“Nhân” nền tảng chủ thuyết của Khổng Tử

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 36)

Năm 1865 khi hai cô con gái Laura và Jenny Marx hỏi C.Mác: “Châm ngôn ưa thích nhất của bô là gì?” C.Mác đã trả lời bằng một câu nổi tiếng của thòi cổ La Mã: “N ih il hum ani a me alienum puto” - “Không có cái gì của con người mà tôi lại coi nó như xa lạ đối với tôi” . Cụ Hồ bảo nếu Mác cùng với Khổng Tử, Giêsu, Tôn Dật Tiên còn sông trên cõi đời này, cùng hợp lại một chỗ thì các vị ấy nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thích. Sở dĩ như vậy là vì họ đều có một mối quan tâm chung là con người.

Trong những vị đấy, Khổng Tử có lẽ là người phát hiện ra con ngưòi sớm nhất. Quách M ạt Nhược cho rằng Khổng Tử là người đầu tiên trên thế giới phát hiện ra con người.

Các chủ thuyết chứìh trị Trung Hca

Hơn 2400 năm vê trước, Khổng Tử đã phát hiện ra chữ "nhân” làm cơ sở cho học thuyết của mình. T riết lý chính trị của Khổng Tử cũng dựa trên nền tảng chữ “nhân” .

Khống Tủ đã sớm coi con người là con người. Ý tưởng coi con người là con người vào thời đại của Khống Tử là một phát kiến nhân bản. Cội nguồn của ý tưỏng này là từ Chu lễ. Khống Tử chủ trương "tòng Chu” . Cả đời Khổng Tử có một ý nguyện không nguôi là khôi phục lại Chu lễ. sở dĩ Khổng Tử “tòng Chu” là vì chính Chu lễ đã gợi mở cho ông ý tưởng coi con người là con người. Chu lễ giúp Khổng Tử phát hiện ra chữ “nhân” .

Trước thời nhà Chu vào thời nhà Thương, tục lệ chôn người sông theo người chết rất phổ biến. Quý tộc nhà Thương, xây nhà cần có đầu người hoặc cả thân người làm móng, cho nên ngưòi bị chôn theo không biết bao nhiêu mà kể. Tê lễ tô tông cũng giết người để tế. Cách giết người để tê có đủ kiểu, nào là chặt đầu, thiêu sông, lóc xương, hoặc chôn sống. Theo ghi chép chưa đầy đủ chỉ có 12 vương trong 273 năm đã giết đi ít nhất 15000 người để tê lễ tổ tông. Càng tệ hại hơn là lây xương người làm khí cụ, làm đồ trang sức. Nô lệ cũng giông như gia súc, chỉ được gọi là bầy quần, một bầy người làm nguyên liệu cho sản xuất<24).

Quyền sinh sát của nhà Thương đôi vói dân chúng dựa

ứi) Trần C hí Lương. Đ ô i th o ạ i với tiê n triế t về văn hoá phương Đ ông thê kỷ 21. N X B Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và ván đề nhà nuốt pháp quyền

trên nguyên tắc cai tr ị “vương quyền chí thương” . Quân vương đối với thường dân có quyền sinh quyền sát tối cao,

vì sinh mạng của dân là do vua nhận được từ tròi. Nhà Chu

Lật đổ nhà Thương thay nguyên lý tr ị đạo “vương quyền chí thương” bằng “kính thiên bảo dân” . Nhà Chu đã xoá bỏ tục 3hôn người sống theo ngưòi chết. Nguyên lý trị đạo của nhà Chu đã dần dần có ý tưởng lấy dân làm gốíc, chứ không phải như các nhà Hạ, Thương là lấy vương làm gốc.

Chính tư tưởng lấy dân làm gốc (dĩ dân vi bản) của nhà Chu đã được phát triển bởi Khổng Tử thành lấy người làm gôc (dĩ nhân vi bản). “Dĩ nhân vi bản “có nghĩa là lấy người làm căn bản, coi con người là trung tâm, coi con người là quý giá nhất trong vũ trụ. Tư tưởng “dĩ nhân vi bản” của Khổng Tử lần đầu tiên đã có sự phân biệt con người vối con vật về mặt xã hội, coi con ngưòi là con người, ngay cả là nô

lệ. Như vậy, Khổng Tử đã nâng con người lên khỏi con vật.

Chữ “nhân” của Khổng Tử không phải là sự phân biệt con người với con vật về mặt tự nhiên mà là về mặt xã hội. Coi ՅՕՈ người là con người có nghĩa là khẳng định giá tr ị xã hội

2Ủa con người, ý nghĩa xã hội của con ngưòi. Sự phát hiện của Khổng Tử về con người có nghĩa là loài người đã tự nhận được giá t r ị của mình vói tư cách là một thực thể người tồn tạ i trong vũ trụ. Sự ý thức về loại như vậy ở phương Đông đã sóm hơn ỏ phương Tây nơi mà sau Khổng Tử hơn hai trăm năm, Aristote vẫn xem nô lệ chỉ là công cụ biết nói.

Các chủ thuyết chóĩh trị Trung Hoa

là đặc điểm của tư duy triế t học Trung Hoa cổ đại. Triết gia Trung Hoa không xây dựng chủ thuyết của mình bằng hệ thông các khái niệm trừu tượng. Nhìn vào các trứ tác triế t học Trung Hoa cổ đại, người ta có thê thấy ngay sự ròi rạc, thiếu hệ thống vê mặt ngôn ngữ. Khổng Tử, cũng như nhiều triế t gia khác của Trung Hoa cổ đại khô.ng quan tâm đến trứ tác mà tư tưởng của họ được thể hiện ở các lời đôi đáp vối học trò, hoặc do người đời sau ghi chép lại. Điều này tạo nên sự rời rạc, thiếu hệ thông của ngôn ngữ và trứ tác của các triế t gia Trung Hoa.

Sẽ không tìm thấy một định nghĩa vê chữ “nhân” trong học thuyết của Khổng Tử. Định nghĩa là một việc không quen thuộc đổi với tư duy triế t học Trung Hoa. Tư tưởng về “ nhân” của Khổng Tử được tìm thây ở những câu châm ngôn, những đôi đáp của Khổng Tử với học trò được ghi chép lại trong Luận ngữ.

Xét về mặt ngôn ngữ, chữ “nhân” gồm có chữ “nhân” đứng và chữ “nhị” . Nhân có nghĩa là hai người, là quan hệ giữa con người với con người. Nhân chỉ tồn tại trong xã hội loài người. Nếu chỉ có một con người sống chung vối bầy sói, tức là không có xã hội loài người thì cũng không có “nhân” . Con ngưòi khi đó cũng không khác gì một con vật. Như vậy, “nhân” là thuộc tính của xã hội loài người. Cho nên sách Trung Dung có câu: “nhân giả nhân giã” (Nhân là người vậy).

T riế t lý clúnh Crý Trung Hoa cổ đ ạ i và vân đc nhà n iÉ t pháp quyền

của loài người. Học thuyết nhân của Không Tử đã khẳng định tính thống nhất trong bản tính con người. “Nhân” là bản tính thống nhất của con người vối tư cách là con người nói chung. Ý tưởng vê bản tính thống nhất của con người thể hiện qua câu nói: “Tính tương cận, tập tương viễn”<25).

Tính người sinh ra là gần nhau, nhưng do hoàn cảnh, giáo dục, tập luyện, thói quen mà xa nhau. Khẳng định này của Khống Tử rất mơ hồ nên có nhiều cách giải thích khác nhau. Tưởng Duy Kiều cho rằng Khổng Tử bảo tính là thuần, không gọi là thiện hay ác được, tuỳ theo hoàn cảnh mà nó biến ra thiện hay ác, cũng như tấm lụa bạch, nhuộm màu xanh thì nó hoá ra xanh, nhuộm màu đỏ thì nó hoá ra đỏ'՜6’.

Trần Trọng Kim viện dẫn đến câu trong Kinh Dịch: “Nhất âm, nhất dương chi vi đạo, kê chi giả thiện giã, thành chi giã tính giã” và câu “thiên mệnh chi vị tính” cho rằng tính là cái phần thiên lý của trời phú cho, có đủ nhân nghĩa lễ trí, tức là cái minh đức (đức sáng)<27).

Theo đó thì tính tấ t phải thiện. Stepaniants, một học giả Liên Xô cũng hiểu rằng Khổng Tử chủ trương tín h

(25> L u ậ n ngữ, Đoàn T ru n g Còn dịch. N X B T huận Hoá, Huế, 1995,

tr.268 .

(26) G iản Chi, Nguyễn H iến Lê. Đ ạ i cương triế t học T ru n g Quốc,

quyển 2. N X B T h à n h phô Hồ Chí M in h , 1992, tr.434.

1271 T rầ n Trọng K im . N ho giáo. N X B Văn hóa thông tin , H, 2001,

Các chủ thuyct chính trị Trung Hm

người thông nhất ở tính thiện<2Sl.

Theo Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê thì ở thời Không Tử chưa có nhiều học thuyết khác nhau và ông cũng chưa đặt ra vấn đề tính thiện hay ác. Khoảng năm chục năm sau, đên thời Mặc Tử, vấn đê tính thiện hay ác cũng vẫn chưa được đặt ra. Đến thời Mạnh Tử, vấn đê mới được nêu lên rõ • • • ' ràng và gây nhiều cuộc tranh luậnl29).

Tôi cho rằng Khổng Tử không đặt ra vấn đề thiện ác. Ngay cả châm ngôn “tính tương cận, tập tương viễn” thì “tính” ở đây cũng không phải là một khái niệm theo nghĩa tâm lý học, mà theo nghĩa triế t học. “Tính” là thuộc tính phân biệt con người với con vật. Mà cái phân biệt con người vói con vật theo Khổng Tử đó chính là “nhân” . Như vậy, “ nhân” là bản tính của con người với tính chất loài. Tôi nghĩ rằng “nhân” chính là cái “tính tương cận” của con người theo quan điểm của Khổng Tử.

“Nhân” là tính thống nhất của nhân loại, là bản tính của con người. Khổng Tử nói: “Chằng ai không có nhân, nhăn quan hệ với người như nước với lửa". Nhân là bản chất của

con người, là thuộc tính riêng có của loài người. Nhưng, cái thuộc tính riêng có của loài người ây, theo Khổng Tử, là gì?

C8> V Ị / P Stepaniants. T riế t học phương Đông (T ru n g Quốc, Â n Độ & các nước H ồ i giáo). NXB Khoa học xã hội, H, 2003, tr.89.

(29) ( ; ս ա Nguyễn Hiến Lê. Đ ạ i cương triế t học T ru n g Quốc,

Triết lý cháìh trị Trung Hoa cổ đạivân đề nhà nvờc pháp qu\ển

Không Tử hiểu “nhân” là những giá trị tinh thần của con người. Thuộc tính của loài ngưòi là những giá trị tinh thần của con người. Ý tứ này của chữ “nhân” thể hiện rõ ở lời phát biểu của Khổng Tử: “Khắc kỷ phục lễ vi nhân” . Vê chữ “kỷ” trong câu này, Phan Bội Châu giảng: Kỷ là những cái vật chất ở giữa mình: con mắt, cái miệng, lỗ tai, cái thân,30).

Khắc kỷ tức là khắc chê những dục vọng vốn là di sản động vật tính trong con ngưòi. Khắc chê được “kỷ” thì sẽ khôi phục được “lễ”. Cho nên Khổng Tử bảo: cái gì không hợp lễ thì không nhìn, không nghe, không nói, không làm. Khi đã khắc kỷ, phục lễ thì con ngưòi sẽ làm được “nhân” - tức là hoàn thiện những giá tr ị tinh thần riêng có của con người.

Như vậy, Khổng Tử chỉ coi bản tính của con ngưòi là giá tr ị tin h thần cao quý của con người, mà không có bản tính tự nhiên trong con người. Những di sản động vật tính của con ngưòi không được Khổng Tử hiểu là nhân, không được coi là bản chất của con ngưòi. Đây có lẽ là một hạn chê lớn nhất của học thuyết “nhân” của Khổng Tử. Ông dùng chữ “nhân'” để nâng con người lên khỏi con vật, nhưng cũng chính với chữ “nhân” Khổng Tử đã cắt đứt nguồn gốc động vật ở con ngưòi. Khổng Tử phủ nhận tính tự nhiên trong bản chất con người, chỉ thừa nhận tính xã hội của con người. Ngay cả tính xã hội ông cũng chỉ quan niệm hoạt động tin h thần mới là đặc trưng của loài người. Rồi ngay cả

(30> P h an Bội Châu. K hổng học đăng. N X B Văn hoá thông tin , 1998,

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

trong hoạt động tinh thần ông cũng chỉ coi là bản tính con ngươi là những giá trị tinh thần - tức là các giá tr ị đạo đức.

Tuy nhiên, vói chữ “nhân” , Khổng Tử đã có ý thức về tính thông nhất của nhân loại. Bàn vê bản chất con ngưòi bằng chữ “nhân” ông chưa phản ảnh hết bản chất của con người nhưng ông không sai khi khẳng định thuộc tính của loài người là những giá tr ị tinh thần. Với một nhận thức như vậy ông đã nhận diện được CON NGƯÒI nói chung. Có lẽ Khổng Tử là người đầu tiên của nhân loại phát hiện ra con người nói chung. Với chữ “nhân” , Khổng Tử đã nhận thức được tính thống nhất của con ngưòi nhân loại.

Đây là một phát hiện tân tiến, không những không mâu thuẫn mà rất phù hợp với lý thuyết của chủ nghĩa Mác vê bản chất của con người.

Vào năm 1960 ở Pháp, phái Althusser đã xây dựng nên chủ nghĩa “lý luận không có con người” gắn liền với cái gọi là “cách mạng văn hoá vô sản” của Mao Trạch Đông. Đây là một lý thuyết xuyên tạc chủ nghĩa Mác. Họ tuyên bô՜ chủ nghĩa Mác là một thứ “chủ nghĩa lý luận không có con ngươi” . Phái nghĩa “lý luận không có con người nói chung” cho rằng chỉ có giai cấp và con người giai cấp, chứ không có con người theo nghĩa cơ bản chung của loài ngưòi, tức là ngoài tính chất sinh vật, thì không thể xác định tính chất xã hội cơ bản chung của cả loài người. Triết gia Việt Nam, Giáo sư Trần Đức Thảo đã viết một cuốn sách để phê phán thứ chủ nghĩa siêu hình núp bóng chủ nghĩa duy vật biện

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và văn đề nhà niúo pháp quyèrt

chứng này.

Trong Luận cương về Phơbách, Mác đã đưa ra một định

nghĩa nổi tiếng về bản chất con ngưòi: “trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa những quan hệ xã hội” . Mác đã khẳng định tính thông nhất về mặt xã hội của loài người.

Bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác, Giáo sư Trần Đức Thảo viết: “Như trong xã hội giai cấp, thì con người trước hết là đứng trong quan hệ giai cấp: đấy là cái căn bản

trước mắt, cái bản chất hàng một của nó, do đấy thì bản

thân nó là con người g ia i cấp.

Nhưng đồng thời mỗi người cũng đứng trong nhiều quan hệ khác, mà nguồn gốc là xuất phát từ thời tiền tư bản chủ nghĩa và được xây dựng lại trong sự giáo dục từ tuổi nhi đồng. Nói chung, đấy là những quan hệ nhân cách giữa người với người. Do đấy thì mỗi người là bản thân nó,

con ngưòi giai cấp, và đồng thòi là cái khác, tức là con

người nhân cách, với những xu hướng đòi hỏi, giá tr ị tin h thần đã sinh ra và phát triển từ thời cộng sản nguyên thuỷ, và tái lập ít hay nhiều, dưới hình thức này hay hình thức khác trong sự giáo dục xã hội từ tuổi mới biết nói và đúc kết thành nhân cách cá nhân ngày nay. Đấy là những đòi hỏi công bằng, bình đẳng, chính trực và chính nghĩa, tự do và chân lý, làm cho mỗi cá nhân thấy là mình và tôi, là con người theo nghĩa chung của loài người, con người nói chung. Đấy là bản chất hàng hai ở bề sâu mỗi

Các chủ thuyết chứih trị Trung Hm

người...”<ÍU.

Chữ “nhân” của Khổng Tử đã đề cập đến con người nói chung, đi vào bản chất hàng hai của con người. Chính

điều này tạo nên sức sống phi thường của học thuyết của Khống Tử.

Triết lý “nhân” của Không Tử tiêu biểu cho tinh thần của triế t học nhân sinh phương Đông. Nhận thức rằng bản tính của con người là nhân - là những giá trị tinh thần của con người, chủ thuyết của Không Tử là một chủ thuyết nhân sinh hưống đến việc tìm kiếm những giải pháp đê con người sông với tư cách là con người, hoàn thiện con người. Với quan niệm bản tính của con người là những giá trị tinh thần riêng có ở loài người, Khổng Tử chủ trương hoàn thiện dời sổng tinh thần của con người. Khổng Tử xác lập nên một hệ chuẩn đạo đức với tính chất như là những con đường đi đến đạo nhân. Thiết lập trên nền tảng của chữ “nhân” học thuyết của Khổng Tử là hệ thông tr i thức vê những chuẩn mực đạo đức đê hoàn thiện đòi sống tinh thần cua con người. Làm thế nào đê đạt được nhân?

Khổng Tử bảo “nhân giả ái nhân” (nhân là yêu người). Yêu người trước tiên đó là yêu con người nói chung, quý trọng loài người, lấy con người làm căn bản, là trung tâm. Khổng Tử quan niệm trong vũ trụ con người là quý nhất.

11:1 Giáo sư T rần Đức Thảo. Vân đề con người và chủ nghĩa “lý lu ậ n

không có con n g ư ờ i.” In lần thứ hai. N X B Thành phô Hồ Chí M in h ,

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nuÉt pháp quyển

“Nhân” là “dĩ nhân vi bản” , lấy con người làm gôc. Con ngưòi ở đây là con người nói chung, không phải chỉ con

người cụ thể. Hậu thê có khi hiểu nhầm Khổng Tử là ông

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)