- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. HOẠT ĐỘNG DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG QUA SYNAP 1 C ơ chế dẫn truyền xung động qua synap
Xung động chỉ được dẫn truyền theo môt chiều từ màng trước synap
đến màng sau synap theo cơ chế:
- Cơ chế trước synap: khi điện thế hoạt động lan đến cúc tận cùng sẽ
làm mở cổng kênh Ca++. Ca++ đi vào trong cúc đến gắn lên các túi nhỏ chứa chất truyền đạt thần kinh làm các túi này di chuyển đến hoà màng vào màng cúc tận cùng và giải phóng chất truyền đạt thần kinh vào khe synap. Các túi synap có thểđược tái sử dụng cho lần giải phóng tiếp theo.
- Cơ chế sau synap: chất truyền đạt thần kinh đến gắn vào receptor đặc hiệu ở màng sau synap. Tùy theo tính chất có thể gây hưng phấn hoặc ức chế ở màng sau synap. Có hai loại receptor:
+ Receptor kênh có 3 loại: kênh Na+ gây hưng phấn, kênh K+ và kênh Cl- gây ức chế.
+ Receptor enzym gây 3 hiệu ứng: chuyển hóa tạo ra AMPc dẫn đến kích thích nhiều hoạt động tế bào, hoạt hóa hệ thống gen làm tăng tổng hợp receptor, hoạt hóa proteinkinase làm giảm số lượng receptor màng.
- Cơ chế chấm dứt dẫn truyền: xung động dẫn truyền qua synap sẽ
dừng lại khi xảy ra một trong 3 hiện tượng sau:
+ Chất truyền đạt thần kinh bị enzym phân hủy. + Chất truyền đạt thần kinh được tái sử dụng.
3.2. Các chất truyền đạt thần kinh
Có khoảng trên 40 loại chất truyền đạt thần kinh, chia 2 nhóm:
3.2.1. Nhóm có phân tử nhỏ
- Mỗi nơron chỉ tổng hợp và giải phóng một chất.
- Túi synap chứa chất truyền đạt thần kinh được tái sử dụng. - Tác dụng nhanh và ngắn.
- Chuyển hóa theo 3 cách
+ Khuếch tán ra khỏi khe synap vào các dịch xung quanh. + Phân hủy tại khe synap dưới tác dụng của enzym.
+ Vận chuyển tích cực trở lại cúc tận cùng và được tái sử dụng. - Một số chất điển hình:
+ Acetylcholin: bài tiết bởi nhiều vùng của não như tế bào tháp lớn, các nhân nền não, nơron chi phối cơ vân, sợi tiền hạch giao cảm và phó giao cảm, sợi hậu hạch phó giao cảm… Tác dụng kích thích trừở tận cùng phó giao cảm lại thường có tác dụng ức chế.
+ Noradrenalin: bài tiết bởi các nơron nằm trong não, hypothalamus và sợi hậu hạch giao cảm. Tác dụng kích thích hoặc ức chế.
+ Dopamin: bài tiết bởi các nơron vùng chất đen và các nhân nền não. Tác dụng ức chế.
+ Acid gamma amino butyric (GABA): bài tiết ở tủy sống, tiểu não, nhân nền và nhiều vùng của vỏ não. Tác dụng ức chế.
+ Serotonin: bài tiết ở các nhân của não giữa, sừng sau tủy sống và hypothalamus. Tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau ở tủy sống, có vai trò trong hoạt động xúc cảm và gây ngủ.
3.2.2. Nhóm có phân tử lớn
- Bản chất là peptid nên được gọi là pepetid thần kinh. Mỗi nơron có thể tổng hợp và bài tiết một hay nhiều peptid não.
- Túi synap chứa chất truyền đạt thần kinh không được tái sử dụng. - Tác dụng chậm, kéo dài.
- Chuyển hóa: khuếch tán ra các mô xung quanh rồi bị phá hủy bởi enzym.
- Một số chất điển hình: encephalin, endorphin (chất giảm đau nội sinh), chất P (dẫn truyền cảm giác đau), vasopressin, neurotensin, gastrin, ACTH…
3.3. Một sốđặc điểm của dẫn truyền xung động qua synap 3.3.1. Hiện tượng cộng kích thích sau synap 3.3.1. Hiện tượng cộng kích thích sau synap
- Cộng kích thích trong không gian: nhiều cúc tận cùng cùng giải phóng chất truyền đạt thần kinh thì điện thế sau synap sẽ là tổng đại số của các điện thế tác động lên nó cùng lúc.
+ Cộng đồng thời các điện thế kích thích: nếu một cúc tận cùng giải phóng chất truyền đạt thần kinh thì chỉ đủ tạo ra điện thế kích thích sau synap là 0,5-1mV, trong khi cần 10-20mV mới đạt tới ngưỡng kích thích. Do vậy thường cần nhiều cúc tận cùng giải phóng chất truyền đạt cùng lúc và tác dụng của chúng là tác dụng cộng gộp.
+ Cộng đồng thời điện thế kích thích và điện thế ức chế: tác dụng của chúng sẽ triệt tiêu nhau một phần hay hoàn toàn tùy theo cường độ.
- Cộng kích thích theo thời gian: cúc tận cùng giải phóng chất truyền
đạt thần kinh liên tiếp nhau và đủ nhanh thì điện thế sau synap sẽ là tổng đại số của các điện thế tác động lên nó theo thời gian.
3.3.2. Hiện tượng mỏi synap
Khả năng dẫn truyền xung động qua synap sẽ giảm dần khi nơron trước synap bị kích thích liên tục với tần số cao. Cơ chế:
- Cạn chất truyền đạt thần kinh dự trữở cúc tận cùng. - Bất hoạt dần các receptor ở màng sau synap.
- Chậm tái hấp thu Ca++ vào màng sau synap làm mở kênh K+ gây hiệu
ứng ức chế.
3.3.3. Hiện tượng chậm synap
Thời gian để xung động được dẫn truyền qua synap là thời gian chậm synap, tối thiểu khoảng 0,5 giây. Thời gian này bao gồm:
- Thời gian giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap. - Thời gian khuếch tán chất truyền đạt thần kinh qua khe synap.
- Thời gian chất truyền đạt thần kinh gây tác động lên màng sau synap.
Mạng lưới synap rất phức tạp chứ không phải là nơi tiếp hợp của một cúc tận cùng với một nơron. Xung động đi qua mạng lưới synap sẽ theo một trong hai lối:
- Dẫn truyền theo lối phân kỳ: khi tín hiệu thần kinh vào một tập hợp nơron gây hưng phấn một lượng lớn hơn rất nhiều các sợi ra khỏi tập hợp.
+ Phân kỳ khuếch đại: trên đường dẫn truyền, cứ qua mỗi chặng thì số
nơron bị kích kích lại nhiều lên. Ví dụ: một tế bào tháp trên vỏ não có thể kích thích 10.000 sợi cơ vân.
+ Phân kỳ thành nhiều đường hơn: từ một tập hợp nơron xung động
được dẫn truyền ra theo nhiều hướng khác nhau. Ví dụ: đường dẫn truyền cảm giác đi lên nhiều vùng của não nhưđồi thị, cấu tạo lưới, tiểu não...
- Dẫn truyền theo lối hội tụ: khi tín hiệu thần kinh từ nhiều nhánh tận cùng tới chỉ kích thích một nơron. Đây là cơ sở của hiện tượng cộng kích thích.
+ Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của một nơron: nhiều cúc tận cùng của một nơron cùng tạo synap với một nơron khác.
+ Hội tụ nhiều nhánh tận cùng của nhiều nơron: nhiều cúc tận cùng của nhiều nơron khác nhau cùng tạo synap với một nơron. Ví dụ: nơron trung gian nhận tín hiệu từ các sợi ngoại vi, sợi liên đốt tủy, sợi từ não; sau đó nhiều nơron trung gian lại hội tụ trên nơron vận động của sừng trước tủy sống.
Câu hỏi lượng giá:
1. Đặc điểm về khả năng hưng phấn của nơron: a. Ngưỡng kích thích và hoạt tính chức năng thấp b. Ngưỡng kích thích thấp và hoạt tính chức năng cao c. Ngưỡng kích thích cao và hoạt tính chức năng thấp d. Ngưỡng kích thích và hoạt tính chức năng cao 2. Chọn phát biểu sai về đặc điểm dẫn truyền trên một sợi trục:
a. Dẫn truyền theo hai chiều
b. Sợi có myelin chậm hơn sợi không có myelin
c. Tuân theo qui luật “tất cả hoặc không” d. Đường kính càng to dẫn truyền càng nhanh 3. Sợi trục sau đây có tốc độ dẫn truyền nhanh nhất: a. Sợi Aα b. Sợi Aβ c. Sợi Aγ
d. Sợi Aδ
4. Cơ chế giải phóng chất truyền đạt thần kinh ở màng trước synap có liên quan đến ion:
a. Na+
b. K+
c. Cl-
d. Ca++
5. Chất truyền đạt thần kinh phân tử nhỏ:
a. Mỗi chất đặc hiệu cho 1 nơron
b. Túi synap chứa nó được tái sử
dụng
c. Tác dụng chậm và kéo dài d. Được phân hủy theo 3 cách
6. Khi làm việc hoặc học tập liên tục kéo dài sẽ dẫn đến mệt mỏi, giảm khả năng tập trung do: a. Hiện tượng cộng synap b. Hiện tượng mỏi synap c. Hiện tượng chậm synap
SINH LÝ CẢM GIÁC Mục tiêu: