- Da: da vừa làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể vừa là cơ quan bài tiết Da tham gia điều hòa thân nhiệt rất quan trọng.
4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CAO CẤP Ở LOÀI NGƯỜI 1 T ư duy
4.5.1. Cấu trúc hệ viền ( hệ limbic)
( hệ limbic) Hệ limbic đúng nghĩa gồm: bộ phận khứu giác, tổ chức cá ngựa (hippocampus), hạnh nhân (amygdale), vùng vách (septum). Ngoài ra còn các vùng liên quan: vùng limbic của vỏ não, vùng hạđồi, hạch trước cuống tuyến tùng, vùng limbic của não giữa, những nhân Limbic của đồi thị. Hình 3: Hệ limbic 4.5.2. Chức năng hành vi của hệ viền * Hành vi ăn uống:
- Vai trò của hạnh nhân: kích thích gây cử động cắn, nhai, liếm, chảy nước bọt, bài tiết của dạ dày, ruột… Tổn thương hai bên hạnh nhân làm mất bản năng ăn uống bình thường, con vật ăn mọi thứ mà trước đó nó không ăn.
- Vai trò của vùng hạđồi:
+ Kích thích phần bên gây khát và đói có thể dẫn đến cuồng dại, cắn xé.
+ Kích thích nhân bụng giữa và vùng bao quanh gây cảm giác no nê, không muốn ăn, nằm yên.
Tổn thương vùng hạđồi gây tác dụng ngược lại.
* Hành vi sinh dục
- Vai trò của hạnh nhân: kích thích gây tăng tiết GnRH và CRH; gây cương cứng, giao cấu, xuất tinh, rụng trứng, co tử cung, sổ thai. Tổn thương hai bên hạnh nhân làm mất bản năng sinh dục bình thường, con vật tăng hoạt
động sinh dục bất thường, có hành vi giao cấu cùng giới, khác loài, thậm chí với những vật vô tri.
- Vai trò của tổ chức cá ngựa: điều hoà tiết kích dục tố, gây cường dương.
- Vai trò của vùng hạđồi: vùng trước điều hoà sinh dục có chu kỳ (hoạt
động ở vật cái), phần sau điều hoà sinh dục không theo chu kỳ (hoạt động ở
vật đực).
* Hành vi xúc cảm
* Các chức năng khác của hệ viền
- Chức năng khứu giác.
- Điều hoà nhịp sinh học: nội tiết, thân nhiệt, thải Na+, K+, lượng nước tiểu.
- Học tập và trí nhớ (tổn thương gây mất trí nhớ gần). - Thúc đẩy động cơ (gây thích thú hoặc khó chịu). Những chức năng trên đều có ảnh hưởng đến hành vi.