- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
1. CẢM GIÁC NÔNG
Cảm giác nông là các cảm giác có receptor nằm bên ngoài da, bao gồm: cảm giác xúc giác, cảm giác nhiệt và cảm giác đau.
1.1. Cảm giác xúc giác 1.1.1. Receptor xúc giác 1.1.1. Receptor xúc giác
Kích thích gây cảm giác xúc giác là những kích thích cơ học trên da như va chạm, áp suất, rung động (tín hiệu kích thích lặp đi lặp lại nhanh).
- Các loại receptor xúc giác: + Đầu dây thần kinh tự do.
+ Tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da .
+ Đĩa Merkel nhóm lại thành thể Iggo ở dưới lớp biểu bì da. + Tận cùng có myelin và không myelin ở chân lông.
+ Tiểu thể Pacini
- Phân bố receptor xúc giác: nhiều ở đầu ngón tay, đầu lưỡi, môi, đầu mũi, mặt dưới ngón chân cái. Có ít ở phần trên đùi, mặt trước cẳng tay, mặt trong cẳng chân, cổ và phần da che xương.
- Độ nhậy cảm của receptor xúc giác thay đổi theo cá thể, tập luyện. Ví dụ: người mù xúc giác phát triển, khi mệt xúc giác giảm.
* Chặng thứ nhất: dẫn truyền từ receptor vào tủy sống
- Nơron thứ nhất (noron của hạch gai): có thân nằm ở hạch gai cạnh tủy sống. Sợi trục theo rễ sau dây thần kinh tủy vào sừng sau tủy sống.
- Loại sợi dẫn truyền:
+ Loại sợi Aβ có myelin: dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế
giúp xác định chính xác vị trí, cường độ và sự thay đổi của kích thích.
+ Loại sợi C không có myelin: dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác thô sơ như áp suất lên toàn thân, ngứa…
* Chặng thứ hai: dẫn truyền từ tủy sống lên đồi thị
Dẫn truyền theo hai bó: gai thị sau và gai thị trước
- Bó gai thị sau: sợi to, có myelin, dẫn truyền nhanh cảm giác xúc giác tinh tế. Đường dẫn truyền:
+ Nơron thứ nhất: sợi trục từ ngoại biên vào đến sừng sau tủy sống sẽ đi thẳng lên theo cột trắng sau tận cùng ở nhân thon và nhân chêm hành não.
+ Nơron thứ hai: thân nằm ở nhân thon và nhân chêm hành não, sợi trục bắt chéo sang bên kia tận cùng ở nhân bụng sau của đồi thị đối bên. Chỗ
bắt chéo tạo thành dải Reil.
Trên đường đi bó này nhận thêm các sợi cảm giác xúc giác vùng đầu mặt của dây V.
- Bó gai thị trước: sợi nhỏ, không có myelin, dẫn truyền chậm cảm giác xúc giác thô sơ. Đường dẫn truyền:
+ Nơron thứ nhất: sợi trục từ ngoại biên vào tận cùng ở sùng sau tủy sống.
+ Nơron thứ hai: thân nằm ở sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang bên kia và đi thẳng lên theo cột trắng trước bên tận cùng ở đồi thịđối bên.
* Chặng thứ ba: dẫn truyền từđồi thị lên vỏ não
Nơron thứ ba: thân nằm ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy đỉnh của vỏ
não.
1.1.3. Trung tâm xúc giác ở vỏ não
Vỏ não cảm giác xúc giác nằm ở thùy đỉnh, gồm hai vùng:
- Vùng cảm giác thân thể I: nhận các thông tin về cảm giác từng phần cơ thể theo các hình chiếu tương ứng, đặc điểm:
+ Diện tích hình chiếu của một phần tỷ lệ thuận với số lượng receptor có trên phần đó.
+ Hình chiếu của các phần cơ thể lộn ngược: hình chiếu của đầu nằm thấp, phía ngoài; còn phần chi dưới lại nằm cao, phía trong.
Tổn thương vùng này: bệnh nhân không cảm nhận được sự thay đổi áp suất lên cơ thể, không đánh giá đúng trọng lượng của vật, không nhận biết
được hình dạng của vật và tính chất bề mặt của vật. Bệnh nhân vẫn nhận cảm
được nhiệt và đau nhưng không nhận cảm được chính xác tính chất, cường độ
và nhất là vị trí của 2 cảm giác đó.
- Vùng cảm giác thân thể II: nhận các thông tin đến từ vùng I, vai trò chưa rõ.
1.2. Cảm giác nhiệt 1.2.1. Receptor nhiệt 1.2.1. Receptor nhiệt
Kích thích gây cảm giác nhiệt là những kích thích lạnh hoặc nóng tùy mức độ.
- Các loại receptor nhiệt:
+ Receptor nhận cảm nóng (tiểu thể Ruffini): là các tiểu thể có vỏ bọc, bên trong có các sợi có myelin. Ngừng hoạt động khi nhiệt độ thấp hơn 20- 250C, hoạt động mạnh ở 38-430C và giới hạn cao nhất là 45-470C.
+ Receptor nhận cảm lạnh (tiểu thể Knauss): bắt đầu được kích thích ở
10-150C, khoảng 240C bắt đầu giảm kích thích và mất hẳn ở nhiệt độ trên 400C.
- Phân bố receptor nhiệt: nằm ở lớp nông của da, tách xa nhau, mỗi receptor chi phối 1 vùng khoảng 1mm. Gây cảm giác nhiệt nhờ hiện tượng cộng kích thích. Receptor lạnh nhiều gấp 3-10 lần receptor nóng và nằm ở
nông hơn. Receptor nhiệt có nhiều ở môi kế tiếp là ngón tay và ít trên thân mình.
- Receptor nhiệt nhất là receptor lạnh có tính thích nghi rất nhanh nhưng không hoàn toàn.
1.2.2. Dẫn truyền cảm giác nhiệt
* Chặng thứ nhất: dẫn truyền từ receptor vào tủy sống
- Nơron thứ nhất (noron của hạch gai): có thân nằm ở hạch gai cạnh tủy sống. Sợi trục theo rễ sau dây thần kinh tủy đến tận cùng ở sừng sau tủy sống.
+ Loại sợi Aδ có myelin: dẫn truyền nhanh cảm giác lạnh. + Loại sợi C không có myelin: dẫn truyền chậm cảm giác nóng.
* Chặng thứ hai: dẫn truyền từ tủy sống lên thân não và đồi thị
Nơron thứ hai: thân nằm ở sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang bên kia và đi thẳng lên theo bó gai-thị trước đến tận cùng ở chất lưới thân não và phức hợp bụng nền của đồi thị.
* Chặng thứ ba: dẫn truyền từđồi thị lên vỏ não
Nơron thứ ba: thân nằm ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở thùy đỉnh của vỏ
não.
1.2.3. Trung tâm cảm giác nhiệt ở vỏ não
Vỏ não cảm giác nhiệt nằm ở thùy đỉnh, tại đây có những nơron nhận cảm đặc hiệu với nóng, lạnh cho từng vùng riêng của cơ thể.
Tổn thương vùng này: bệnh nhân không cảm nhận được nhiệt
độ.
1.3. Cảm giác đau 1.3.1. Receptor đau 1.3.1. Receptor đau
Kích thích gây cảm giác đau là những kích thích cơ học mạnh, kích thích nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh, kích thích hóa học như
bradykinin, serotonin, histamin, acetylcholin, acid, ion K+…
- Receptor đau: đầu tự do của dây thần kinh.
- Phân bố receptor đau: + Lớp nông của da.
+ Mô bên trong: màng xương, thành động mạch, mặt khớp, màng não, thành các tạng có ít receptor
đau nhưng gây được cảm giác đau nhờ hiện tượng cộng kích thích. Những receptor đau này thường
Hình 2. Sơđồđường dẫn truyền cảm giác đau
không có đường dẫn truyền riêng mà phải mượn đường của receptor đau vùng da tương ứng.
- Receptor đau không có tính thích nghi.
1.3.2. Dẫn truyền cảm giác đau
* Chặng thứ nhất: dẫn truyền từ receptor vào tủy sống
- Nơron thứ nhất (noron của hạch gai): có thân nằm ở hạch gai cạnh tủy sống. Sợi trục theo rễ sau dây thần kinh tủy đến tận cùng ở sừng sau tủy sống.
- Loại sợi dẫn truyền:
+ Loại sợi Aδ có myelin: dẫn truyền nhanh cảm giác đau cấp. + Loại sợi C không có myelin: dẫn truyền chậm cảm giác đau mạn.
* Chặng thứ hai: dẫn truyền từ tủy sống lên đồi thị
Nơron thứ hai: thân nằm ở sừng sau tủy sống, sợi trục bắt chéo sang bên kia và đi thẳng lên theo bó gai-thị trước bên đến tận cùng ở phức hợp bụng nền của đồi thị.
Ngoài ra: xung động còn được dẫn truyền theo bó gai lưới tận cùng ở cấu tạo lưới thuộc hành não, cầu não, não giữa cả hai bên; các bó gai-cổ-đồi thị từ tủy cùng bên đi lên.
* Chặng thứ ba: dẫn truyền từđồi thị lên vỏ não
Nơron thứ ba: thân nằm ở đồi thị, sợi trục tận cùng ở nền não và vùng cảm giác đau của vỏ não (không có trung tâm chuyên biệt).
1.3.3. Trung tâm cảm giác đau
Vùng cảm giác đau của vỏ não không phải là một trung tâm chuyên biệt rõ ràng. Vỏ não có vai trò trong việc đánh giá đau nhất là về chất. Vị trí của cảm giác đau cấp được xác định chính xác hơn cảm giác đau mạn.
Tổn thương mất vỏ vẫn còn cảm giác đau.