- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. CẢM GIÁC GIÁC QUAN
3.2.1. Bộ phận nhận cảm thính giác (receptor): Ta
Cơ quan nhận cảm là tai gồm: tai ngoài, tai giữa, tai trong. Âm thanh di chuyển trong không khí dưới dạng sóng âm. Nhắc lại các tính chất vật lý của sóng âm:
- Vận tốc dẫn truyền sóng âm qua không khí là 344m/s ở 200Cngang mực nước biển. Vận tốc tăng lên với nhiệt độ và độ cao.
- Cường độ âm thanh tỷ lệ thuận với năng lượng âm tức bình phương của biên độ rung, bình phương của tần số rung và tỷ trọng môi trường truyền âm. Đơn vị đo cường độ âm là decibel.
Cường độ âm thanh bel = log
Cường độ âm thanh chuẩn
0,1bel=1decibel
- Độ cao: độ trầm bổng của âm liên quan đến tần số. Âm càng cao càng có tần số lớn.
- Âm sắc: mỗi âm phát ra gồm một âm chính và nhiều âm phụ là hòa âm của âm chính. Vì vậy các âm có cùng một độ cao nhưng do các nguồn khác nhau phát ra lại khác nhau và có thể phân biệt được với nhau.
- Hòa âm, phản âm: nếu các âm phát ra đồng thời có tỷ lệ với nhau là 1/2, 5/4, 3/4, 5/3 thì cho ta hòa âm, nghe thấy dễ chịu. Nếu tỷ lệ tần số giữa chúng là 10/9, 9/8, 8/5… thì chúng tạo ra phản âm, nghe khó chịu.
- Những sóng âm có chu kỳ với một tần số chính và những hòa âm khác nhau sẽ cho ra âm nhạc. Những âm thanh không nhạc điệu chỉ gây ra tiếng động.
HÌnh 4. Cấu tạo của tai
3.2.1.1. Tai ngoài
- Cấu tạo: loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ. - Chức năng:
+ Ống tai ngoài: dẫn truyền sóng âm thanh đến màng nhĩ.
+ Màng nhĩ: chuyển âm thanh từ dạng sóng âm sang sóng cơ học (rung
động) do đó được xem như một máy cộng hưởng. Màng nhĩ hình phễu làm biên độ rung nhỏ nhưng lực rung lớn.