HOẠT ĐỘNG CỦA NƠRON

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 107)

- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.

2. HOẠT ĐỘNG CỦA NƠRON

2.1. Hoạt động tiếp nhận và xử lý thông tin của nơron

Trên màng đuôi gai, thân và thậm chí có khi màng sợi trục của nơron có các receptor tiếp nhận các kích thích khác nhau. Sau khi tiếp nhận thông tin, thân nơron có nhiệm vụ xử lý và mã hóa các tín hiệu thành các xung động thần kinh.

- Khả năng hưng phấn của nơron rất cao với 3 đặc điểm:

+ Ngưỡng kích thích rất thấp: chỉ cần kích thích với cường độ rất thấp. + Hoạt tính chức năng cao (thời gian trơ rất ngắn): có khả năng đáp ứng với các kích thích nhịp nhàng tần số cao.

+ Khi nơron hưng phấn chuyển hóa của nơron tăng: nhu cầu O2 tăng, sản xuất NH2, acetylcholin, glutamat, nhiệt… tăng.

- Các yếu tốảnh hưởng lên tính hưng phấn của nơron:

+ Ảnh hưởng của pH: nhiễm kiềm làm tăng tính hưng phấn của nơron có thể gây co giật, động kinh; nhiễm toan làm giảm tính hưng phấn của nơron có thể gây hôn mê.

+ Ảnh hưởng của oxy: thiếu oxy, nơron sẽ ngừng hưng phấn và gây mất tri giác sau 3-5 giây.

+ Ảnh hưởng của thuốc: thuốc làm tăng tính hưng phấn do làm giảm ngưỡng kích thích như cafein, theophillin, theobromin; thuốc làm tăng tính hưng phấn do ức chế các chất truyền đạt ức chế như strychnine; thuốc làm giảm tính hưng phấn do làm tăng ngưỡng kích thích như thuốc tê, thuốc mê.

2.2. Hoạt động dẫn truyền xung động trên sợi trục của nơron 2.2.1. Hoạt động dẫn truyền xung động trên một sợi trục 2.2.1. Hoạt động dẫn truyền xung động trên một sợi trục

* Đặc đim dn truyn xung động trên si trc:

- Xung động thần kinh chỉ được dẫn truyền trên nơron còn nguyên vẹn dưới dạng điện thế hoạt động theo cả hai chiều. Do vậy, khi điện thế hoạt

động xuất hiện tại một điểm bất kỳ nào đó trên màng nơron thì quá trình khử

cực sẽ lan ra toàn bộ màng. 2 kiểu dẫn truyền:

+ Dẫn truyền trên sợi không có myelin: điện thế hoạt động lan dần sang các điểm lân cận.

+ Dẫn truyền trên sợi có myelin: điện thế hoạt động lan truyền theo kiểu “nhảy cách” qua các eo Ranvier. Do đó kiểu dẫn truyền này có tốc độ

nhanh hơn dẫn truyền trên sợi không có myelin và tiết kiệm năng lượng cho nơron.

- Tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”: kích thích dưới ngưỡng thì

không đáp ứng; kích thích bằng hoặc trên ngưỡng thì đáp ứng tối đa về mặt biên độ. Tuy nhiên kích thích càng mạnh thì tần số xung động sẽ càng cao.

- Tốc độ dẫn truyền tỷ lệ thuận với đường kính sợi trục.

* Phân loi si trc: Bảng 11.1. Phân loại sợi trục Loại sợi Chức năng Đường kính (µm) Tốc độ dẫn truyền (m/s)

Aα Sợi cảm giác suốt cơ, thị giác,

Aβ Sợi truyền xúc giác (da) 8 30-70 Aγ Sợi vận động ở suốt cơ 5 15-30 Aδ Sợi truyền cảm giác nhiệt và

đau “nhanh” (da) 3 12-30 B Sợi tiền hạch giao cảm 3 3-15 C Sợi truyền cảm giác đau “chậm”, sợi hậu hạch giao cảm 1 (không myelin) 0,5-2

2.2.2. Hoạt động dẫn truyền xung động trong một bó sợi trục

Dây thần kinh ở ngoại biên cũng như các đường dẫn truyền trong hệ

thần kinh trung ương không phải là một sợi trục mà là một bó gồm nhiều sợi trục có và không có myelin. Sự dẫn truyền xung động xảy ra trên từng sợi không lan tỏa sang các sợi khác do đó thông tin được đảm bảo dẫn truyền chính xác dến đích.

3. HOẠT ĐỘNG DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG QUA SYNAP 3.1. Cơ chế dẫn truyền xung động qua synap

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)