PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Khái ni ệm

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 154)

- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.

1. PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN Khái ni ệm

1.1.1. Phản xạ

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. Năm thành phần của cung phản xạ:

+ Bộ phận cảm thụ (receptor).

+ Dây thần kinh hướng tâm (dây cảm giác). +Trung tâm phản xạ (thần kinh trung ương). + Dây thần kinh ly tâm (dây vận động). + Bộ phận đáp ứng (cơ, gân…)

- Pavlov phân biệt 2 loại phản xạ: phản xạ không điều kiện (PXKĐK) và phản xạ có điều kiện (PXCĐK).

1.1.2. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

PXKĐK có một cung phản xạ vĩnh viễn và không cần điều kiện nào cả. Nó là mối liên hệ nhất định giữa cơ thể và môi trường.

Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều loại PXKĐK, nhưng chưa đủđểđáp

ứng với các thay đổi đa dạng phức tạp khác nhau của môi trường sống. Do đó quá trình sống đã tạo ra vô số các PXCĐK để giúp cơ thể thích nghi và tồn tại

một cách linh hoạt.

* Kho sát thí nghim sau ca Pavlov:

Cho chó ăn (A) chó có phản xạ chảy nước bọt (B). Đó là PXKĐK bẩm sinh đã có.

Nếu trước khi cho chó ăn ta lắc chuông và làm nhiều lần như thế thì về

sau chỉ cần tiếng chuông (C) cũng làm con chó có phản ứng chảy nước bọt (D). Đó là PXCĐK. (A): kích thích không điều kiện (B): phản xạ không điều kiện (C): kích thích có điều kiện (D): phản xạ có điều kiện Hình 1. Thí nghim ca Pavlov Bng 1. Phân bit PXCĐK và PXKĐK Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1. Có tính chất bẩm sinh. Ví dụ: gà mới nở có phản xạ mổ thức ăn

1. Có tính chất tập luyện, được xây dựng trong quá trình sống. 2. Có tính chất chủng loài. Ví dụ: nhím gặp nguy hiểm dựng lông, cuộn tròn 2. Có tính chất cá thể. Ví dụ: xiếc, đặt tên cho chó. 3. Phụ thuộc vào tính chất của kích thích và bộ phận nhận cảm. Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử, nhưng tiếng động không gây co đồng tử.

3. Không phụ thuộc vào tính chất kích thích và bộ phận nhận cảm mà phụ thuộc vào sự củng cố.

4. Trung tâm phản xạở vùng dưới vỏ. Ví dụ trung tâm phản xạ gót chân, phản xạ da bìu ở tủy sống.

4. Trung tâm phản xạở vỏ não (nơi hình thành đường liên lạc tạm thời)

5. Có tính chất vĩnh viễn, suốt đời 5. Có tính chất tạm thời, mất đi khi không được củng cố.

6. Có tính chất di truyền 6. Không di truyền.

Sự phân chia và so sánh 2 loại phản xạ trên đây chỉ có giá trị tương đối.

1.2. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện

- Mỗi bộ phận cảm thụđều có điểm đại diện trên vỏ não.

- Các quá trình hưng phấn tại mỗi điểm trên vỏ não đều lan tỏa ra. Khi hai điểm đại diện cùng hưng phấn, sự lan tỏa sẽ gặp nhau và tạo thành đường liên lạc tạm thời. Điểm hưng phấn mạnh sẽ thu hút điểm hưng phấn yếu về

phía mình. Lập lại nhiều lần, đường liên lạc sẽđược củng cố. Cuối cùng hưng phấn ở điểm này có thể dẫn đến hưng phấn ở điểm kia.

Như vậy, phản xạ có điều kiện được xây dựng trên cơ sở một đường liên lạc tạm thời giữa hai điểm hưng phấn trên vỏ não do một kích thích có

điều kiện và một kích thích không điều kiện gây ra. Các tính chất của đường liên lạc tạm thời: làm một đường chức năng, tồn tại tạm thời trên vỏ não và chuyển động hưng phấn theo hai chiều.

1.3. Các loại phản xạ có điều kiện 1.3.1. Phản xạ có điều kiện tự nhiên và nhân tạo 1.3.1. Phản xạ có điều kiện tự nhiên và nhân tạo * PXCĐK t nhiên: Dễ thành lập, bền vững thường tồn tại suốt đời và có tính chất loài. Ví dụ: phản xạ chuột sợ mèo. * PXCĐK nhân to:

Không bền vững, là sự thích ứng của cá thể trong một giai đoạn đặc biệt. Ví dụ: ơharn xạ vịt nghe tiếng kẻng về chuồng.

1.3.2. Phản xạ có điều kiện cảm thụ ngoài và trong

* PXCĐK cm th ngoài

Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ ngoài hay nói chung do ngũ quan cảm nhận được (nghe, ngửi, nếm, nhìn, sờ, đau, nóng lạnh). Ví dụ: nhìn thấy trái me người ta tiết nước bọt.

Kích thích có điều kiện tác động lên bộ phận cảm thụ trong như các bộ

phận cảm thụ cơ, gan, dạ dày, bàng quang.... Ví dụ: bơm nước ấm vào dạ dày chó rồi chích vào chân chó, chó sẽ giật chân lại. Làm nhiều lần chó sẽ có phản xạ có điều kiện giật chân mỗi khi có nước ấm vào dạ dày.

1.3.3. Phản xạ có điều kiện do tác nhân thời gian

Tác nhân thời gian đóng vai trò là kích thích có điều kiện gây PXCĐK. Ví dụ: cứ 15 phút cho chó ăn một lần. Làm nhiều lần. Về sau cứ 15 phút chó chảy nước bọt một lần.

1.3.4. Phản xạ có điều kiện do tác nhân dược lý

Dùng tác dụng của thuốc làm kích thích không điều kiện để xây dựng PXCĐK. Ví dụ: tiêm apomorphin có thể gây nôn. Nếu ta cho chuông reo trước khi tiêm apomorphin cho chó thì sau nhiều lần chỉ nghe tiếng chuông là chó nôn.

1.3.5. Phản xạ có điều kiện cấp cao

PXCĐK được xây dựng trên cơ sở một PXKĐK là PXCĐK cấp I. Dùng PXCĐK cấp I để xây dựng PXCĐK cấp II, cấp III... Đó là những PXCĐK cấp cao. Ví dụ: thí nghiệm của Fusicov:

- Dí điện vào chân chó, chó giật chân: PXKĐK.

- Chạm nhẹ vào chân chó rồi dí điện vào chân nó. Làm nhiều lần. Sau

đó chỉ cần chạm nhẹ vào chân chó là chó giật chân: PXCĐK cấp I.

- Cho chó nghe tiếng nước chảy rồi chạm vào chân chó. Lâu dần, chỉ

cần nghe tiếng nước chảy chó cũng giật chân: PXCĐK cấp II.

Một phần của tài liệu Giáo trình sinh lý 1 (FULL 2014) đh y dược cần thơ (Trang 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)