0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Triết lý “tự do”

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ TRUNG HOA CỔ ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Trang 139 -139 )

VI. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA TRANG TỬ

1. Triết lý “tự do”

Trang Tử câu trên sông Bộc. Vua Sở phái hai vị đại phu lại báo trước “sẽ xin đem việc nước làm phiền ông” . Trang Tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại, mà đáp: “Tôi nghe

(101) 'Trích theo: Nguyễn D uy cầ n . Lão T ử tinh hoa. NXB Thành phố

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vân đề nhà nuót pháp quyền

nước Sở có một con rùa thần chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào chiếc khăn, cất trong cái hộp ở trên miếu đường. Con rùa ấy chịu chết mà lưu lại bộ xương cho người ta thò hay thích sông mà lết cái đuôi trong bùn?” . Hai vị đại phu đáp: “Thà sổng mà lết cái đuôi trong bùn còn hơn” . Trang Tử bảo: “Vậy hai ông về đi! Tôi cũng thích lết cái đuôi trong bùn đấy” . Trang Tử từ chổi làm quan, sổng một đời sống tiêu dao, thảnh thơi tự tại. Lối sống này của Trang Tử phản ánh triế t lý tự do vôn là cơ bản học thuyết của ông.

Trang Tử cũng quan niệm như Lão Tử rằng Đạo là bản nguyên của vũ trụ, bản tính của Đạo là Đức.

Đạo là tổng nguyên lý của vũ trụ nên hằng thưòng vĩnh cửu, vô thuỷ vô chung: “Đạo có thực và tồn tại, nhưng vô vi mà không có hình trạng. Có thể truyền nó được nhưng không thể tiếp nhận nó được, hiểu nó được mà không thấy nó được. Nó tự là gốc của nó, trước khi có trời đất đã có nó rồi. Nó tạo ra quỷ thần thượng đế, nó sinh ra trò i đất. Nó ở trên thái cực mà không cao, dưới lục cực mà không sâu” .

(Nam hoa kinh, Đ ại tôn sư).

Đạo tồn tại phổ biến, bàng bạc khắp nơi, không đâu không có, có trong mọi vật. “Đông Quách Tử hỏi Trang Tử: Cái ông gọi là Đạo ấy, nó ở đâu? Trang Tử đáp: ở khắp nơi. - Phải chỉ ra chỗ nào mới được qhứ - Trong con kiến - Sao mà thấp vậy? - Trong cọng cỏ - Còn thấp hơn nữa ư? - Trong mảnh sành - Sao càng thấp quá vậy? - Trong cục phân. Đông Quách Tử không hỏi nữa. Trang Tử bảo: “Những câu

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

hỏi của ông không đi tói thực chất của vấn đề... Chủ thê của vật [Đạo] với vật không có giới hạn [vì Đạo ở trong vật, vật ở trong Đạo), nhưng vật với vật thì có giói hạn, đó là giói hạn của vật. Cái không có giói hạn [Đạo] nằm trong cái có giới hạn [vật], Đạo tuy nằm trong vật có giới hạn mà nó không có giới hạn” (Nam hoa kinh, T rí bắc du).

Đức là cái bản tính năng động và sáng tạo của Đạo. Các sự vật sinh thành, biến hóa là do tác động của Đức: “Từ cái “vô” sinh ra cái “một” trưốc hết, cái “một” không có hình tích. Vạn vật lại từ cái “một” sinh ra, cho nên gọi là Đức. Nó lưu động mà sinh vật. Vật sinh ra có vóc giạc, gọi là hình. Hình thể bọc lấy tinh thần, đều có quy tắc riêng gọi là tính”. (Nam hoa kinh, Thiên địa).

Đức là cái làm cho sự vật trở thành nó, là bản tính tự nhiên của sự vật. Cũng như Lão Tử, Trang Tử cho rằng Đạo sinh ra vạn vật, Đức là bản tính của mỗi vật, nên mỗi ' * vật vận hành Đạo, theo Đức của mình, tức là theo tự nhiên. ' 7 Con ngưòi cũng do Đạo sinh ra. Đức là bản tính của con người, là tự nhiên của con người: “Hình thể của ta sinh ra là nhờ Đạo; bản tính của ta không có Đức thì không sáng. Giữ được hình thể, giữ được bản tính cho thật sáng, lập được Đức, hiểu được Đạo, như vậy chẳng phải là bậc chí đức ư?” (Nam hoa kinh, Thiên địa).

Đức là tự nhiên, là bản tính của con người. Quan niệm về bản tính con người của Trang Tử cũng như Lão Tử, đều cho bản tính con ngưòi là tự nhiên, do Đạo sinh ra, và vận

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà m ít pháp quyền

hành tự nhiên theo Đạo. Theo tự nhiên là tự do. Bản tính con người là tự nhiên cũng có nghĩa là con người sinh ra vê bản tính là tự do. Những tư tưởng về tự do là bản tính tự nhiên của con người đã được tìm thấy ở hệ thống tư tưởng của Lão Tử. Nhưng đến Trang Tử thì vấn đê này trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn.

Thiên đầu tiên trong sách Nam hoa kinh của Trang Tử

tên là “Tiêu dao du” có thể coi là môt thiên luân vê tư do.

Nguyễn Duy cần nhận định rằng nền tảng của học thuyết Trang Tử là Tự Do(102).

Con người sinh ra là được tự do, vì con ngưòi do Đạo sinh ra, tồn tại theo quy luật tự nhiên của Đạo. Nhưng Trang Tử nhận thấy rằng tự do - bản tính của con ngưòi đã bị các định chê của xã hội làm hạn chế. Vì vậy, Trang Tử đặt vấn đề rằng người ta phải trỏ về với bản tính của mình, sống theo tự nhiên, để đạt được tự do vốn là cái căn bản của con người nhưng xã hội đã đặt ra những thứ làm cho tự do

đó không phát triển được.

Chỉ khi nào trở về với bản tính của mình, đạt được tự' do thì con người mới có hạnh phúc. Trong các triế t gia Tiền Tần, Trang Tử là một trong số ít người bàn đến tự do và

hạnh phúc của con người. Quan niệm về tự do và hạnh

phúc của Trang Tử chịu ảnh hưởng của Dương Tử. Theo

Dương Tử, đời người ngắn ngủi, trừ những lúc bé nhỏ, già

(102) Nguyễn Duy Cần. Trang Tử tinh hoa. NXB Thanh niên, 2000,

Các chủ thuyết chính trị Trung Hóa

nua, ốm đau, buồn khổ... chỉ còn được khoảng mười năm “sống ung dung vui vẻ, không phải lo lắng việc này việc khác” . Người thòi thái cổ hiểu rằng sự sống bất quá chỉ là tạm thời ở trên đời, từ vong bất quá chỉ là tạm thòi rồi ròi bỏ cuộc đời, rồi họ tự do phóng túng tâm ý trong hành động, không làm trá i ngược với bản tính tự nhiên, không bỏ qua giây phút vui vẻ nào, do đó không vì tên tuổi mà cô gắng, hoà thuận theo tình cảm vui chơi, không làm ngược lại cái thích của vạn vật, không cầu. cái tên tuổi sau khi chết, do đó không đụng chạm tới hình phạt. Danh dự có hay không, đòi sống ngắn hay dài không phải là điều họ nghĩ”(103).

Muốn được sống hạnh phúc, con người phải có tự do. Trang Tử cho rằng sự phát triển tự do, bản tính tự nhiên của con người là điều kiện đê con người sống hạnh phúc.

Tự do không phải là cái gì đâu xa mà con ngưòi phải đi tìm. Tự do chính là căn bản của con người, người ta sinh ra vốn có tự do nhưng do xã hội mà tự do của con người bị mất đi. Để có hạnh phúc, con ngưòi phải tìm lại tự do vốn có của mình. Làm thê nào để tìm lại tự do? Sống theo tự nhiên thì sẽ được tự doll04).

Cho nên, thiên đầu tiên của Nam hoa kinh là Tiêu dao du. Tiêu dao là tự do, thảnh th ơ i tự tại vui chơi theo bản

11031 L iệ t tử - X u ng h ư chân kin h . (Bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan),

N X B Văn học, 1999, tr.214.

Triết lỷ chính trị Trung Hoa cổ đại ván đề nhà niức pháp ցս)Օո

tính tự nhiên của mình. Sống theo tự nhiên của mình là tự do. Sống trá i tự nhiên là bị ràng buộc, là nô lệ.

%

Thiên Tiêu dao du viết: “Biển Bắc có con cá gọi là cá côn, mình dài không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành

con chim gọi là chim bằng, lưng rộng không biết mấy ngàn

dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó như đám mây trên trời.

Biển Bắc động thì nó dời xuống biển Nam... Khi chim bằng dời xuống biên Nam, nó đập nước tung toé lên ba ngàn dặm rồi nương gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm...

Con ve sầu và con chim CƯU՛1051 cười con chim bằ n g r ằ n g :

Chúng tao bay vù lên cây du cây phượng, có lúc bay không tới mà rơi xuống đất. Hà tất phải bay cao chín vạn dặm đê

xuống phương Nam?

Cuộc đời nhỏ không thể so sánh được với cuộc đời dài. Làm sao biết được như vậy? Như cây nấm chỉ sông một buổi

sáng thì không biết được trọn một ngày, con huệ cô"'* không

biết được trọn một năm; đó là những loài cuộc đời ngắn ngủi, ơ miền Nam nước Sở có một con rùa thiêng, mùa

xuân của nó dài năm trăm năm, mùa thu dài năm trăm

năm; đời thượng cổ có một cây “xuân " lớn, mà mùa xuân

dài tới tám ngàn năm, mùa thu dài củng tám ngàn năm,

đó là những loài cuộc đời làu dài. Ông Bành T ổ 107’ mà

no>’ M ộ t loài bồ câu.

íl06) M ột loài ve sầu, sinh mùa xuân th ì m ùa hè chết, sinh m ùa hè th ì mùa xuân chết.

Các chủ thuyết chính trị Trung Hon

ngày nay hễ nói tới thọ, ai củng cho ỏng bậc nhất, chẳng

đáng buồn ư?".

Lớn nhỏ, thọ yểu, mỗi vật mỗi khác, nhưng cứ theo bản tính tự nhiên thì được tự do và hạnh phúc. Sinh ra to lớn như con chim bằng thì cứ tung cánh lên cao mà bay. Sinh ra nhỏ như con chim CƯU thì cũng cứ tự do mà bay lượn từ cây này sang cây khác, cần chi phải ước được như con chim bàng. Sông với sự tự nhiên vốn có của mình thì được hạnh phúc, nhược bằng cứ ước được như con chim bằng là không sổng theo mình, mà tuỳ thuộc vào vật khác rồi, như thê là mất tự do, mất hạnh phúc.

Ngưòi bình thưòng không sống được như Bành Tổ. Bành tổ không sống được như cây “xuân” . Cứ sống trọn tuổi trờ i là được hạnh phúc. Còn như cứ ước ao được như Bành Tổ là tuỳ thuộc vào người khác rồi. Thế là mất tự do, không sống thuận theo bản tính tự nhiên vốn có của mình.

Mỗi vật khác nhau vê bản tính, và khả năng tự nhiên cũng không giống nhau. Tuy nhiên, điều giống nhau chung là mỗi vật đều được hạnh phúc ngang nhau khi khả năng được sử dụng trọn vẹn và tự do. Con chim bằng và con chim

CƯU có khả năng tự nhiên khác nhau. Con chim bàng có thể

ba y h à n g v ạ n dặm tro n g k h i con c h im CƯU chỉ có th ể b a y từ

cây này sang cây kia. cả hai con đều được hạnh phúc vì được tự do phát triển khả năng tự nhiên vốn có của mình.

Nhận thức được rằng con người chỉ có thể được hạnh phúc nếu được tự do phát triển theo tự nhiên, nên Trang

Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nUÊt pháp quyền

Tử phản đối việc hành xử trái vói tự nhiên: “Chân vịt tuy

ngắn nhưng nối thêm thì v ịt sẽ lo. Chân hạc tuy dài nhưng

chặt đi thì hạc sẽ buồn”.

Trong cách ứng xử với vật phải phản ánh được tính tự nhiên vốn có của vật, cũng như mọi định chê do xã hội đặt ra phải phù hợp với căn bản tự nhiên của con người, để con người có thể tự do hành xử theo bản tính tự nhiên của mình. Ý này ẩn trong câu chuyện: “Xi/a có một con chim biển đáp xuống ngoài thành nước Lỗ. Vua Lỗ ngự ra bắt nó, rước nó về thái miếu, đặt tiệc mừng nó, cho tấu nhạc Cửu Thiên làm lễ thái lao [tnổ bò, cừu, và lợn] khoản đãi nó. Nhưng con chim dớn dác, âu sầu, không ăn một miếng thịt, không uống một giọt rượu, ba ngày sau chết. Đó là lấy cách

phục d ưỡng mình mà nuôi chim, chứ không lấy cách nuôi

chim mà nuôi chim. Muốn lấy cách nuôi chim mà nuôi chim thì phải cho nó ở trong rừng sâu, tự do dạo trên đồng

lầy, trôi nổi trên sông hồ; phải cho nó ăn lươn hoặc cá nhỏ, để nó bay cùng hàng với những con chim khác, đáp xuống

đâu thì đáp, tự do, tự tại. Chỉ nghe tiếng nói của người nó đã ghét rồi, huống hồ tiếng nhạc ồn ào đó, làm sao nó chịu

nổi?” (Nam hoa kinh, Chí lạc).

Theo Trang Tử, để đạt được tự do con người phải sống theo tự nhiên. Muôn đạt được tự do con người phải được phát triển bản tính tự nhiên vốn có của mình, khả năng tự nhiên của mình, sử dụng được trọn vẹn khả năng của mỗi

người là con đưòng để đạt được tự do tương đối. Trang Tử

Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa

mà con người đồng hóa với Đạo - đồng hoá với tự nhiên, đồng hoá với vạn vật.

Về trạng thái của tự do tuyệt đối, Trang Tử viết: “Ông Liệt Tử cưỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mười lăm ngày rồi về. Có phúc lớn như ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhưng ông vẫn tuỳ thuộc một cái g ì đây (tức đợi gió nổi lên).

Đến như hạng người làm chủ được cái chính đạo của

trời đất, c h ế n g ự được lục k h í đ ể ngao d u trong vũ trụ vô

biên, th ì còn tuỳ thuộc cái gì nữa đâu?” (Nam Hoa Kinh, Tiên dao du). Liệt Tử mặc dù có thể cưỡi gió mà bay nhưng

cũng chưa phải là được tự do tuyệt đôl vì vẫn tuỳ thuộc vào cái gì đó (gió). Để đạt được tự do tuyệt đốì con người phải không tuỳ thuộc vào một cái gì cả, tức là đồng hoá vói vạn vật. Con ngưòi khi đã có được tự do tuyệt đốỉ bằng cách đồng hoá với vạn vật thì: “Không có vật gì làm hại được nữa: nước có dâng lên tới trời họ cũng không bị chết đuốỉ; trời có đại hạn đến mức kim thạch chảy ra, cháy cả rừng núi, đồng ruộng, họ cũng không thấy nóng cNam Hoa Kinh, Tiên dao du). Thiên Tề vật luận cũng viết: “Bậc chí nhân

(đạt Đạo) là thần rồi. Đồng cỏ có cháy cũng không làm cho họ thấy nóng, sông rạch đóng băng cũng không làm cho họ thấy lạnh, sét đánh đổ núi, gió làm dậy sóng cũng không làm cho họ sợ. Họ chế ngự gió mây, cưôi mặt tròi, mặt trăng mà đi chơi bốn bể.”

Jriết lý chính trị Trung Hca cổ đại \’<in đề nhà núfc pháp quyển

học thuyết của Trang Tử. Đây chính là những cơ sở cho sự hình thành Đạo giáo sau này vối những khát vọng luyện đan, trường sinh bất lão. Một sự cảm nhận bằng trực quan về bản chất của Đạo - Tự nhiên để đồng hoá vối vạn vật không phải là một việc dễ dàng. Cho nên không dễ gì loài người có thể đạt được đến tự do tuyệt đôi. Nhận thức được vậy, nên Trang Tử dạy nếu không đạt được tự do tuyệt đối thì hãy phát triển bản tính, khả năng tự nhiên vốn có của mình để có được tự do tương đốì.

Một phần của tài liệu TRIẾT LÝ CHÍNH TRỊ TRUNG HOA CỔ ĐẠI VÀ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN (Trang 139 -139 )

×