- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ BẰNG CƠ CHẾ THỂ DỊCH
2.3. Điều hòa nồng độ các chất có trong dịch
- Các chất khí: sự thay đổi nồng độ O2 và CO2 tạo những phản xạ điều chỉnh nhanh nhạy làm thay đổi hoạt động thông khí ở phổi nhằm điều chỉnh trở lại mức bình thường. Duy trì nồng độ O2 và CO2 là một trong những điều kiện quan trọng đểđảm bảo hằng tính nội môi.
- Các ion: Na+, K+ tham gia vào cơ chế tạo điện thế màng. Ca++ ngoài việc tham gia vào cơ chế tạo ra điện thế màng còn tham gia vào dẫn truyền xung động qua synap thần kinh, tác dụng của các hormon, co cơ và đông máu.
- Các hormon: hormon là thành phần đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ chế thể dịch đểđiều hòa hoạt động cơ thể.
Câu hỏi lượng giá:
1. Dịch và thành phần trong ngăn dịch của cơ thể:
a. Về mặt khối lượng, chất điện giải chiếm ưu thế trong huyết tương. b. Dịch nội bào chiếm 1/3 tổng lượng dịch của cơ thể.
c. Dịch nội bào chứa nhiều oxy, glucose, các amino acid.
d. Ion Na+ chiếm ưu thế ở ngăn ngoại bào.
2. CHỌN CÂU SAI. Chức năng của hệ thống bạch huyết:
a. Vận chuyển mỡ được hấp thu vào tuần hoàn máu.
b. Là con đượng bạch cầu lymphocyte tái tuần hoàn máu. c. Vận chuyển một lượng protein và dịch từ dịch kẽ trở lại hệ thống tuần hoàn.
d. Tham gia điều hoà thể tích và áp suất máu.
3. Phù trong bệnh suy tim có thể do yếu tố nào sau đây:
a. Giảm áp suất thủy tĩnh trong mô kẽ
b. Giảm áp suất keo trong huyết tương .
c. Tăng áp suất thủy tĩnh trong mao mạch.
d. Kết hợp ba yếu tố trên .
4. Đáp ứng nào sau đây của cơ thể khi giảm thể tích dịch ngoại bào?
a. Ức chế trung khu khát. b. Hậu yên giảm tiết ADH.
c. Thận giảm lượng nước tiểu bài xuất.
d. Vỏ thượng thận giảm bài tiết Aldosteron.
5. Cân bằng thể tich dịch ngọai bào trong cơ thể:
a. Do vai trò của Renin. b. Qua cơ chế khát.
c. ADH tham gia điều hòa.
d. Kiểm soát cân bằng Na+ là cơ
chế chính đề cân bằng thể tich dịch ngọai bào.
6. Angiotensin II có tác dụng sau, NGOẠI TRỪ: a. Gây co tiểu động mạch mạnh. b. Kích thích lớp cầu vỏ thượng thận bài tiết aldosteron. c. Kích thích bài tiết acetylcholin. d. Kích thích bài tiết ADH.
7. ANP (Atrial Natriuretic Peptid) trong điều hòa thể tích dịch ngọai bào: a. Được tăng tiết khi tăng thể tích dịch ngoại bào. b. Kích thích vỏ thượng thận tiết Aldosteron. c. Làm giảm lọc ở cầu thận. d. Làm thận giảm bài tiết Na+, nước. 8. Các hệ thống đệm chính trong hoạt động điều hòa thăng bằng toa kiềm: a. Hệđệm bicarbonate b. Hệđệm photphat c. Hệ đệm Hemoglobinat/Hemoglobin d. Tất cảđều đúng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMONMục tiêu: