- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. CẢM GIÁC GIÁC QUAN
3.1.1.1. Cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc
Cơ chế thành lập hình ảnh trên võng mạc là một hiện tượng quang học
* Nhắc lại các nguyên lý quang học:
- Tia sáng bị lệch khi đi qua mặt phẳng phân cách giữa các môi trường có tỷ trọng khác nhau trừ khi chúng đến thẳng góc với bề mặt tiếp giáp.
- Tia sáng cách xa thấu kính ≥6m được xem là các tia song song.
- Tiêu điểm: điểm hội tụ ánh sáng đi qua một thấu kính hội tụ. Tiêu
- Tiêu cự: khoảng cách giữa thấu kính và tiêu điểm. Thấu kính càng cong tiêu cự càng ngắn.
- Thấu kính càng cong độ khúc xạ càng lớn. Độ khúc xạ được đo bằng
đơn vịĐiôp. Độ khúc xạ bằng nghịch đảo tiêu cự tính bằng m. Ví dụ: Thấu kính có tiêu cự 0,25m
Độ khúc xạ =1/0,25= 4 Điôp
* Cơ chế hội tụ của mắt:
- Ánh sáng bị khúc xạ khi đi qua tất cả các thấu kính hội tụ của mắt.
Điểm nút là trung tâm quang học của mắt, nơi mà các tia sáng đi qua không bị
khúc xạ. Điểm này là giao điểm của 1/3 giữa và 1/3 sau của thủy tinh thể trên trục quang học của mắt.
- Hình ảnh trên võng mạc bị đảo ngược so với sự vật nhưng vỏ não đã “quen” nhìn hình ảnh theo kiểu đảo ngược.
- Khả năng điều tiết: là khả năng thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật có thể nằm trên võng mạc.
+ Khi nhìn vật ở xa: cơ thể mi giãn (tác dụng giao cảm) ⇒ thủy tinh thể
giảm độ cong ⇒độ khúc xạ giảm.
+ Khi nhìn vật ở gần: cơ thể mi co (tác dụng phó giao cảm) ⇒ thủy tinh thể tăng độ cong ⇒độ khúc xạ tăng.
Mắt người lúc nghỉ có độ khúc xạ = 66,7 Điôp. Khả năng làm tăng tối
đa độ khúc xạ của thủy tinh thể bằng cách điều tiết là 12 Điôp. Vì khả năng thay đổi độ khúc xạ này có giới hạn nên tia sáng từ một vật rất gần hoặc rất xa không thể hội tụ trên võng mạc. Điểm gần nhất có thể nhìn rõ bằng điều tiết gọi là điểm gần, điểm xa nhất có thể nhìn rõ bằng điều tiết gọi là điểm xa.
- Phản xạđồng tử:
+ Đồng tử thu nhỏ: do co cơ vòng mống mắt (tác dụng phó giao cảm) xảy ra khi nhìn gần hay khi chiếu ánh sáng vào mắt.
+ Đồng tử giãn to: do cơ cơ tia (tác dụng giao cảm) khi lượng ánh sáng kém.
Đây là chức năng chính của mống mắt nhằm đảm bảo tăng lượng ánh sáng đi vào mắt trong tối và giảm lượng ánh sáng vào mắt khi quá sáng. Khi
đồng tử co lại hệ thống thấu kính của mắt sẽ có “chiều sâu hội tụ” lớn hơn. Chiều sâu hội tụ càng lớn thì khả năng hội tụ càng đúng, hình ảnh càng rõ.
* Các tật quang học và chiết quang của mắt:
- Cận thị: ảnh của vật rơi trước võng mạc, nhìn rõ vật ở gần. - Viễn thị: ảnh của vật rơi sau võng mạc, nhìn rõ vật ở xa.
- Lão thị: do thủy tinh thể giảm khả năng điều tiết. Gặp ở người già, nhìn gần và xa đều kém.
- Loạn thị: giác mạc cong không đều nên ảnh của vật bị méo mó. - Lác mắt: hai mắt có hai thị lực khác nhau.