- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. CẢM GIÁC GIÁC QUAN
3.2.1.2. Tai giữa: hòm nhĩ
- Cấu tạo:
+ Liên hệ với tai ngoài qua màng nhĩ, với tai trong qua cửa sổ bầu dục (cửa sổ tiền đình) và cửa sổ tròn (cửa sổốc tai), với họng qua vòi Eustache.
+ Hệ thống xương con: xương búa, xương đe, xương bàn đạp. + Cơ: cơ căng màng nhĩ, cơ bàn đạp.
- Chức năng: chuyển các rung động từ màng nhĩđến tai trong.
+ Vòi Eustache: có nhiệm vụ làm giảm chênh lệch áp lực giữa tai ngoài (môi trường) và tai trong. Do đó làm màng nhĩ dễ rung hơn.
+ Chuỗi xương con: hoạt động như một hệ thống đòn bẩy làm tăng thanh áp (áp lực âm thanh) lên 1,3 lần.
+ Diện tích màng nhĩ lớn hơn nhiều so với nền xương bàn đạp (55mm2/3,2mm2). Do vậy thanh áp tác dụng lên cửa sổ bầu dục gấp 22 lần thanh áp tác động lên màng nhĩ ⇒ khuếch đại rung động.
Ngoài ra sóng âm còn có thể đến trực tiếp tai trong do lan truyền qua vòi Eustache, hoặc làm rung động toàn bộ khối xương sọ trong đó có phần đá xương thái dương.
3.2.1.3. Tai trong
Tai trong nằm trong phần đá xương thái dương, gồm: mê đạo xương, mê đạo màng.
* Cơ chế nhận cảm âm thanh:
- Chuyển động của chuỗi xương con trong tai giữa tạo thành sóng cơ
học tác động lên cửa sổ bầu dục (oval window) làm phát sinh các sóng trong ngoại dịch (perilymph) tầng tiền đình (scala vestibuli).
- Màng Reissner ngăn giữa thang tiền đình và thang giữa (scala media) là một màng mỏng và dễ dàng rung động theo các sóng trong thang tiền đình.
- Thang giữa có chứa nội dịch (endolymph) tiết ra từ Stria vascularis. Nội dịch rung động theo màng Reissner.
- Màng nền (basilar membrance) là một màng sợi ngăn giữa thang giữa và thang ốc tai (scala tympani). Màng này cũng rung động theo nội dịch.
- Cơ quan Corti: nằm trên màng nền, rung động theo màng nền. Cơ
quan Corti cấu tạo bởi các tế bào lông (hair cell) là tế bào nhận cảm âm thanh. Từđây sẽ xuất hiện điện thế hoạt động dẫn truyền cảm giác âm thanh.
* Tần số âm thanh:
- Tần số sóng âm tạo ra tần số rung của màng nền. Tai người có thể
nghe được các âm thanh trong giới hạn 20-20.000Hz, nghe rõ nhất: 1.000- 4.000Hz. Giọng nam có tần số trung bình 120Hz, giọng nữ 250Hz.
- Sóng di chuyển trong ốc tai sẽđạt chiều cao tối đa khi gặp màng nền có tần số cộng hưởng tự nhiên với tần số sóng, sau đó sóng dừng lại rất nhanh. Nơi sóng đạt chiều cao tối đa như vậy tùy thuộc tần số sóng.
- Sợi nền trong màng nền:
+ Chiều dài: tăng dần từđáy (0,04mm) đến đỉnh ốc tai (0,5mm).
+ Đường kính: giảm dần từ đáy đến đỉnh ốc tai. Do đó độ cứng giảm 100 lần.
Vậy, sợi ngắn, cứng nằm gần đáy (gần cửa sổ bầu dục) có khuynh hướng rung với tần số thấp. Sợi dài, mềm hơn nằm gần đỉnh có khuynh hướng rung với tần số cao.