- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
3. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ BẰNG CƠ CHẾ THỂ DỊCH
3.2.2. Tái phân bố nước giữa các ngăn dịch và các vùng
- Tái phân bố nước giữa các ngăn dịch: nước có thể khuếch tán qua lại giữa các ngăn dịch một cách dễ dàng và nhanh chóng do đó mọi sự thay đổi về thể tích ở một ngăn sẽ dẫn đến sự chia đều cho các ngăn còn lại. Các áp suất chủ yếu ảnh hưởng lên sự di chuyển của nước là áp suất thủy tĩnh và áp suất thẩm thấu. Áp suất thủy tĩnh có tác dụng đẩy nước đi; trong khi áp suất thẩm thấu có tác dụng kéo nước lại, áp suất keo là một dạng áp suất thẩm thấu
đặc biệt do protein tạo ra. Ví dụ: cân bằng Starling là lực quyết định sự trao
đổi qua màng mao mạch. Theo Starling, bình thường có một trạng thái cân bằng: lượng dịch tiết ra khỏi tuần hoàn hệ thống (qua mao mạch) = lượng dịch hấp thu vào tuần hoàn (mao mạch và hệ bạch mạch).
Kích thích vào những receptor đáp ứng với áp suất thẩm thấu Tăng ADH Tổ chức cận cầu thận Do giảm NaCl đến thểđặc (Maculadensa) Angiotensinogen Renin Angiotensin I Converting enzym Angiotensin II
Hypothalamus Vỏ thượng thận Vỏ não Tiểu động mạch
ADH Aldosteron Cảm giác khát *Co tiểu ĐM
Tăng VECF Giữ nước Điều chỉnh GFR Điều chỉnh lượng giữ Na+, H2O hoạt động uống Tại thận: nước xuất ở thận điều chỉnh lượng +↑ sức kháng ĐM ra nước nhập +↓ sức kháng ĐM vào Giảm thể tích dịch ngoại bào: Tăng P thẩm thấu
trong huyết tương Khi mất nước
mao mạch đầu TM mao mạch đầu ĐM khoang kẽ Hệ bạch mạch Hình 5:Cân bằng Starling Bảng 2: Các áp suất ở hai đầu mao mạch Các áp suất Tác dụng với lòng mạch Mao mđộng mạch ạch đầu Mao mtĩnh mạch ạch đầu P thủy tĩnh mao mạch Đẩy dịch ra 30mmHg 10mmHg P keo dịch kẽ Kéo dịch ra 8mmHg 8mmHg P âm dịch kẽ Kéo dịch ra -3mmHg -3mmHg P keo huyết tương Hút dịch vào 28mmHg 28mmHg Chênh lệch Lực đẩy và lực
hút: 13mmHg Lđẩựy: 7mmHg c hút và lực Như vậy, ở mao động mạch, dịch bị đẩy ra khỏi mao mạch với áp suất lọc là 13mmHg; ở mao tĩnh mạch, dịch được hút từ khoảng kẽ vào mao mạch với áp suất tái hấp thu là 7mmHg. Lượng dịch được tái hấp thu trở lại mao mạch chỉ bằng 9/10 lượng dịch lọc, 1/10 còn lại sẽ được hệ bạch mạch thu nhận.
Khi xảy ra trường hợp bất thường: + Cản trở tuần hoàn bạch mạch.
+ Thay đổi các áp suất: tăng áp suất thủy tĩnh mao mạch, giảm áp suất keo huyết tương.
Những bất thường có thể riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều cơ chế dẫn đến một lượng dịch thặng dư không hấp thu hết vào hệ thống tuần hoàn mà ứ đọng trong khoang kẽ, gây ra hiện tượng phù.
- Tái phân bố nước giữa các vùng: nước còn có thể di chuyển từ vùng này đến vùng khác để đảm bảo hoạt động của các cơ quan quan trọng trong cơ
thể. Ví dụ: khi thể tích tuần hoàn giảm, một lượng máu dự trữ trong gan sẽ được bổ sung vào vòng đại tuần hoàn để duy trì huyết áp, hoặc khi thể tích
1/10 9/10 9/10
máu tăng sẽ tác động lên các áp cảm thụ quan ở xoang động mạch cảnh làm giảm lượng máu lên não.