ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMON

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 68)

- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.

4. ĐIỀU HÒA BÀI TIẾT HORMON

Nồng độ hormon trong máu bình thường rất thấp chỉ khoảng vài picogram/mL (1 picogram=1/1.000 tỉ gram) đến vài microgam/mL và chịu

ảnh hưởng của một số yếu tố.

Đây là cơ chế điều hòa bài tiết căn bản mà trong trong dó vùng hạđồi giữ vai trò trung tâm, chỉ huy sự bài tiết hormon của tuyến yên. Tuyến yên,

đến lượt mình lại chỉ huy sự bài tiết của một cơ quan nội tiết khác. - Trục vùng hạđồi – tuyến yên – gan: GHRH-GH-somatomedin. - Trục vùng hạđồi – tuyến yên – tuyến giáp: TRH-TSH-T3 và T4. - Trục vùng hạđồi – tuyến yên – vỏ thượng thận: CRH-ACTH-cortisol. - Trục vùng hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục: GnRH-LH-hormon sinh dục.

Ngoài ra còn có trục thận – gan – vỏ thượng thận: renin-angiotensin- aldosteron.

4.2. Điều hòa bài tiết theo nhịp sinh học

Hormon không phải được bài tiết liên tục với một nồng độ nhất định vào trong máu mà có khi nhiều khi ít, có hormon được bài tiết gián đoạn từng lúc theo nhịp sinh học.

Ví dụ: tuyến yên bài tiết ACTH, ACTH kích thích vỏ thượng thận bài tiết glucocorticoid. ACTH được bài tiết theo chu kỳ, cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều. Corticoid bài tiết cao nhất vào khoảng 9 giờ sáng và thấp nhất vào 24 giờđêm.

4.3. Điều hòa bài tiết do tác nhân kích thích

Tác nhân kích thích gây bài tiết hormon có thể là các tín hiệu thần kinh, tín hiệu của các hormon khác hoặc các tác nhân vật lý, hóa học.

Ví dụ: nồng độ glucose trong máu tăng kích thích bài tiết insulin từ

tuyến tụy; kích thích thần kinh giao cảm gây bài tiết PTH từ tuyến cận giáp.

4.4. Điều hòa bài tiết theo cơ chế feedback

Hormon sau khi được bài tiết ra sẽ gây đáp ứng sinh học trên cơ quan

đích, độ lớn của các đáp ứng sẽđược theo dõi kiểm tra bởi tế bào nội tiết. Nói cách khác chính hiệu quả đáp ứng sinh học sẽđiều hòa sự bài tiết hormon và

được gọi là cơ chế feedback. Có 2 kiểu feedback là feedback dương và feedback âm.

* Cơ chế feedback âm:

Điều hòa bài tiết hormon theo hướng ngược lại với đáp ứng sinh học. Nếu đáp ứng quá nhỏ, tế bào nội tiết sẽ gia tăng sản xuất và bài tiết hormon;

trở về giới hạn bình thường. Đây là cơ chế điều hòa chủ yếu, nhanh nhậy nhằm duy trì hằng định nồng độ hormon. Các ví dụ:

Sơđồ 9.3. Cơ chế feedback âm trong điều hòa bài tiết insulin

TRH Vùng hạ đồi Tuyến yên vòng dài (+) (+) TSH Tuyến giáp T3, T4 vòng ngắn vòng cực ngắn vòng ngắn

Sơđồ 9.4. Cơ chế feedback âm nhiều cấp trong điều hòa bài tiết của trục vùng hạđồi-tuyến yên-tuyến giáp

* Cơ chế feedback dương:

Tăng bài tiết hormon theo hướng làm gia tăng đáp ứng sinh học. Kiểu

điều hòa này về bản chất làm mất đi sự ổn định, ít gặp nhưng cần thiết, chỉ

xảy ra trong một thời gian ngắn sau đó trở lại kiểu feedback (-) thông thường. Hai ví dụđiển hình:

- Estrogen làm tăng sự bài tiết của GnRH và làm tăng đáp ứng của tuyến yên đối với GnRH vào thời điểm trước khi phóng noãn, kết quả gây phóng noãn.

GnRH Vùng hạ đồi Tuyến yên Feedback (+) (+) (+) LH Buồng trứng Estrogen Feedback (+)

Sơđồ 9.5. Cơ chế feedback dương trong điều hòa bài tiết estrogen ngay trước phóng noãn

- Bài tiết cortisol xảy ra khi cơ thể bị stress, giúp cơ thể chống lại stress

Sơđồ 9.6. Cơ chế feedback dương trong điều hòa bài tiết cortisolkhi stress

Câu hỏi lượng giá:

1. Điểm khác biệt giữa hormon địa

phương và hormon chung là:

a. Bản chất hóa học lipid và protein b. Vị trí receptor trên màng bào tương và trong tế bào

c. Nguồn gốc và dịch phân phối d. Cơ chế tác dụng

2. Đặc điểm của hormon tác dụng theo cơ chế chất truyền tin thứ II:

a. Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trong tế bào.

b. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trong tế bào.

c. Hormon tan được trong nước và có receptor nằm trên màng tế bào. d. Hormon tan được trong lipid và có receptor nằm trên màng tế bào.

3. Chất nào sau đây không phải là chất truyền tin thứ hai:

a. AMPc và GMPc. b. Ca++-calmodulin.

c. PIP2 (phosphatidyl inositol 4,5- diphosphate)

d. Inositol triphosphat và diacylglycerol.

4. Tuyến nội tiết sau không được điều hòa bài tiết theo trục vùng hạ đồi-tuyến yên:

a. Tuyến giáp

b. Tuyến cận giáp và tuyến tụy c. Vỏ thượng thận

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)