Bộ phận nhận cảm vị giác: lưỡ

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 129)

- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.

3. CẢM GIÁC GIÁC QUAN

3.3.1. Bộ phận nhận cảm vị giác: lưỡ

- Receptor là các chồi vị giác trên gai lưỡi hoạt động như những hóa cảm thụ quan. Ngoài ra, còn có ở vòm miệng, sụn nắp thanh quản, phần trên thực quản.

- Các loại vị giác: 4 vị cơ bản

+ Vị chua: tác nhân là phần cation của các acid được nhận cảm chủ yếu

ở hai bên phần lưng lưỡi.

+ Vị mặn: tác nhân là phần cation của muối được nhận cảm chủ yếu ở

hai bên phần đầu lưỡi.

+ Vị ngọt: tác nhân là các loại đường, glycol, alcohol, aldehyd, ceton, amid, ester, aminoacid, muối vô cơ của chì, beryllium được nhận cảm chủ yếu

ởđầu lưỡi.

+ Vị đắng: tác nhân là các chất hữu cơ mạch dài có chứa nitrogen, các alkaloid được nhận cảm chủ yếu ở phía sau lưỡi.

- Ngưỡng kích thích: tùy thuộc vào độ hòa tan của chất kích thích và loại chất kích thích. Nồng độ các chất phải thay đổi 30% thì sự khác biệt về

cường độ mới được phát hiện. Mỗi chồi vị giác thường chỉ đáp ứng với 1 trong 4 vị cơ bản khi nồng độ chất kích thích gần ngưỡng kích thích. Ở nồng

độ cao, các chồi vị giác có thể bị kích thích bởi 2, 3 hoặc 4 vị. Nhiệt độ cũng có ảnh hưởng đến vị giác, nhiệt độ tối thuận là 30-400C.

- Cơ chế kích thích vị giác: chất kích thích hòa tan trong dung dịch miệng tác động lên chồi vị giác làm phát sinh điện thế hoạt động trong sợi thần kinh. Cơ chế:

+ Vị ngọt: hoạt hóa AMPc dẫn đến giảm dẫn truyền K+ qua màng tế

bào.

+ Vịđắng: hoạt hóa IP3 làm tăng Ca++ nội bào.

+ Vị mặn: kích thích Na+ khuếch tán vào trong tế bào. + Vị chua: H+ gây đóng các kênh K+.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)