IV. CHỦ THUYẾT CHÍNH TRỊ CỦA MẶC TỬ
2. Chủ thuyết kiêm á
Trước sự loạn lạc của xã hội, Mặc Tử đặt vấn đê phải• • • 9 * 9 • X tìm ra nguyên nhân của sự loạn, cũng như thầy thuốc trị bệnh cho người trước tiên phải biết bệnh do đâu mà phát sinh thì mới tr ị được: “Thánh nhân trị thiên hạ không thể không xét loạn do đâu mà phát sinh” (Mặc Tử, Kiêm ái, thượng). Mặc Tử tìm nguyên nhân của sự loạn từ viêc ngưòi
ta không vẻu thường lẫn nhau, từ việc của từng cá nhân đến việc của cả xã hội đều do người ta không yêu thương lẫn nhau mà sinh ra loạn: Tôi, con không yêu vua, cha như vậy gọi là loạn. Con chỉ yêu mình mà không yêu cha nên mới làm thiệt hại cho cha để làm lợi cho mình; em chỉ yêu mình mà không yêu anh nên mới làm thiệt hại cho anh để làm lợi cho mình; bề tôi chỉ yêu mình mà không yêu vua nên mới làm thiệt hại cho vua để làm lợi cho mình, như vậy gọi là loạn. Cha chỉ yêu mình mà không yêu con nên mới làm thiệt hại cho con để làm lợi cho mình; vua chỉ yêu mình mà không yêu bề tôi nên mới làm thiệt hại cho bê tôi để làm lợi cho mình. Dù cho đến các quan đại phu làm loạn nhà nhau, các vua chư hầu đánh chiếm nước nhau thì cũng vậy: các quan đại phu chỉ yêu nhà mình mà không yêu nhà
(7Ỉ’ C.Mác-Ph.Ảngghen. Tuyển tập, Tập VI. NXB Sự thật, H, 1984,
Czc chủ thuyỂt chính trị Trung Hoa
người khác cho nên mới làm loạn nhà khác đê làm lợi cho mình; các vua chư hầu chỉ yêu nước mình mà không yêu nước khác nên mới làm đánh chiếm nước khác để lợi cho nước mình. Các việc loạn trong thiên hạ đều do không yêu nhau mà ra cả. (Mặc Tử, Kiêm ái, thượng).
Cho nên, Mặc Tử chọ rằng muốh ổn định xã hội thì mọi người phải yêu lẫn nhau: “Coi nước người như nưóc mình, coi nhà người như nhà mình, coi thân ngưòi như thân mình. Cho nên chư hầu yêu nhau thì không đánh nhau ở ngoài đồng; chủ nhà yêu nhau thì không cưốp lẫn nhau; người nọ người kia yêu nhau thì không làm hại lẫn nhau; vua tôi yêu nhau thì vua huệ tôi trung; cha con yêu nhau thì cha tự con hiếu; anh em yêu nhau thì hoà thuận; ngưòi trong thiên hạ yêu nhau thì người mạnh không áp chê kẻ yêu, người giàu không khinh kẻ nghèo, người sang không ngạo mạn kẻ hèn, người khôn lanh không lừa gạt kẻ ngu. Những tai hoạ, tranh cướp oán hận trong thiên hạ sở dĩ không nổi lên là vì do yêu nhau cả, cho nên bậc nhân giả khen cái đó” (Mặc Tử, Kiêm ái, trung).
Từ đó, Mặc Tử đi đến một quy kết: “Cho nên bậc thánh nhân trị thiên hạ không thể không cấm sự ghét nhau mà khuyên khích sự yêu nhau. Cho nên thiên hạ gồm yêu nhau
thì trị mà ghét nhau thì loạn” (Mặc Tử, Kiêm ái, thượng).
Như vậy, phương thức cai tr ị tốt nhất theo tư tưởng của Mặc Tử có thể khái quát là phương thức kiêm ái. Kiêm ái là một hạt nhân chi phối toàn bộ quan điểm chính tr ị của
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vâ'n đề nhà nuốt: pháp quyền
Mặc Tử. Những quan điểm khác của Mặc Tử đều xuất phát từ hai chữ “kiêm ái” , có thể nói là sự cụ thể hoá của chính sách kiêm ái.
Xuất phát từ tư tưởng kiêm ái, Mặc Tử lên án việc chiến tranh xâm chiếm đất đai. Ong thuyết phục các nước chư hầu đừng đánh chiếm lẫn nhau. Chiến tranh không những gây rối loạn xã hội mà còn làm tổn hại đến đời sông của nhân dân, hao phí của cải của nhà nưốc và nhân dân.
Mặc Tử viết: “Dấy binh vào mùa đông thì sợ lạnh, vào mùa hè thì sợ nóng, cho nên phải tránh hai mùa đó; mà dấy binh vào mùa xuân thì bắt dân phải bỏ việc cày cấy trồng trọt, vào mùa thu thì dân phải bỏ việc gặt hái, cho nên phải tránh hai mùa đó. Dân phải bỏ một mùa thì trăm họ chết đói chết rét không biết bao nhiêu mà kể. Nay thử tính xem, hễ xuất quân thì tên tre, cờ lông, màn trướng, áp giáp, mộc lớn, mộc nhỏ, dao mác tổn hại, hư nát, mất mát không thu hồi được, không biết bao nhiêu mà kể; lạ i thêm bò ngựa kh i xuất quân thì mập, khi về thì gầy, hoặc chết không về được, không biết bao nhiêu mà kể; lạ i thêm đường sá xa xôi, lương thực tiếp tê không được, thiếu thôn trăm họ chết đói không biết bao nhiêu mà kể; do ăn ở không được yên ổn, ăn uống thất thường, lúc no quá lúc đói quá, không điêu độ, nên trăm họ bị bệnh mà chết không biết bao nhiêu mà kể” (Mạc Tử, Phi công trung).
Phương thức kiêm ái đòi hỏi sự thông nhất lẽ phải trong thiên hạ. Mặc Tử cho rằng loạn còn phát sinh do dưói
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
không tán đồng với trên, tức là chính sách của nhà nước không được nhân dân ủng hộ. Do đó cần phải có sự nhận thức nhất trí giữa nhà nước và nhân dân về các chính sách của nhà nước.
Mặc Tử cho rằng: “Bê trên cai tr ị mà được kẻ dưối đồng tình thì biết rõ được quan niệm vê tốt xấu trong dân chúng. Biết rõ được quan niệm về tốt xấu trong dân chúng rồi thì biết được người nào thiện mà thưởng, kẻ nào tàn bạo mà phạt; người thiện được thưởng, kẻ tàn bạo bị phạt thì nước tấ t t r ị” (Mặc Tử, Thượng đồng, hạ).
Nếu nhà nưốc và nhân dân không có nhận thức nhất trí về một chính sách thì có chính sách nhà nước cho là đúng nhưng nhân dân cho là không đúng, như vậy chính sách của nhà nước cũng khó th i hành trong nhân dân. Ngược lại, có việc nhân dân cho là phải mà nhà nước cho là không phải và không th i hành thì không tạo được niềm tin của nhân dân vào nhà nước.
Cùng với việc chỉ ra rằng dưới phải thông nhất vối trên, Mặc Tử cũng đưa ra cách thức tạo nên sự thống nhất đó là phải thực hiện sự báo cáo từ dưới lên trên: ban đầu là trong nhà rồi đến nước, nưốc đến cả thiên hạ và cuôi cùng cả thiên hạ thông nhất vói trời.
Phương thức kiêm ái cũng phải được đảm bảo bằng việc tiế t kiệm, không xa xỉ trong việc sử dụng tài sản của nhận dân và xã hội. Mặc Tử cho rằng phải bỏ những thói xa xỉ vô ích, cái gì lợi cho dân thì làm, việc sử dụng tài sản của quốc
Triết lý chính trị Trung Hoa cổ đại và vấn đề nhà nơÉt pháp qinền
gia vừa đủ thì thôi: “Thánh nhân cai tr ị một nước thì cái lợi của nước đó có thể tăng lên gấp hai, rộng ra, nếu cai tr ị cả thiên hạ thì cái lợi của thiên hạ có thể tăng lên gấp hai. Tăng lên gấp hai không phải là đi chiếm đất ỏ ngoài mà vì bỏ những cái vô dụng, phí tổn vô ích đi, như vậy đủ để tăng lên gấp hai rồi. Thánh nhân tr ị nước, khi ra lệnh làm một việc gì, khiến dân dùng của cải, thì xét xem việc đó có lợi không rồi mới làm, vì vậy mà không phí của cải, không mệt sức dân, lại lợi được nhiều” (Mặc Tử. Tiết dụng, thượng).
Mặc Tử chủ trương sống mộc mạc đơn giản, cái gì dùng đủ thì thôi, không lãng phí vô ích. Ăn thì chỉ cần đủ no bụng, mạnh chân mạnh tay, sáng tai mắt thì thôi, không cô điều hoà đến cùng cực ngũ vị mà mùi thơm, không tìm kiếm những của ngon, vật lạ ở xa. Mặc thì mùa đông mặc - áo lụa xanh, lụa điều, nhẹ mà ấm; mùa hè mặc áo vải nhỏ,
vải to nhẹ cho mát, như vậy là đủ... Việc tiêu dùng cái gì cũng phải theo nguyên tắc là cái gì không lợi cho dân thì không làm.
Cũng như Khổng Tử, Mặc Tử cho rằng cai t r ị thiên hạ thì phải làm cho đất nước ngày một giàu thêm. Mặc Tử nói: “Ngưòi có đức nhân mưu tính cho thiên hạ không khác gì người con có hiếu mưu tính cho cha mẹ. Ngưòi con có hiếu mưu tính cho cha mẹ ra sao? Đáp: “Cha mẹ nghèo th ì làm cho cha mẹ giàu lên[...] Người nhân mưu tính cho thiên hạ thì cũng vậy. Nghĩa là thiên hạ nghèo thì làm cho thiên hạ giàu lên, nhân dân ít thì làm cho nhân dân nhiều lên” (Mặc
Các chủ thuyết chính trị Trung Hoa
cha mẹ của dân thì Mặc có lẽ là người đầu tiên bảo nhà cầm quyền phải lo cho dân như con lo cho cha mẹ, nghĩa là ngược lại, dân là cha mệ của nhà cầm quyền(73>.
Nho giáo cho rằng quan lại là cha mẹ của dân, mặc dù có điểm tiến bộ là hình thành chính sách thân dân, nhưng dân vẫn bị coi như những người bị trị. Trái lại, Mặc Tử coi nhà cầm quyền phải hành xử đốì với dân như con đôi với cha mẹ. Mặc Tử xuất thân từ giai cấp bình dân, suốt đời chỉ mứu cầu lợi ích cho quần chúng lao động nên hiểu được nỗi thông khô của người bị trị, cho nên đã chủ trương trách nhiệm của người cầm quyển phải phục vụ dân chúng, cơ hồ như ông không coi dân chúng là người bị trị, mặc dù chưa thể quan niệm đến tư tưởng chủ quyền nhân dân - quyền lực thuộc về nhân dân.
Phương thức kiêm ái cũng yêu cầu rằng người cầm quyền phải là những người hiền. Người hiền theo nho giáo là người quân tử - bao gồm cả giới quý tộc cha truyền con nôi lẫn giới bình dân nếu họ có tà i năng và đạo đức. Khác với Khổng Tử, Mặc Tử xuất thân từ giới bình dân, nhận thấy sự sa đoạ và bất lực của giói quý tộc nên đã đả kích chính sách “thân thân”<74).