3.3.1. Thống kê mô tả mẫu
Mẫu thu thập đƣợc sẽ tiến hành thống kê phân loại theo các tiêu chí phân loại nhƣ: Giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, ngân hàng thực hiện giao dịch.
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố
Hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA là hai công cụ đƣợc sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố.
Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lƣờng từng nhân tố. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo và sẽ không xuất hiện lại ở phần phân tích nhân tố EFA. Tiêu chuẩn lựa chọn thang đo là các biến quan sát có hệ số tƣơng quan lớn hơn 0.3 và nhỏ hơn 0.95
Các biến thỏa điều kiện sau khi kiểm định độ tin cậy sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố sẽ cho biết độ hội tụ của các biến cao hay không và chúng có thể gom lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét hay không.
3.3.3. Hồi quy tuyến tính
Sau khi thang đo của các yếu tố khảo sát đã đƣợc kiểm định thì sẽ tiến hành chạy hồi quy tuyến tính với mô hình cơ bản ban đầu là:
Y=β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + u Trong β1 đó:
Y: Năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
X1 – X6: Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh
35 Β0- β6: Hằng số
u: Sai số
Sau khi kiểm định mô hình hồi quy sẽ giúp xác định đƣợc các nhân tố nào tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Yếu tố nào có hệ số β lớn thì mức độ ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh càng cao.
36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng này đã đƣa ra đƣợc:
- Các biến nghiên cứu và nguồn gốc thang đo
- Phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài: Phƣơng pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng
- Tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia và thảo luận với các đồng nghiệp, đồng thời cũng đƣa ra đƣợc kích thƣớc mẫu tối thiểu và phƣơng pháp phân tích dữ liệu cho nghiên cứu.
37
CHƢƠNG 4
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH QUẢNG NGÃI & KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA AGRIBANK SO VỚI CÁC NHTM KHÁC KHÁC
Quy mô vốn chủ sở hữu nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. Tháng 11/2011, Agribank đƣợc Chính phủ cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ Agribank lên 29.605 tỷ đồng và đến cuối năm 2014 tổng vốn điều lệ đạt 29.605 tỷ đồng, tiếp tục là Định chế tài chính có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam
Hình 4.1: Vốn điều lệ của Agribank từ 2010 – 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank qua các năm)
Theo biểu đồ trên cho thấy vốn điều lệ của Agribank ngày càng tăng, từ 21.570 tỷ đồng năm 2010 đã nâng lên 29.605 tỷ đồng vào năm 2014, tăng 37.25% so với năm 2010. Việc tăng vốn điều lệ sẽ góp phần gia tăng vốn chủ sở hữu của Agribank. Tính đến nay Agribank vẫn là NHTM có tiềm lực tài chính mạnh nhất so với các NHTM khác trong nƣớc nhƣng nếu so với một số NHTM trong khu vực Đông Nam Á thì mức
38
vốn điều lệ nhƣ trên vẫn còn khá nhỏ bé. Với tiềm lực tài chính hùng mạnh của các Ngân hàng nƣớc ngoài thì một khi cam kết của WTO hoàn toàn đựơc áp dụng, năng lực cạnh tranh của Agribank sẽ bị ảnh hƣởng rất lớn.
Hệ số an toàn vốn
Sự tăng trƣởng nhanh về quy mô vốn giúp các Ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an toàn vốn (CAR) của Agribank đã ở mức dƣới ngƣỡng tối thiểu theo quy định 9% trong nhiều năm cho tới năm 2011. CAR của Agribank lên mức 9,5% vào tháng 3/2012 nhờ vốn Chính phủ và tăng lên 9,14 vào năm 2014nhƣng cũng chỉ mới cao hơn chút đỉnh so với yêu cầu tối thiểu và chƣa cao so với các NHTM khác, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%.
Bảng 4.1:Tỷ lệ CAR của một số NHTM tiêu biểu giai đoạn 2010-2014
NHTM Agribank BIDV Vietinbank VCB EIB TCB ACB Năm 2010 8,50 9,31 8,02 8,52 17,83 13,12 9,03 Năm 2011 7,90 10,28 10,57 10,00 17,00 11,43 8,90 Năm 2012 9,49 10,28 10,33 14,83 16,38 12,6 11,2 Năm 2013 9,11 10,23 13,17 13,37 14,47 14 14,66 Năm 2014 9,14 9,07 10,4 11,61 13,79 15,65 14
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM từ 2010-2014)
Khả năng thanh khoản
Agribank là ngân hàng có khả năng thanh khoản khá tốt,đảm bảo các tỷ lệ an toàn. Số dƣ để đảm bảo cho dự trữ thanh khoản luôn ở mức 70 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn chi trả theo quy định là 15% nhƣng nay là 16%. Bên cạnh đó, trong cơ cấu tiền gửi nếu nhƣ trƣớc đây tiền gửi dân cƣ và DNNVV chỉ chiếm 50%, thì hiện tại, tỷ lệ này là 70%. Nhờ đó, thanh khoản của Agribank trong hai năm qua rất tốt, từ chỗ là ngân hàng thƣờng xuyên phải vay tái cấp vốn từ NHNN đã trở thành đơn vị cung cấp vốn trên thị trƣờng liên ngân hàng.
Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Khả năng sinh lời đƣợc đƣợc thể hiện qua các chỉ số ROE và ROA.
39
Bảng 4.2: Tình hình tài chính và hệ số ROE, ROA của Agribank qua các năm
Đơn vị tính: triệu VNĐ Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Lợi nhuận 2,568,155 3,554,697 3,255,869 3,055,128 3,238,367 Vốn chủ sở hữu 24,749,029 26,491,809 32,475,011 35,384,011 37,472.834 Tổng tài sản 530,713,255 561,249,619 617,859,001 612,212,560 697,036,787 ROE 11,67% 11,01% 8.10% 8.72% 8.92% ROA 0,51% 0,71% 0.55% 0,52% 0.59%
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ báo cáo thường niên của Agribank từ 2010-2014)
Hệ số sinh lời của Agribank trong những năm trƣớc 2010 khá cao, tuy nhiên từ năm 2010 đến nay cả hệ số ROE lẫn ROA đều chƣa đạt chuẩn quốc tế do lợi nhuận của Agribank bị giảm sút. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy thoái nặng nề của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đã thu hẹp thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn và có nhiều tác động đến kinh tế - xã hội nƣớc ta.
Cơ cấu tài sản có
Tài sản có của Agribank bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi tại TCTD khác; đầu tƣ chứng khoán, góp vốn liên doanh liên kết; cho vay khách hàng; tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình; tài sản Có khác: các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác.
Trong cơ cấu tài sản có tài sản sinh lời luôn chiếm tỷ trọng từ 89% đến 92% trong tổng tài sản có; Tiền mặt và giá trị còn lại cố định thƣờng chiếm từ 2% đến 2,3% tổng tài sản, đây cũng là một trong những lợi thế kinh doanh của Agribank so với các TCTD khác.
Dƣ nợ cho vay khách hàng đạt 554,148 tỷ đồng, tăng 56,822 tỷ đồng, tốc độ tặng 11.42% so với năm 2013; tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản có chiếm 79% bằng mức năm 2013.
Cấu trúc tài sản tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Agribank tƣơng đối an toàn, tỷ trọng cho vay khách hàng tiền gửi trên tiền gửi khách hàng đã có biên độ dƣơng so với nhiều năm gần đây, giảm thấp khả năng rủi ro thanh khoản, dƣ nợ cho vay khách hàng trên nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu đảm bảo biên độ ổn định.
40
nợ xấu. Dƣ nợ cao nhất hệ thống song nợ xấu của Agribank cũng ở bậc cao nhất trong số các ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc. Theo số liệu sổ sách thì nợ xấu của Agribank tại thời điểm 31/12/2014 là 8.6%, xấp xỉ 28.000 tỷ đồng - chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này cũng cao gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ nợ xấu của BIDV và Vietcombank trong khi gấp tới 6 lần so với của Vietinbank. Nguyên nhân là do khả năng tài chính của doanh nghiệp đi xuống bởi lợi nhuận giảm khi chi phí tăng và gánh nặng nợ tăng do lãi suất cao. Một nguyên nhân nữa khiến cho nợ xấu của Agribank tăng cao là do đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhiều dự án đóng băng khiến cho doanh nghiệp điêu đứng và vì thế đẩy nợ xấu ngân hàng tăng lên. Sự thua lỗ hơn 3.600 tỷ của Công ty cho thuê tài chính II (ALC II) của Agribank cũng góp phần làm tăng nợ xấu của Ngân hàng này.
Bảng 4.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các Ngân hàng
Đơn vị tính : % NHTM Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ Agribank 7.58 BIDV 1.42 Vietcombank 2.31 Vietinbank 0.9 ACB 2.2 Sacombank 1.18 Eximbank 2,46 Tecombank 2,38
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng 31/12/2014)
4.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Giai đoạn 2010-2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi đạt kết quả tích cực, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng so với cùng kỳ năm trƣớc và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch.
41
- Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng: 11,1%/năm
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng: 14,3%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng, năm 2014 đạt 650 triệu USD, vƣợt 36,8%, kim ngạch nhập khẩu đạt 760 triệu USD, giảm 34% so với năm 2013 và đạt 100% kế hoạch năm.
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,294 tỷ đồng, tăng 4,3% so năm 2013 và vƣợt kế hoạch năm.
- Tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn đạt hơn 28.069 tỷ đồng, vƣợt 11,3% dự toán HĐND tỉnh giao, trong đó thu từ nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt 23.000 tỷ đồng, vƣợt 18,4% kế hoạch.
Những kết quả đạt đƣợc trong phát triển kinh tế tỉnh nhà đã tác động tích cực đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn, trong đó có Agribank CN tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng còn nhiều khó khăn nhƣ: Nhiều doanh nghiệp đã đƣợc phục hồi nhƣng còn chậm, kinh doanh thua lỗ, ảnh hƣởng của đợt lũ lụt lịch sử trong năm 2013 và hạn hán vụ hè thu năm 2014. Điều này ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của chi nhánh.
4.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI NGÃI
4.3.1. Về mô hình tổ chức hoạt động.
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở một số Cục, Vụ Ngân hàng Nhà nƣớc Trung ƣơng; các chi nhánh trực thuộc đƣợc tách từ Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi thành lập ngày 01/7/1989, đƣợc tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình. Quá trình hoạt động chi nhánh đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Ngãi (14/11/1990), từ ngày 15/10/1996 đến nay đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
42
lên và tự khẳng định mình trong cơ chế thị trƣờng, góp phần rất lớn cho sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. Kể từ năm 2008, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS, để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lƣợng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao vị thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại.
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị thành viên của Agribank, hoạt động theo cơ chế khoán tài chính, là một NHTM kinh doanh đa năng kể cả lĩnh vực kinh doanh đối ngoại nhƣ các NHTM khác.
4.3.2. Tổ chức bộ máy Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
- Mạng lưới tổ chức của chi nhánh
Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi (chi nhánh loại 2) có trụ sở tại 194 Trần Hƣng Đạo - Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, gồm có: 14 Chi nhánh và Hội sở tỉnh, 11 phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh loại 3. Tổng số biên chế của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đến cuối năm 2014 là: 353 ngƣời
43 - Mô hình tổ chức PGD Trà Câu PGD Nam Sông Trà PGD Thu Lộ PGD Cẩm Thành PGD Thạch Trụ PGD Thi Phổ PGD Châu Ổ PGD Sông Vệ PGD Nghĩa Kỳ PGD Sơn Mỹ PGD Ba Gia CN ĐỨC PHỔ CN THÀNH PHỐ CN MỘ ĐỨC CN DUNG QUẤT CN TRÀ BỒNG CN BÌNH SƠN CN TƢ NGHĨA CN SƠN TỊNH CN NGHĨA HÀNH CN LÝ SƠN CN SƠN HÀ CN SA HUỲNH CN MINH LONG CN BA TƠ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ HOẠCH NGUỒN VỐN PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH VÀ NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ PHÒNG DỊCH VỤ & MARKE TING
44
4.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
4.3.3.1. Về lực lƣợng lao động và cơ sở vật chất
* Lực lượng lao động
Trong hoạt động tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi thì yếu tố con ngƣời đƣợc Ban lãnh đạo chi nhánh đặc biệt quan tâm, nhận thức đƣợc vai trò nhân tố con ngƣời quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Chất lƣợng nguồn lao động quyết định hiệu quả và việc nâng cao chất lƣợng hoạt động TDNH. Do vậy, kể từ khi thành lập, chi nhánh đã có những bổ sung đáng kể về lực lƣợng lao động cũng nhƣ chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để nâng cao chất lƣợng của đội ngũ.
Bảng 4.4 : Trình độ đội ngũ cán bộ của chi nhánh
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1. Trên đại học 3 0,93 3 0,9 5 1,49 10 2,96 10 2,83 2. Đại học 249 77,33 264 79,5 270 80,60 278 82,25 296 83,85 3. Cao đẳng 43 13,35 40 12,0 38 11,34 32 9,47 31 8,78
4. Chƣa qua đào tạo 27 8,39 25 7,5 22 6,57 18 5,33 16 4,54
Tổng cộng 322 100 332 100 335 100 338 100 353 100
Nguồn: Phòng Hành chính và nhân sự – Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
Với nhiều sự quan tâm và giải pháp tích cực chú trọng đầu tƣ cho nguồn nhân lực, đến cuối năm 2014, chi nhánh đã có 306/353 cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học, chiếm tỷ lệ 86,69%.
* Cơ sở vật chất:
Quá trình phát triển của hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với quá trình phát triển của cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ, nó là nhân tố hết sức quan trọng tạo điều kiện để tăng năng suất, chất lƣợng, tăng hiệu quả công việc, đồng thời, tạo uy tín đối với khách hàng, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng.
45
Năm 2008 là năm bƣớc ngoặc của Agribank: Từ chƣơng trình giao dịch trực tiếp đã chuyển sang chƣơng trình IPCAS, tích hợp nhiều module hỗ trợ giao dịch, mở ra nhiều loại dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong điều kiện cạnh tranh. Bên cạnh đó chi nhánh đã triển khai chƣơng trình chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở, đã đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh toán chuyển tiền của khách hàng trong nƣớc đến phạm vi toàn thế giới, gửi tiền một nơi rút nhiều nơi, dịch vụ chuyển lƣơng qua thẻ, dịch vụ MobileBanking, Internet Banking….Cung cấp dịch vụ Bảo hiểm của công ty bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp