3.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam
Năm 1988, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Tên tiếng Anh: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND
DEVELOPMENT
Tên viết tắt: VBARD
Tên giao dịch: AGRIBANK
Trụ sở chính: số 18 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.38313717
Fax:04.38313719
Website:www.agribank.com.vn
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam ra đời trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Tỷ lệ lạm phát năm 1988 lên tới 394% (năm 1990 là 70%), bội chi ngân sách là 36,6%, lãi suất bao cấp, nền kinh tế định hướng kế hoạch hóa.
29
Khi mới thành lập, cán bộ toàn hệ thống khoảng 36.000 người (số liệu năm 1988), trong số đó khoảng 10% có trình độ Đại học và khoảng 50% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, còn lại là sơ cấp nghiệp vụ và chưa được đào tạo. Số người biết ngoại ngữ rất ít, đặc biệt là tiếng Anh. Trình độ công nghệ Ngân hàng ở cấp độ rất thấp, công cụ làm việc còn rất giản đơn. Trong giai đoạn này, hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là củng cố tổ chức, con người, tiếp nhận và xác nhận dư nợ của khách hàng từ thời bao cấp chuyển sang, cho vay theo cơ chế lãi suất âm và đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động thuần túy tín dụng nội tệ, cho vay theo kế hoạch chỉ định. Cụ thể hoạt động trong giai đoạn này:
- Tổng tài sản: dưới 1.500 tỷ đồng;
- Tổng nguồn vốn: 1.056 tỷ đồng, trong đó vốn huy động chiếm 42%, còn 58% là vốn vay Ngân hàng Nhà nước;
- Tổng dư nợ: 1.126 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 93%; dư nợ kinh tế quốc doanh 85%, kinh tế tập thể 14,5%; tiến hành thí điểm cho vay hộ nông dân ở một số chi nhánh;
- Khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã – phần lớn làm ăn thua lỗ, sắp phá sản;
Trong những năm 1991 – 1996, Ngân hàng luôn tiếp tục củng cố, mở rộng mạng lưới cũng như nghiệp vụ kinh doanh.
Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của
30
Agribank lên 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Ngân hàng Thương mại có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đảm bảo hệ số CAR đạt trên 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tính đến năm 2013, vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thời điểm này là 200 tỷ đồng; thời gian hoạt động 99 năm.
Ngay từ khi đổi mới, Đảng và nhà nước ta đã xác định phát triển nông nghiệp làm bàn đạp đẩy mạnh các ngành công nghiệp khác tiến lên, ưu tiên tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
NHNo&PTNT Việt Nam (AGRIBANK) với biểu tượng 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hình đất nước trên nền khung vuông, hai màu xanh lá cây và nâu đất với dòng chữ viền hai cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với trên 2.230 chi nhánh và điểm giao dịch. Bố trí trải đều từ miền Bắc xuống miền Nam, từ vùng núi cao hẻo lánh đến các hải đảo xa xôi. Mỗi tỉnh, thành phố đều có chi nhánh trực thuộc khu vực. Ban lãnh đạo và điều hành trong các chi nhánh do Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam bổ nhiệm chỉ đạo quản lý.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của NHNo&PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
Là Ngân hàng phục vụ người nghèo, là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trong phạm vi cả nước.
Có thể nói, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
3.2 ĐÔI NÉT VỀ NHNo&PTNT HUYỆN MANG THÍT 3.2.1 Sơ lược về huyện Mang Thít 3.2.1 Sơ lược về huyện Mang Thít
Huyện Mang Thít chính thức thành lập từ tháng 04 năm 1992 trên cơ sở tách ra từ huyện Long Hồ. Đến nay, huyện có 12 xã và 1 thị trấn.
31
Về vị trí địa lý, từ trung tâm huyện cách thành phố Vĩnh Long 25km; phía Bắc giáp huyện Chợ Lách - Bến Tre, phía đông giáp huyện Vũng Liêm, phía Nam giáp huyện Tam Bình, phía Tây giáp huyện Long Hồ. Là một huyện vùng xa của tỉnh Vĩnh Long, phần lớn dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp với diện tích tự nhiên là 15.769 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.032 ha.
Mang Thít với nền kinh tế nông nghiệp là chính, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên ngành tiểu thu công nghiệp cũng phát triển mạnh ở huyện. Với nguồn đất sét dồi dào, đặc biệt là nghề gốm ở Mang Thít có màu sắc đặc trưng, mẫu mã đa dạng từ đơn giản đến tinh xảo hấp dẫn người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện nay, gốm mỹ nghệ đã có mặt trên thị trường thế giới, đặc biệt là các nước Á - Âu. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gia công xuất khẩu khác: mây tre, dệt chiếu, đan lát, đan lục bình. Ngoài ra, do đặc thù điều kiện tự nhiên, huyện được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và sông Mang Thít và quốc lộ 53, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa cả đường thủy lẫn đường bộ với các tỉnh trong khu vực, với vị trí sông ngồi chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển.
3.2.2 Sơ lược về NHNo&PTNT chi nhánh huyện Mang Thít
Là chi nhánh cấp 3 của NHNo&PTNT tỉnh Vĩnh Long, có trụ sở được đặt tại khóm 1 - Thị trấn Cái Nhum - Huyện Mang Thít - Tỉnh Vĩnh Long. NHNo&PTNT huyện Mang Thít ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn và lạc hậu về cơ sở vật chất. Vì thế hoạt động của Ngân hàng gặp không ít trở ngại và khó khăn, nhưng Ngân hàng vẫn luôn bám sát định hướng phát triển của địa phương. Ngân hàng ra đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người dân tại địa phương.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và đổi mới NHNo&PTNT huyện Mang Thít đã không ngừng phấn đấu vươn lên và từng bước khẳng định mình trong ngành, chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc và đáng tin cậy cho khách hàng. Hơn nữa, Ngân hàng luôn lấy chữ tín làm phương châm cho mọi hoạt động nên được đông đảo khách hàng ủng hộ. Kết quả đó cũng chính là sự nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Nhưng đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, của các Ngân hàng khác trên địa bàn, cùng với sự biến động không ngừng của nền kinh tế vì vậy đòi hỏi Ngân hàng phải luôn không ngừng đổi mới các hoạt động kinh doanh dịch vụ để thích ứng với nền kinh tế thị trường.
32
3.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức
Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống quản lý cũng như đội ngũ nhân viên, hiện nay, NHNo&PTNT huyện Mang Thít đã xây dựng được 4 chi nhánh cấp 4 trực thuộc huyện, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong giao dịch bên cạnh các phòng ban trực thuộc. Cụ thể:
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc
- Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo quy định của luật các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp; chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp, Giám Đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên về các quyết định của mình.
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN – NGÂN QUỸ
PGD BÌNH PHƯỚC PGD AN PHƯỚC PGD MỸ AN PGD HÒA MỸ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG
33
- Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, cán bộ, đào tạo và nghiệp vụ kinh doanh lên Giám Đốc chi nhánh NHNo&PTNT cấp tỉnh, thành phố, xem xét và quyết định theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám Đốc NHNo.
- Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng trong giới hạn trần lãi suất do NHNo quy định, NHNo hướng dẫn thực hiện trên địa bàn.
- Tổ chức việc hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của NHNo.
- Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạt động, báo cáo định kỳ, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên chi nhánh NHNo&PTNT cấp trên theo quy định.
- Phân công Phó Giám Đốc tham dự các cuộc họp trong, ngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT; Khi Giám Đốc đi vắng trên một ngày nhất thiết phải ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Giám Đốc, điều hành công việc chung.
Phó giám đốc
- Được thay mặt Giám Đốc điều hành một số công việc khi Giám Đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám Đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám Đốc có mặt tại đơn vị.
- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do Giám Đốc phân công, phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các Quyết định của mình.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám Đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
Phòng tín dụng
Các giao dịch viên phòng tín dụng có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, nhận đơn xin vay, lập và kiểm soát hồ sơ trình lên Giám Đốc xét duyệt, trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Đôn đốc thu nợ gốc, lãi khi nợ đến hạn. Quản lý hồ sơ khách hàng, giao dịch với khách hàng thực hiện nhiệm vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn. Thống kê phân tích thông tin, tổng hợp số liệu từ đó đề xướng chiến lược xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh.
34
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
- Trực tiếp hoạch toán kế toán, hoạch toán thông kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng cấp trên.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi, tài chính, quỹ tiền lương.
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định.
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán quyết toán, các báo cáo theo quy định và thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (từ khâu tiếp xúc, tiếp nhận yêu cầu sừ dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền rút tiền,…) tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. Giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình dịch vụ của Ngân hàng. Đề xuất cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng; xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá các hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ.
- Thực hiện nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạch toán kế toán, kế toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước, nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.
- Quản lý sử dụng bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn.
- Đề xuất định mức lao động, giao khoán chi phí đến các đơn vị trực thuộc theo quy chế khoán tài chính của Ngân hàng cấp trên.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo chế độ hoạch toán kế toán, quản lý chứng từ, chỉ tiêu… tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia theo chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ của chi nhánh.
35
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà ăn của cơ quan.
- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ trong phòng liên quan đến các vấn đề quy hoạch, đào tạo, tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hộ lao động, quy chế cán bộ…
Các phòng giao dịch
Ngân hàng mở chi nhánh nhằm góp phần phục vụ cho khách hàng vay