất nưóc được giàu có, nhân dân được sống no đủ, phản đối chiến tranh...
Tuy nhiên, không phải vô lý khi người ta coi Mặc Tử là đối thủ đầu tiên của Khổng Tử. Nho gia và Mặc gia là những trường phái đổì lập nhau trong lịch S Ủ T Trong khi nhà nho xây dựng các học thuyết của mình trên chữ “nhân”, là tình yêu có những trường hợp tình tiết cụ thể, thì Mặc Tử lạ i xây dựng hộc thuyết của mình trên kiêm ái. Ông thừa nhận chữ “nhân” của nho gia đúng là một thứ tình yêu, song vẫn là một tình yêu hạn chế, bởi vì phải bắt đầu bằng yêu cha mẹ mình và điều này có nghĩa là người ta phải yêu cha mẹ người khác ít hơn, và đối với tổ quôc cũng thế, cho nên sẽ dẫn tới những xung đột. Không nên đưa vào tình yêu những cấp độ, tình yêu phải mở rộng cho mọi người, không phân biệt<76).
Nhân tr ị quan tâm nhiều đến sự tác động bằng đạo đức
<75> Nguyễn H iến Lê. M ặc học (M ặc tử và B iệ t M ặc). N X B Văn hoá -
Thông tin , H, t r . l l l .
(76) M ax K a lte n m a rk. T riế t học T ru n g Quôc. N X B Thê giối, H, 1999, tr.54.
Các chủ ứiuyết chính trị Trung Hoa
của nhà cầm quyền, cả bằng việc làm gương lẫn việc dạy cho dân các giá trị đạo đức. Như vậy, nho gia quan tâm nhiều đến đòi sông tình cảm của nhân dân. Trong khi đó, Mặc gia quan tâm nhiều hơn đến đời sổng vật chất của nhân dân. Mặc Tử khi nói đến “kiêm tương ái” là kèm theo “ giao tương lợi.” Khổng Tử nói nhiều đến “nhân” . Mạnh Tử nói cả “nhân” cả “nghĩa”. Mặc Tử nói nhiều đến “lợi” . Nho gia rất cầu kỳ vê lễ nhạc, nhiều khi trở nên lãng phí không cần thiết. Mặc Tử phản đổì sự cầu kỳ, lãng phí đó...
Nhìn chung, tư tưởng 'chính tr ị của Mặc gia mang tính nhân bản cao, đã tiềm ẩn những quan điểm vê bình đẳng và dân chủ. Kiêm ái là vì hạnh phúc chung của mọi người. Kiêm ái muốn hướng tới một trậ t tự xã hội công bằng, mọi người yêu thương nhau không phân biệt đẳng cấp hay bất cứ một lý do gì và cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp, và xã hội đó không có những cuộc chiến tranh giữa các nưốc với nhau. Mục đích của chính sách kiêm ái là vì người dân, có ý nghĩa xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc phục vụ những lợi ích cho nhân dân. Nhân dân được đặt vào trung tâm chính sách của nhà nước. Có thể nói rằng đó chính là những tư tưởng dân chủ sơ khai. Hơn nữa chủ trương thượng đồng của Mặc gia cũng có phần hợp lý vì có ý nghĩa đảm bảo cho sự lãnh đạo và điều hành đất nưóc được tập trung và thông nhất. Vào thời kỳ nào th ì tập trung cũng là một yếu tô՜ cần thiết của việc quản lý nhà nưốc.
\
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nvôc pháp quyền
Mặc gia mang tính chất không tưởng. Mặc Tử quan niệm về đòi sống của loài ngưòi có vẻ đơn giản. Bản chất xã hội của con người nói lên tính chất phức tạp của cuộc sông con người. Không thể đánh đồng mọi người như nhau. Yêu thương mọi người như nhau, coi người cũng là mình là một luận thuyết không phù hợp với bản tính của con người. Chủ trương tiế t kiệm của Mặc Tử trở nên thái quá, làm cho con ngưòi nếu sống theo chủ trương đó sẽ trở nên khắc khổ.
Do tính chất không tưởng của nó mà lý thuyết của Mặc gia chỉ nổi lên được một thời nhưng cũng không có nước chư hầu nào có thể áp dụng được, sau đó cả một thòi gian dài trong lịch sử triế t học Trung Hoa nó không được nhắc đến. Mãi sau này kiêm ái của Mặc gia mới được các nhà cách mạng Trung Hoa đề cao vì nhận thấy những điểm tương đồng của kiêm ái với chủ nghĩa cộng sản.
Trang Tử có thể là người nhận xét chính xác về Mặc Tử. Nam Hoa Kinh viết: “Dụng tâm của Mặc Tử tốt nhưng thực hành sai” . Chúng ta có thể đồng ý với Trang Tử rằng: “Mặc Tử quả là ngưòi tốt trong thiên hạ” .