Phạm vi, phƣơng pháp chọn mẫu và kích thƣớc mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triểng nông thôn việt nam chi nhánh quảng ngãi (Trang 42)

Tổng thể của khảo sát này là toàn bộ những khách hàng trên địa bàn Quảng Ngãi. Tuy nhiên để tăng tính chính xác và độ tin cậy cao nên tổng thể của khảo sát sẽ đƣợc chọn lọc gồm: Những ngƣời am hiểu trong lĩnh vực ngân hàng, kế toán các công ty và những khách hàng trả lƣơng qua tài khoản, sinh viên các trƣờng đại học trong địa bàn tỉnh.

Mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu theo xác suất, mà cụ thể là phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản đƣợc chấp nhận giúp tăng tính đại diện và khái quát hóa cho tổng thể.

Với cách chọn mẫu theo xác suất, tuy tăng tính đại diện và khái quát hóa cho tổng thể hơn so với cách chọn mẫu phi xác suất. Nhƣng cách chọn mẫu này rất tốn kém thời gian và chi phí.

Để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu thích hợp là rất cần thiết. Về nguyên tắc kích thƣớc mẫu càng lớn thì càng chính xác về kết quả nghiên cứu, tuy nhiên kích thƣớc mẫu quá lớn sẽ ảnh hƣởng đến chi phí và thời gian thực hiện nghiên cứu. Đối với nghiên cứu này do hạn chế về chi phí thực hiện nên kích thƣớc mẫu đƣợc xác định trên nguyên tắc tối thiểu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu. Kích thƣớc mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 250, để đảm bảo kích thƣớc mẫu này 270 bảng câu hỏi sẽ đƣợc phát ra.

Việc xác định kích thƣớc mẫu nhƣ thế nào là phù hợp còn nhiều tranh cãi về các cách xác định khác nhau nhƣ: Theo Maccallum và cộng sự (1999) đã tóm tắt các quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc đó về kích thƣớc mẫu tối thiểu đối với phân tích

32

nhân tố. Theo Kline(1979) con số tối thiểu là 100, Guiford (1954) là 200, Comrey và Lee (1992) đƣa ra các kích thƣớc mẫu với các quan điểm tƣơng ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1000 hoặc hơn = tuyệt vời. Một số nhà nghiên cứu không đƣa ra con số cụ thể mà đƣa ra mối liên hệ giữa số lƣợng biến quan sát với kích thƣớc mẫu. Theo Trọng và Ngọc (2008) sử dụng quy tắc nhân 5, tức là số biến quan sát nhân 5 sẽ ra kích thƣớc mẫu tối thiểu của nghiên cứu để đảm bảo tính tin cậy.

Trong nghiên cứu này lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992), đồng thời tham khảo quy tắc của Trọng và Ngọc. Nghiên cứu này gồm 38 biến quan sát nên kích thƣớc mẫu xác định tối thiểu là 38 x 5 = 190. Nhƣ vậy kích thƣớc mẫu 250 là khá theo Comrey và Lee, đồng thời nó cũng thỏa mãn quy tắc nhân 5 của Trọng và Ngọc về kích thƣớc mẫu tối thiểu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triểng nông thôn việt nam chi nhánh quảng ngãi (Trang 42)