- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
1. TỔ CHỨC CỦA HỆ THẦN KHINH THỰC VẬT
Có hai cách phân chia hệ thần kinh thực vật: về mặt giải phẫu có thể
chia thành giao cảm (∑) và phó giao cảm (p∑=∑’), về mặt chức năng có thể
chia thành hệ cholinergic và hệ adrenergic.
Hình 1: Sơđồ hệ thần kinh thực vật Hạch cổ Tim Phổi Dạ dày Tụy Ruột non Hạch tạng Gan Đại tràng Tuyến thượng thận Hạch mạc treo Hạch hạ vị Bàng quang Tuyến sinh dục Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống Tuyến lệ Động mạch cảnh Đồng tử Đồng tử Tim Tuyến mang tai Tuyến dưới hàm Tuyến dưới lưỡi
Hạch mi Hạch bướm khẩu cái Hạch dưới hàm Hạch tai Phổi Dạ dày Tụy Ruột non Gan Đại tràng Bàng quang Tuyến sinh dục Góc đại tràng Thần kinh tạng Các tuyến nước bọt Phó giao cảm Giao cảm Tuyến lệ Đồng tử Phó giao cảm Giao cảm Tuyến lệ
1.1. Hệ giao cảm và phó giao cảm 1.1.1. Hệ giao cảm 1.1.1. Hệ giao cảm
- Trung tâm: sừng bên chất xám tuỷ sống đoạn D1-L2.
- Đường dẫn truyền: đường dẫn truyền từ trung tâm đến mô có hai nơron: nơron tiền hạch và nơron hậu hạch.
+ Nơron tiền hạch: thân nằm ở sừng bên chất xám tuỷ sống D1-L2. Sợi trục (sợi tiền hạch) theo rễ trước thần kinh tuỷ ra khỏi tuỷ sống sau đó theo nhánh thông trắng đến tận cùng ở hạch giao cảm cạnh sống hoặc hạch giao cảm trước cột sống.
+ Nơron hậu hạch: thân nằm ở chuỗi hạch giao cảm cạnh sống hoặc hạch giao cảm trước cột sống. Sợi trục (sợi hậu hạch) đi đến các cơ quan ở đầu, cổ, ngực, bụng. Một số sợi theo nhánh thông xám trở về thần kinh tủy rồi theo thần kinh tủy đến chi phối cho mạch máu, tuyến mồ hôi, cơ dựng lông, cơ vân.
- Hạch giao cảm: là vùng synap giữa nơron tiền hạch và hậu hạch, nơi tập trung thân nơron hậu hạch. Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng mà nó chi phối.
+ Chuỗi hạch giao cảm cạnh sống: gồm các hạch giao cảm nằm dọc hai bên cạnh cột sống.
+ Nhóm hạch trước cột sống: hạch tạng (từ dây các sợi hậu hạch đi ra tạo thành đám rối dương vùng thượng vị), hạch mạc treo, hạch hạ vị nằm trong ổ bụng.
- Chi phối:
Bảng 1: Phân bố sự chi phối của thần kinh giao cảm
Xuất phát Nơi chi phối D1 Vùng đầu D2 Vùng cổ D3-D6 Vùng ngực D7-D11 Vùng bụng D12-L2 Chi dưới
Đặc biệt: sợi giao cảm đến chi phổi tuỷ thượng thận chỉ có một sợi và tạo synap với tế bào tuỷ thượng thận (do tế bào thần kinh biệt hoá tạo thành) gây bài tiết hormon catecholamin có tác dụng giống hiệu ứng giao cảm (tác dụng giao cảm gián tiếp).
1.1.2. Hệ phó giao cảm
- Trung tâm:
+ Cuống não, hành não. + Chất xám tuỷ sống S2-S4.
- Đường dẫn truyền: đường dẫn truyền từ trung tâm đến mô có hai nơron: nơron tiền hạch và nơron hậu hạch. Đặc biệt các sợi phó giao cảm xuất phát từ cuống não, hành não sẽđi theo dây thần kinh III, VII, IX, X. 75% các sợi phó giao cảm nằm trong dây thần kinh X.
+ Nơron tiền hạch: thân nằm ở trung não, hành não, sừng bên chất xám tuỷ sống S2-S4. Sợi trục (sợi tiền hạch) đi đến hạch phó giao cảm.
+ Nơron hậu hạch: thân nằm ở hạch phó giao cảm. Sợi trục (sợi hậu hạch) đi đến các cơ quan chi phối ởđầu, cổ, ngực, bụng.
- Hạch phó giao cảm: là vùng synap giữa nơron tiền hạch và hậu hạch, nơi tập trung thân nơron hậu hạch. Hạch phó giao cảm nằm gần tạng mà nó chi phối, xa trung tâm
+ Hạch mi: thuộc dây thần kinh III. + Hạch tai: thuộc dây thần kinh IX.
+ Hạch dưới hàm, dưới lưỡi: thuộc dây thần kinh VII’. + Hạch bướm khẩu cái: thuộc dây thần kinh VII.
+ Các hạch nằm ngay trong thành các tạng ở cổ, ngực, bụng: thuộc dây thần kinh X và phần xuất phát từ S2-S4.
- Chi phối:
Bảng 2. Phân bố sự chi phối của thần kinh phó giao cảm
Xuất phát Nơi chi phối
Trung não: dây III Co cơđồng tử, cơ thể mi
Hành não: dây VII Tuyến lệ, tuyến mũi, tuyến dưới hàm Hành não: dây IX Tuyến mang tai
Hành não dây X - Các tạng trong ngực: tim, phổi, thực quản…
- Các tạng trong bụng: dạ dày, ruột non, nửa đầu ruột già, gan, túi mật, tụy
1.1.3. So sánh giữa hệ giao cảm và phó giao cảm
Bảng 3. So sánh hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm
Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm
Trung tâm nằm liên tục trong tuỷ
sống
Trung tâm nằm không liên tục nhau trên não và trong tuỷ sống
Hạch giao cảm nằm gần trung tâm, xa tạng
Hạch phó giao cảm nằm gần tạng, xa trung tâm
Sợi tiền hạch ngắn, sợi hậu hạch dài Sợi tiền hạch dài, sợi hậu hạch ngắn Một sợi tiền hạch thường tạo synap
với khoảng 20 sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng giao cảm thường lan rộng
Một sợi tiền hạch thường tạo synap với một sợi hậu hạch nên khi kích thích ảnh hưởng phó giao cảm thường khu trú
1.2. Hệ cholinergic và hệ adrenergic
Các sợi thần kinh giao cảm và phó giao cảm bài tiết một trong hai chất truyền đạt thần kinh là noradrenalin (norepinephrin) và acetylcholin.
1.2.1. Hệ cholinergic
- Sợi bài tiết acetylcholin được gọi là sợi cholinergic, gồm: + Sợi tiền hạch giao cảm và phó giao cảm.
+ Sợi hậu hạch phó giao cảm.
+ Sợi hậu hạch giao cảm đến chi phối cho tuyến mồ hôi, cơ dựng lông, một số mạch máu.
- Acetylcholin:
+ Tổng hợp: được tổng hợp ở tận cùng sợi cholinergic Acetylcholin tranferase
Acetyl-CoA + Cholin Acetylcholin + Thời gian tác dụng vài giây.
+ Acetylcholin được phân hủy theo phản ứng: Cholinesterase
Acetylcholin Acetat + cholin - Receptor của hệ cholinergic: 2 loại
+ Receptor Muscarinic (M): nằm trên tế bào đáp ứng trong synap với sợi hậu hạch phó giao cảm. Có các loại M1, M2 và M3.
+ Receptor Nicotinic: có hai loại N1 và N2. N1 nằm trên tế bào hậu hạch trong synap với sợi tiền hạch giao cảm và phó giao cảm; N2 nằm trên tế bào cơ vân trong synap với sợi hậu hạch phó giao cảm (tấm vận thần kinh cơ).
1.2.2. Hệ adrenergic
- Sợi bài tiết noradrenalin được gọi là sợi adrenergic, gồm: + Sợi hậu hạch giao cảm.
+ Tủy thượng thận cũng có thể xem thuộc hệ này. - Noradrenalin:
+ Tổng hợp: được tổng hợp ở tận cùng sợi adrenergic theo các bước: Tyrosin → DOPA → Dopamin → Noradrenalin
Ở tủy thượng thận 80% noradrenalin được chuyển thành adrenalin. + Thời gian tác dụng vài giây, riêng adrenalin và noradrenalin do tủy thượng thận bài tiết vào máu còn kéo dài tác dụng 10-30 giây sau đó tác dụng giảm dần.
+ Noradrenalin và adrenalin bị bất hoạt theo 3 đường: tái nhập trở lại cúc tận cùng của sợi hậu hạch giao cảm, khuếch tán vào dịch kẽ bao quanh và bị các enzym phân giải như enzym Catechol-O-methyltranferase.
- Receptor của hệ adrenergic: nằm trên tế bào đáp ứng tạo synap với sợi hậu hạch giao cảm. Gồm 2 loại: receptor α (α1, α2) và receptor β (β1, β2).