Số lượng các giao dịch thực hiện qua hệ thống giai đoạn 2010 – 6T/2013

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ atm ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của khách hàng tại huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 73)

6T/2013

Thanh toán bằng thẻ đã có bước phát triển đáng kể về giá trị giao dịch cũng như số lượng thẻ phát hành trong thời gian qua.

63 75% 80% 85% 90% 95% 100% 2010 2011 2012 Số lượng rút TM Số lượng CK 85% 15% 84,96% 15,04% 85,11% 14,89% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 6T2012 6T2013 Số lượng rút TM Số lượng CK 84,99% 81,60% 15,01% 18,40%

Bảng 4.3: Lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống giai đoạn 2010 – 6T/2013

Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2012 6T2013 2011/2010 2012/2011 6T2012/6T2013 +/- % +/- % +/- % Số lượng rút TM 60.502 92.610 123.043 37.812 65.997 32.108 53,07 30.433 32,86 28.185 74,54 Số lượng CK 10.589 16.393 21.713 8.529 11.647 5.804 54,81 5.370 32,45 3.118 36,56 Tổng 71.091 109.003 144.756 46.341 77.644 37.912 53,33 35.753 32,80 31.303 67,55

Nguồn: Phòng giao dịch Agribank Mang Thít, 2013

Hình 4.3a: Cơ cấu lượng giao dịch thực hiện 2010 - 2012 Hình 4.3b: Cơ cấu lượng giao dịch thực hiện 6T2012 và 6T2013

64

Bảng 4.3 cho thấy số lượng giao dịch qua hệ thống máy ATM Agribank tăng nhanh qua các năm. Cụ thể, số lượng giao dịch năm 2011 là 109.003 lần, tăng 53,33% so với năm 2010 (71.589 lượt). Nguyên nhân là do Ngân hàng chú trọng đến nhu cầu của người dân, thường xuyên sửa chữa các máy ATM bị lỗi để nhanh chóng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Đến năm 2012 số lượng các giao dịch tăng lên mức 144.756 lần, tăng 32,80% so với năm 2011, mức tăng là 35.753 giao dịch.

Trong tổng số lượng giao dịch thực hiện thì có thể nói, các giao dịch rút tiền mặt là chủ yếu, chiếm khoảng 80% và tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 là 92.610 giao dịch, tăng 53,07% so với năm 2010 và đến năm 2012 tăng lên 123.043 triệu đồng, mức tăng là 30.433 giao dịch so với năm 2011. Nguyên nhân chính vẫn là do thói quen tiêu dùng của người dân. Có thể nói,với thị trường thẻ tín dụng nói chung và các loại thẻ khác nói riêng, mục đích chủ yếu của việc sử dụng thẻ là dùng để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ... Trong khi đó, người tiêu dùng Việt Nam thường sử dụng thẻ để rút tiền mặt. Còn việc dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng hóa còn hạn chế.Trên thực tế, không riêng gì Agribank mà các Ngân hàng khác trong nước cũng đã đẩy mạnh việc đầu tư kinh tế cũng như phát hành ra nhiều loại thẻ để khuyến khích người dân sử dụng. Thế nhưng, với sự phát triển của thị trường thẻ ở huyện như hiện nay, với thẻ ATM được Ngân hàng phát hành cho công nhân trong các khu công nghiệp được đánh giá cũng không mấy thành công. Nhìn chung, dịch vụ thẻ mới chỉ tăng trưởng chủ yếu về lượng, chưa có sự chuyển biến về chất. Tỷ lệ khách hàng sử dụng thẻ còn thấp, tập trung chủ yếu ở dịch vụ rút tiền mặt, còn các tính năng của máy ATM vẫn chưa được khai thác triệt để

Bên cạnh đó, số lượng chuyển khoản chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng lượng giao dịch. Tuy vậy, số lượng chuyển khoản qua các năm vẫn liên tục tăng. Năm 2011 tăng 54,81% so với năm 2010 là do một số cơ quan, trường học thực hiện chi trả lương cho nhân viên qua thẻ ATM bằng phương thức chuyển khoản, nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và để hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong nhân viên. Sang năm 2012, số lượng chuyển khoản tăng lên 21.713 giao dịch, đạt tỷ lệ 32,45% so với năm 2011. Mặc dù số lượng chuyển khoản tăng lên qua các năm, nhưng trên thực tế, có thể nói hình thức chuyển khoản chỉ là công cụ thực hiện giúp đơn giản hóa quá trình giao nhận. Trên thực tế, các giao dịch rút tiền mặt sau chuyển khoản vẫn là chủ yếu. Dễ dàng nhận thấy nhất là hình thức gửi tiền vào tài khoản mình và thực hiện giao dịch chuyển khoản cho người thân bạn bè hay phục vụ nhu cầu giao dịch, mua bán. Suy cho cùng hình thức thanh toán, giao dịch bằng chuyển khoản sẽ

65

tốn ít thời gian, chi phí cũng như tạo sự thuận tiện về khoảng cách đối với quá trình mua bán.

Tổng lượng giao dịch trong khoảng 6 tháng đầu năm 2013 tại Agribank Mang Thít là 77.644 giao dịch, tăng 31,303 lượt giao dịch so với 6 tháng đầu năm 2011 (tỷ lệ tăng là 67,55%). Số lượng giao dịch rút tiền mặt trong 6 tháng đầu năm 2013 là 65.997 giao dịch, tăng 28.185 giao dịch so với 6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ tăng là 74,54%. Mặc khác số lượng giao dịch thực hiện qua chuyển khoản tuy chiếm tỷ lệ thấp trong tổng lượng giao dịch nhưng cũng có sự tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2012 (tăng 36,56%). Nguyên nhân chính khiến việc thanh toán qua thẻ chưa đạt kết quả cao vẫn là tâm lý quen sử dụng tiền mặt của người dân tại địa bàn. Nhiều khách hàng đến tại chi nhánh để làm thẻ, nhân viên cũng đã hướng dẫn cách sử dụng thẻ khi đi mua bán, trao đổi hàng hóa, nhưng rồi vẫn nhất quyết ra quầy ATM rút tiền để thanh toán. Một hạn chế đối với sự phát triển kinh tế ở huyện cũng như sự phát triển trong việc thanh toán thẻ có thể kể đến đó là không có hệ thống máy POS phục vụ nhu cầu của người dân. Một mặt là do điều kiện kinh tế huyện còn nhiều khó khăn, hạn chế, mặt khác là do tâm lý tiêu dùng, thói quen sử dụng của người dân. Ðiều đáng nói hơn, đối với những cơ sở dịch vụ được Ngân hàng phối hợp đặt máy thanh toán tiền cũng chỉ muốn thu tiền mặt cho nhanh chóng.

Hình 4.3 cho thấy số lượng rút tiền mặt cũng như chuyển khoản trong những năm qua liên tục tăng, đáng chú ý là số lượng rút tiền mặt. Rút tiền cho mục đích vay tín dụng, đối với khoản lương được nhận qua thẻ, đối với những khoản tiền mà chủ tài khoản được người thân chuyển về… mà chưa được áp dụng nhiều cho những tính năng như chi trả điện nước, dịch vụ tiện ích mobile. Nhu cầu sử dụng còn rất hạn hẹp và được áp dụng còn rất nhỏ lẻ, không đáng kể. Chiếc thẻ đối với người dân đã trở thành công cụ cất giữ, lưu chuyển thay vì thanh toán cho cuộc sống hàng ngày.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh thẻ ATM tại Agribank Mang Thít trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rất khả quan. Mặc dù có thể nói con số đó còn rất thấp so với hệ thống Agribank ở những nơi khác… Có thể thấy số lượng thẻ phát hành cũng như doanh số thanh toán qua thẻ qua các năm đều có sự tăng trưởng và ngày một ổn định. Việc thanh toán qua thẻ, thanh toán không dùng tiền mặt dù dưới hình thức nào thì riêng với người dân, với Agribank Mang Thít ngày càng trở nên phổ biến nên xác định đúng đắn bước đi cần thiết là một yêu cầu để nâng cao vị thế, uy tín hiện nay của Ngân hàng.

66

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ atm ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của khách hàng tại huyện mang thít, tỉnh vĩnh long (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)