Một xã hội nhân bản

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 48)

Michael B. Foster, trong một công trình nghiên cứu vổ các triế t lý chính tr ị đã đi đến nhận định rằng: “Mọi trần thuật vê chính tr ị phải khởi sự vói thực chất con người - những khả năng và giới hạn của nó. Việc ta coi con người có thực chất gì dĩ nhiên quyết định cái loại cai trị ta cho là xứng đáng với nó, lẫn cái loại cai tr ị mà ta cho là hợp với khả năng của nó”(32>.

Giải pháp chính tr ị của Khổng Tử cũng khởi xuất từ quan niệm của ông về bản tính con người. Phạm trù “nhân'՜ là nền tảng học thuyết của Khổng Tử nói chung cũng như triế t lý chính tr ị của ông nói riêng.

Khổng Tử sống vào cuối thời Xuân Thu. Đó là thời đại mà cục diện xã hội Trung Hoa diễn ra nhiều biến đối lớn vê chính tr ị - xã hội. Quyền lực của lãnh chúa phong kiến tôi cao - thiên tr ị bị lung lay, chư hầu lấn áp thiên tử, danh thiên tử dần dần chỉ là hư danh. Các vua chư hầu không ngừng sát phạt nhau. Xã hội Trung Hoa cuối thòi Xuân Thu cũng diễn ra sự hỗn loạn vê quan hệ đẳng cấp và danh phận, quan hệ tông pháp, nông dân lâm vào tình cảnh khốn cùng. Khổng Tử nhận thức được tình trạng lúc bấy giò. Ông cho rằng sự suy giảm quyền lực của thiên tử, quan hệ tông pháp rối loạn, sự khôn cùng của người dân có

<32) M ichael B. Foster. N hữ ng bậc danh sư của triế t lý ch ín h tr ị.

Houghton M ifflin Conpany, Boston the Riberside Press Cam bridge, p.389.

Các chủ thuyết chính trị Trung Hat

nguyên nhân sâu xa từ sự rối loạn và danh phận, mỗi người giữ lấy danh phận của mình. Đê lập lại trậ t tự xã hội, Khổng Tử cho rằng phải chính d a n h : "Danh bất chính tức ngôn bất thuận - Ngôn bất thuận tắc sự bất thành. Sự bất thành tắc lễ nhạc bất hưng. Lễ nhạc bất hưng tắc hình phạt bất trúng. Hình phạt bất trúng tức dân vô sở thô' thủ túc”m). (Danh

không chính thì nói không thuận. Nói không thuận thì việc không thành. Việc không thành thì lễ nhạc không dấy lên. Lễ nhạc không d ấ y lên thì hình phạt không đúng phép. Hình phạt không đúng phép thì dân không biết đặt tay chân vào đâu). Chủ trương chính danh của Khổng Tử là lập lại trậ t tự xã hội do Chu Công Đán lập ra. Ong muôn duy trì xã hội phong kiến nhà Chu mà không có xu hướng thay đổi, cách mạng.

Chính danh là để xác định lại danh phận, đẳng cấp. Thước đo của danh phận đẳng cấp là Lễ. Lễ, với tư cách là chuẩn mực chính danh, có hai nghĩa: một là chỉ pháp điển phong kiến; hai là chỉ kỷ luật của tinh thần. Lễ là một nguyên tắc về chính trị, là một thứ chế độ hay một thể chê chính trị. Trong các tầng lớp do chê độ đắng cấp tạo nên thì có một thước đo đế phân biệt, duy trì xã hội là Lễ. Lễ cụ thể hoá công việc chính trị cho các đẳng cấp. Trên cơ sở Lễ, trậ t

tự xã hội được xác lập.

Chính danh đòi hỏi sự tự giác chủ quan, không kê là

T riế t lý chính o i Trung Hoa cổ đ ạ i và vân đề nhà ՈԱՍԷ pháp quyèn

thiên tử, chư hầu hay đại phu... mọi người phải tự giác g.ữ lấy danh phận của mình, khuôn mình theo chuẩn mực của Lễ. Sự tự giác đó chỉ có thể thực hiện bằng việc tu dưỡrg đạo nhân. Cho nên việc quy kết cuôi cùng của Khổng T i: nhân là gôc của công việc chính trị. Giải pháp chính trị cùa Khổng Tử là muốn tạo dựng một xã hội, một nhà nước lấy con người làm căn bản.

Khổng Tử đề cao yếu tô՜ con người - nhà cầm quyên hen là vai trò của pháp luật trong việc cai tr ị quôc gia. Tror.g một nhà nước lấy con người làm căn bản, nhà cầm quyến phải tu dưỡng đạo nhân. Mà như đã nói, Khổng Tử hiếu nhân là những giá tr ị đạo đức cao quý của con người - những thuộc tính riêng có của loài người; cho nên nhà cần quyền tu tưỡng đạo nhân có nghĩa phải là những người cò đạo đức cao quý. Một nhà cầm quyền có đạo đức đưcc Khổng Tử gọi là người quân tử.

Dân tộc Trung Hoa có truyền thống trọng người hiền. Theo truyền thuyết, các vua Trung Hoa từ đời Thương trở về trước hầu hết đều trọng ngưòi hiền hơn người thân, gieo quyền cho người hiền chứ không cho người thân.

Từ đòi Chu trở đi mới có chê độ “thân thân” , nghĩa ]à thân yêu người thân, người ruột th ịt, họ hàng, giao quyển hành cho họ, dù họ không có tài, tin họ dù không có đức, mà không dùng người ngoài. Do đó thành một giai cấp quý tộc nắm hết quyền ở các triều đình, cha truyền con nôi. Chỉ có họ mới được học, mới biết pháp luật, muôn giải thích

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

pháp luật ra sao tuỳ ý, và dĩ nhiên họ bênh vực lẫn nhau cho nên mới có tục: “lễ bất há thứ dân, hình bất thướng đại phu" (.Kinh Lễ). Nhìn chung, bọn “cha anh” (phụ huynh)

nhà vua đó điều khiển việc nước, dân thường không được tham dự vào.

Đầu đời nhà Chu như vậy, nhưng qua đời Xuân Thu, vì nhà Chu suy vi, một sô՜ chư hầu lớn mạnh lên, muốn lấn quyền của nhà Chu, khôn khéo biết dùng hạng bình dân có tài để giúp mình làm cho nước mau phú cưòng. Điển hình là trường hợp Tê Hoàn Công dùng Quản Trọng(34>.

Cuối thòi Xuân Thu, nhiều nước chư hầu bị các nưóc mạnh thôn tính, và cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, giai cấp bình dân đã dần dần lớn mạnh về kinh tế, đồng thời có xu hướng tham gia vào đòi sông nhà nước. Trong khi đó, giai cấp quý tộc ngày càng suy vi, thiếu tài, bất đức không có khả năng điều hành xã hội.

Khổng Tử vốn xuất thân từ tầng lốp quý tộc suy vi. Trên lập trường giai cấp của mình, Không Tử chủ trương rằng giai cấp quý tộc để có thể nắm được quyên cai tr ị phải là người tài đức. Khổng Tử không phản đỏi chính sách “thân thân” , nhưng do thực tiễn của giới quý tộc đương thời, ông cho rằng nếu như bọn “cha anh” không có tài đức thì không đáng để lãnh đạo nhà nước; ngược lại, ngưòi bình

<M> Nguyễn H iế n Lê. M ặc học (M ặc T ử và B iệ t M ặc). N X B Văn hoá

Một phần của tài liệu Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nước pháp quyền (Trang 48)