- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
2. HORMON VỎ THƯỢNG THẬN 1 Mineralocorticoid
2.1. Mineralocorticoid
Chủ yếu là aldosteron chiếm 90% hoạt tính mineralocorticoid của các hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như DOC (deoxycorticosteron) hoạt tính = 1/50 aldosteron.
- Bản chất: steroid.
- Nguồn gốc: lớp cầu vỏ thượng thận. - Tác dụng:
+ Tác dụng trên thận và tuần hoàn: là chức năng quan trọng nhất. Aldosteron gây tái hấp thu chủ động Na+ kéo theo Cl- và bài tiết K+ hoặc H+
để trao đổi ở ống thận (đặc biệt là ống góp và một phần ống lượn xa). Hiện tượng này dẫn đến tăng tổng lượng Na+ và giảm K + trong dịch ngoại bào. Một lượng nhỏ Na+ tái hấp thu sẽ được trao đổi với việc bài tiết H+ dẫn đến giảm nhẹ nồng độ H+ trong dịch ngoại bào (nhiễm kiềm nhẹ). Việc tái hấp thu Na+ sẽ kéo theo nước do tăng áp suất thẩm thấu từ đó làm tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng huyết áp và làm nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào tăng ít. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến thận tăng bài tiết nước và muối gọi là hiện tượng thoát aldosteron (aldosterone escape).
+ Tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột: ảnh hưởng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt tương tự như trên ống thận. Ở ruột, aldosteron gây tăng tái hấp thu Na+ nhất là ở đại tràng kéo theo nước, Cl- và các anion khác.
- Điều hòa bài tiết: các yếu tố đóng vai trò đặc biệt trong điều hòa bài tiết aldosteron được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng như sau:
+ Tăng nồng độ K+ trong dịch ngoại bào gây tăng bài tiết aldosteron. Nồng độ K+ chỉ tăng nhẹ cũng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron lên vài lần.
+ Tăng hoạt tính của hệ thống renin-angiotensin dẫn đến tăng bài tiết aldosteron.
+ Tăng nồng độ Na+ trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ bài tiết aldosteron. Nồng độ Na+ giảm 10-20% làm tăng bài tiết aldosteron lên gấp
đôi.
Ngoài ra, aldosteron cũng được bài tiết theo nhịp sinh học tăng cao vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều.
Chủ yếu là cortisol (hydrocortison) chiếm 95% hoạt tính glucocorticoid của các hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như
corticosteron chiếm 4% hoạt tính glucocorticoid. - Bản chất: steroid.
- Nguồn gốc: lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận. - Tác dụng:
+ Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do kích thích tân tạo
đường và giảm sử dụng glucose ở tế bào. Đường huyết tăng sẽ dẫn đến tăng tổng hợp glycogen ở gan.
+ Trên chuyển hóa protid: ngoại trừ tế bào gan, cortisol làm giảm protein trong tất cả các tế bào (đặc biệt ở mô cơ và lympho) do giảm tổng hợp protein, tăng dị hóa protein. Tăng acid amin trong máu, giảm vận chuyển acid amin vào các mô ngoài gan (nhất là mô cơ) và tăng vận chuyển acid amin vào các tế bào gan gây: tăng tốc độ khử amin của các acid amin ở gan tạo urê, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng tạo các protein huyết tương bởi gan, tăng tân tạo đường.
+ Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu, tăng oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng.
+ Tác dụng chống stress: hầu như tất cả các loại stress đều kích thích tiền yên bài tiết ACTH (feedback dương). ACTH sẽ tác dụng lên vỏ thượng thận làm phóng thích nhiều cortisol trong vòng vài phút sau đó. Cortisol có tác dụng làm giảm các bất lợi do stress gây ra.
+ Tác dụng kháng viêm: ngăn cản sự hình thành và phát triển của phản
ứng viêm do làm ổn định màng tiêu thể giảm phóng thích các enzym thủy phân protein, giảm tính thấm mao mạch giảm thoát huyết tương ra mô kẽ, giảm di chuyển bạch cầu đến mô viêm và giảm hiện tượng thực bào do ngăn cản tổng hợp prostagandin và leukotrien từ acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương, giảm tái sản xuất tế bào lympho đặc biệt là lympho T, giảm tạo kháng thể ở mô viêm (ngăn cản hoạt động miễn dịch), giảm sốt do giảm phóng thích interleukin -1 từ bạch cầu, ngăn giãn mạch. Làm phản ứng viêm mau kết thúc nếu phản ứng viêm đã xảy ra.
+ Chống dịứng.
+ Trên tế bào máu: giảm số lượng eosinophil và tế bào lympho, giảm tạo kháng thể, tăng hồng cầu.
+ Một số glucocorticoid cũng có hoạt tính mineralocorticoid như
cortisol, corticosteron nhưng hoạt tính thấp = 1/400 aldosteron. + Trên dạ dày: tăng bài tiết HCl, giảm chất nhầy.
+ Trên tâm thần: khó ngủ, hưng phấn, thèm ăn, tăng các triệu chứng tâm thần có sẵn.
+ Đối kháng với vitamin D, hiệp đồng với adrenalin và thyroxin làm tăng đường huyết.
- Điều hòa bài tiết: khác mineralocorticoid, việc điều hòa bài tiết glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tiền yên quyết định.
+ Bài tiết theo nhịp sinh học: ở điều kiện căn bản ACTH được bài tiết theo chu kỳ cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều (cortisol được bài tiết nhiều nhất vào khoảng 9 giờ sáng, giảm dần và thấp nhất lúc nửa
đêm).
+ Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương.
2.3. Hormon sinh dục
Chủ yếu là các androgen (hormon sinh dục nam) trong đó quan trọng nhất là dehydroepiandrosteron. Ngoài ra cũng bài tiết một lượng rất nhỏ
hormon sinh dục nữ progesteron và estrogen. Tham gia vào việc phát triển các
đặc tính sinh dục.