Nguyễn Hiến Lê Khổng Tử Nxb VHTT, H 1996 tr.165.

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 63)

- Thôngti n, H, tr 188.

1481Nguyễn Hiến Lê Khổng Tử Nxb VHTT, H 1996 tr.165.

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đạivân đề nhà nvờc pháp quyền

chu cấp cho người nghèo chứ không làm giàu thêm cho người giàu: “Quân tử chu cấp bất kê phú” {Luận Ngữ, Ung dã).

Nhìn chung, chính sách dưỡng dân của nho gia chứa đựng nhiều yếu tô tiến bộ. Xuất phát từ cảnh nghèo đói của nhân dân trong thời buổi loạn lạc, các nho gia đã hướng sự quan tâm của mình vê phía nhân dân. Chính sách dưỡng dân của nho gia có ý nghĩa quy trách nhiệm của người lãnh đạo xã hội trong việc sử dụng tài sản của quốc gia vì sự phú cường của đất nước, của nhân dân. Chính sách dưỡng dân tạo ra một mối ràng buộc của nhà cầm quyên vào lợi ích của nhân dân. Do đó, có thể nói chính sách này có xu hướng hạn chê quyền lực của chính quyền vì lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, chính sách dưỡng dân mà các nho gia đê xuất ít nhiều có tính chất không tưởng. Trong bối cảnh của một chê độ quân chủ chuyên chế, việc quản lý xã hội bao giờ cũng có xu hướng nghiêng vê lợi ích của giới cai trị. Tính chất chuyên quyền của một nền quân chủ tuyệt đổi khó có thể bảo đảm cho việc tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của nhân dân, nếu không muôn nói là quá lạm dụng tài sản của dân để vì những lợi ích thiểu số. Nhưng cũng không thể phủ nhận tính chất nhân bản của chính sách này. Chính nhò tư tưỏng dưỡng dân của nho gia mà các nhà nước sau này của dân tộc Trung Hoa có xu hướng thân dân và ở một . khía cạnh nào đó có ý nghía hạn chê sự lạm quyền của các nhà cầm quyền.

Khổng Tử cho rằng trong việc quản tr ị quốc gia, nhà cầm quyền khi đã làm cho dân no đủ rồi, thì phải giáo dân,

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

tức là phải dạy dân. Vê tương quan giữa giáo dân và dưỡng dân thì trước tiên phải dưỡng dân sau đó mới giáo dân. Nhiễm Hữu hỏi Khổng Tử: “Dân đã giàu có rồi thì nhà cầm quyền phải làm gì nữa?” . Khổng Tử đáp: “Phải dạy họ”

(Luận Ngữ, Tử Lộ).

Từ quan điểm “tính tương cận tập tương viễn”, Khổng Tử cho rằng dân chúng có thê giáo hoá được, chỉ trừ một số” hạ ngu”. Khổng Tử coi nhiệm vụ dạy dân là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của người cầm quyền. Bản thân cuộc đời của ông cũng chứng minh tâm huyết của ông đối với việc dạy dân.

Cách thức giáo hoá dân bao gồm hai cách là “dĩ thân giáo, dĩ đức hoá” . Phương thức giáo hoá dân trước hết là đem thân mình ra mà cảm hoá dân (dĩ thân giáo). Đây là phương thức làm gương để cho dân noi theo. Cho nên nho gia cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của nhà cầm quyền để chính đính bản thân mình, và đem thân mình để làm gương mẫu cho dân noi theo là vấn đê cơ bản của công cuộc quản lý nhà nước. Nhà cầm quyền không những phải rèn luyện đạo nhân mà còn phải đem đạo nhân đó cảm hoá lòng dân. Hơn nữa nhà cầm quyển còn phải đem đạo nhân đó mà dạy dỗ dân (dĩ .đức_hoá). Dạy dân là cách đế nhà cầm quyển thể hiện sự thương yêu dân. Dạy dân thì dân dễ trị

(Thương hiếu lễ tắc dân dị sử dã). Nhà cầm quyền nếu biết

dạy dân tốt thì không cần làm gì mà nưốc cũng tr ị (vô ui n h i trị). 0 phương diện này, có thể nói, Khổng Tử có xu

Triết /ý chính trị Trung Hoa cổ đại »à vân đề nhà ՈԱՕԵ pháp quyền

Điều quan trọng nhất trong mục đích của chính sách giáo dục theo phương thức nhân tr ị của nho gia là bồi dưỡng đạo đức, nhân cách cho nhân dân. Trước tiên phải là dạy đạo đức cho dân, sau mới dạy văn chương lục nghệ: “Ngưòi đi học, trong thì hiếu, ra ngoài thì lễ; cẩn thận, cung kính mà chân tình thật ý; yêu cả mọi người mà thân thiết với ngưòi nhân; làm được những điều ấy rồi, có thừa sức mới học văn ."(Luận ngữ, Học nhi)] “Để chí vào cái đạo,

giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, vui vẻ với nghệ thuật”

(Luận ngữ, Thuật nhi). Như vậy văn chương, nghệ thuật

được xếp hàng thứ sau so với đạo đức, thậm chí bản thân nghệ thuật cũng nhằm mục đích rèn luyện nhân cách, đạo đức của con người.

Như vậy, một xã hội nhân bản trong triế t lý của Khổng Tử có mục đích vì sự hoàn thiện con người đối với các giá tr ị tinh thần đặc trưng của loài ngưòi. Triết lý chính tr ị nhân bản của Khổng Tử muốn hưống đến một nhà nước có trách nhiệm hoàn thiện con người với tư cách là con người, làm cho con ngưòi sổng cận nhân tình. Một đời sống cận nhân tình là một đòi sống gần vối các giá tr ị riêng có của loài người, phù hợp với bản chất, bản tính vốn có của con người. Mục đích hoàn thiện con người theo triế t lý của Khổng Tử là hoàn thiện các giá tr ị cao đẹp của con người. T riết lý này có ưu điểm là vì các giá tr ị tin h thần của con người. Cho nên, Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng về mặt nào đó, chữ “nhân” của Nho giáo dễ gần với chủ nghĩa nhân đạo

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

mác - xít<,19).

Nhưng cũng chính vì quá thiên hướng về các giá trị tinh bhần mà Khổng Tử coi nhẹ yếu tô՜ vật chất, trọng nghĩa khinh lợi. Chính vì vậy, các nhà nước phong kiến phương Đông chịu ảnh hưởng triế t lý chính tr ị của Khổng Tử trong lịch sử không chú trọng nhiều đến các yếu tô kinh tế, khoa học - kỹ thuật cho nên không có sự phát triển cao vê kinh tế, người dân không được hưởng thụ nhiều các giá trị vật chất.

f T riết lý chính tr ị nhân bản của Khổng Tử không coi trọng vai trò pháp luật trong quản lý đất nưốc. Khổng Tử không phủ nhận hoàn toàn pháp luật nhưng coi pháp luật là một công cụ bất đắc dĩ. Trong trường hợp việc giáo dân không có hiệu quả, Khổng Tử tìm đến chính hình như một cứu cánh vạn nhất. Chính là chính lệnh, hình là hình pháp. Chính hình là các điển chương, pháp lệnh do các vua đòi Chu đặt ra để tr ị dân<50).

Phương thức quản lý nhà nước của nho gia coi trọng đạo đức của nhà cầm quyền hơn là chính hình: “Dùng chính lệnh đê dẫn dắt dân, dùng hình phạt để đưa dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội, nhưng không biết hổ thẹn mà theo đường chính; dùng đức mà dẫn dắt dân, dùng lễ mà đưa dân vào khuôn phép thì dân có lòng hổ thẹn mà lại cô

" 9’ V ũ Khiêu, Thành Duy. Đạo đức và p h á p lu ậ t tro n g triế t lý p h á t triể n ở Việt N am , N X B Khoa học xã hội, H, 2000, tr.102.

|S0' Nguyễn Hiến Lê. Khổng Tử. Nxb V H T T , H 1996 tr.175.

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nườc pháp quyền

làm điều hay” (.Luận Ngữ, Vi chính). Khổng Tử nói rằng: “Xử

kiện thì ta cũng như ngưòi khác thôi, phải làm sao cho dân khỏi kiện nhau thì mói hơn chứ?” (Luận Ngữ, Nhan Uyên).

Chính hình chỉ dùng trong những trường hợp hất đắc dĩ khi điều chỉnh bằng_đap đức không cá hiệu. quả. Việc dùng chính hình cốt để đưa con người vào con đường chính đạo và khi mục đích này đã đạt được rồi thì lạ i chuyển sang phương pháp dùng đạo đức: “Thánh nhân tr ị dân và hoá dân là phải dùng cả hình lẫn chính. Bậc thái thượng lấy đức dạy dân, mà lấy lễ tề dân. Bậc thứ nhì lấy chính lệnh mà khiến dân, và lấy hình mà ngăn cấm: hình đặt ra nhưng không dùng đến. Chỉ có lúc hoá dân mà dân không theo, để đến hại nghĩa nát tục thì bấy giờ mới dùng hình vậy” (Khổng Tử gia ngữ, Ngủ hình giả).

Hình tức là pháp luật, về mặt ngôn ngữ học, trong tiếng Trung Quốc cổ, chữ “pháp” có chữ “th u ỹ ' và chữ “g iả i” . Bằng phẳng như mặt nước nên gọi là “t h u ỷ uG iải"

là một loài thú giống như trâu có một sừng. K hi th i hành bản án thì cho con vật này húc vào kẻ phạm tội. “Pháp" như

vậy có nghĩa là hình phạt. Kinh Thư viết: “Dân Miêu không dùng lẽ phải, đặt ra hình phạt, có năm ngược hình, gọi là pháp”ữl\ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo đó ta biết rằng “pháp” là hình phạt, dùng loài thú

(51> K in h Thư. B ản dịch của Thẩm Quỳnh. T ru n g tâ m học liệu, Sài Gòn, 1972, tr421. Phiên âm: “ M iêu dân p h á t dụng lin h , chê d ĩ hình, duy tác ngũ ngược chi hình, viế t: pháp.”

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

một sừng để th i hành án. Cho đến thòi đại của Khổng Tử, pháp luật vẫn được coi là hình phạt. Cho nên với chủ thuyết nhân bản, Khổng Tử phản đôi việc sử dụng pháp luật trong cai trị, tức là phạt đôi việc dùng hình phạt.

T riế t lý trọng đức khinh pháp đã ảnh hưỏng rất lớn đối vói nhiều quốc gia phương Đông. Trong các nhà nước phong kiến phương Đông chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo, pháp luật không giữ vị trí ngự tr ị trong các quan hệ xã hội, và không có ưu thê so với các quy phạm khác điều chỉnh xã hội. Chính các định chê phi quan phương - như đạo đức,, phong tục, tập quán, hương ước... đã chiếm ưu thế so với các chê định quan phương - pháp luật trong việc điều chỉnh xã hội. Do ảnh hưởng triế t lý của Không Tử, trong xã hội phong kiến Việt Nam chúng ta thấy rằng nhân dân có thói quen sống theo các quy phạm phi quan phương, không coi pháp luật là công cụ bảo vệ mình mà như là đối lập vói mình, thiếu đi một thái độ tôn trọng và sống theo các pháp luật.

Chủ thuyết chính trị nhân bản chưa được áp dụng trên thực tiễn sinh thời Khổng Tử. Bản thân Khổng Tử bôn ba thiên hạ tìm một ông vua th i hành học thuyết của mình nhưng không tìm được. Khổng Tử muôn đem chê độ nhà Chu và lễ Chu áp đặt vào thời đại Đông Chu. Nhưng ở đây hoàn cảnh kinh tê xã hội đã đôi khác. Đên đây xã hội đã . phát triển. Động cơ thúc đẩy hành vi của giới cầm quyền và tầng lớp xã hội chủ chôt không cần điều nhân nghĩa của Nghiêu, Thuấn, Thang, Văn, Vũ, mà là những vật chất

Triết Ịý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nutìc pháp quyển

đang xâu xé xã hội và xâu xé con người(52>. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa, xây dựng các thể chê chính tr ị trên cơ sở học thuyết pháp t r ị của Hàn Phi Tử, căm ghét nho học, thực hiện chính sách đốt sách chôn nho.

Từ đầu đời Hán đến cuối đời Thanh, Khổng giáo đã đào tạo và chỉ huy tin h thần dân tộc Trung Hoa. Cũng trong thòi kỳ này, những quan điểm của Nho gia về nền nhân chính đã được giai cấp cầm quyền áp dụng trong việc tô chức và hoạt động của nhà nước - nhà nước nhân tr ị đã trở thành một hiện thực chính trị. Tầng lóp thống tr ị từ nhà Hán trở đi đã nhận thấy khả năng to lón của Nho giáo trong việc bảo vệ triều đình. Ngay từ đầu triều Hán, Nho giáo chưa được trọng dụng, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã có lần mắng Lục Giả: “Ta ngồi trên mình ngựa, mà được thiên hạ, đâu cần đọc Thi, Thư.” Nhưng rồi ông cũng phải nhận thấy rằng có thể ngồi trên mình ngựa mà chiếm thiên hạ, chứ không thể ngồi trên mình ngựa mà tr ị thiên hạ được(53>.

Bạo lực pháp tr ị chỉ thích hợp cho việc giành và việc ổn định thiên hạ sau khi đã giành được. Nhưng để xã hội trậ t tự lâu dài và để xây dựng đất nước thịnh tr ị th ì nhân trị thích hợp hơn. Hơn nữa, tư tưởng nhân tr ị phù hợp với giai

l62) V ũ Khiêu. N ho g iá o và p h á t triể n ở V iệt N am . Nxb K H X H , H

1997. tr.19, 20

(53) Nguyễn H iến Lê. Sử T ru n g Quốc, tập 1. N X B V ăn hoá - Thông

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

cấp Cầm quyền Trung Hoa nói riêng và nhân dân Trung Hoa nói chung. Vì các văn nhân, học giả, không bao giò chỉ chịu làm văn nhân, học giả, cho nên nhà nho các thê kỷ cố bám lấy một học thuyết mà họ tin rằng có thể đưa họ tới một địa vị cao sang, có uy quyền, ảnh hưởng, và họ hợp nhau thành một giai cấp kẻ sỹ dần dần mạnh lên, lấn át các giới khác(5J).

Không chỉ riêng ở Trung Hoa, các xã hội phương Đông ầnh hưởng học thuyết Nho học cũng đã tổ chức mình theo những quan điểm chính tr ị nhân bản. ơ Việt Nam, từ thê k ỷ X đến thê kỷ XIV, giai cấp cầm quyền đã nhận thấy ưu điểm của Nho giáo trong việc củng cố vương triều, tổ chức

của nhà nước, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa nhà nước và nhân dân.

Nền nhân chính của Khổng Tử, trong những thập kỷ gần đây, được tái sinh tại nhiều nước Châu Á: Hàn Quốíc, Đ ài Loan, Hồng Kông, Singapo là những nước có truyền thống Nho giáo phát triển với tốc độ chưa từng có. Người ta phân tích rằng nhờ Nho giáo mà nhân dân tôn trọng kỷ Luật và trậ t tự, được sự ràng buộc nghiêm khắc của lễ giáo fcrong quan hệ gia đình và xã hội, có thái độ trung thành và tín nhiệm vối chê độ và xí nghiệp<55).

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 63)