7. Cấu trúc của đề tài
3.3.10. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là giải pháp quan trọng trong những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, Lâm Hà hoàn toàn có đủ khả năng nâng cao hơn nữa sản lượng và giá trị nông nghiệp. để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Huyện cần coi đây là giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung và cây công nghiệp nói riêng.
Huyện cần tập trung vào các giải pháp sau.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho phù hợp với tình hình mới. Trọng tâm là quy hoạch các vùng sản xuất thâm canh chè, cà phê, dâu tằm. Với cà phê là cây trồng chủ lực, huyện cần đặc biệt quan tâm đến phát triển cây cà phê chè. Chú ý phát triển chăn nuôi theo hướng chuồng trại, phát triển sản xuất cá nước lạnh đồng thời xác định rõ các sản phẩm mũi nhọn mang tính đột phá để tập trung chỉ đạo.
- Đẩy mạnh tiếp thu, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hang hóa, đảm bảo lợi nhuận cao hơn cho nông dân.
Cần đặc biệt chú trọng: Tiếp thu các giống mới có ưu điểm vượt trội về năng suất, chất lượng: giống lai, giống chất lượng cao... để thay thế các giống cũ, coi đây là nhân tố đột phá để tăng năng suất lao động, giảm cho phí sản xuất. Đối với cà phê, chú ý đến các giống TS1 với ưu điểm cho chùm to trái lớn, chín đồng đều, sức sống mạnh, ít bị sâu bệnh, dễ đậu trái, năng suất cao, ổn định. Đối với cây chè, ngoài các giống chè truyền thống cũng cần quan tâm đến giống chè cành như TB14, LĐ97, LDP1, LDP2, cho năng suất cao và ổn định.
- Phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Tập trung xây dựng các cơ sở chế biến lớn tại các khu vực Nam Ban, Đinh Văn, Phú Sơn, Tân Hà nhằm giải quyết một phần đầu ra cho địa phương, đặc biệt trong sơ chế cà phê, làm chè xanh công nghiệp.
- Tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết các điều kiện thiết yếu cho sản xuất hàng hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
- Tập trung huy động các nguồn lực để giải quyết các điều kiện thiết yếu cho sản xuất hàng hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá Khẩn trương thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất trong sản xuất lúa ở khu vực Đinh Văn, Tân Văn; trong trồng dâu ở khu vực Hoài Đức, Tân Thanh ...
- Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi hiện có về phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, về trang bị máy móc cơ giới hoá sản xuất, về hỗ trợ thuỷ lợi phí, về đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung, về sản xuất giống... - Đẩy mạnh thực hiện thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá, hoá học hoá, sinh học hoá...nhằm phát triển nông, lâm, thủy sản toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và cải thiện môi trường sinh thái, hình thành các vùng chuyên canh có khối lượng nông sản hàng hoá lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
- Tăng cường vai trò tự chủ của kinh tế hộ xã viên, tiếp tục khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng, tự nguyện, xây dựng quan hệ liên kết ổn định
giữa kinh tế nhà nước với hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm lợi ích của nông dân.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong những năm qua, nông nghiệp Lâm Hà đã có sự phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị sản xuất, về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản đúng hướng và phát huy được khả năng lợi thế của từng vùng địa phương trong huyện. Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân.
Nông nghiệp Lâm Hà đang có xu hướng giảm dần tỉ trọng trồng trọt, tăng dần tỉ trọng chăn nuôi qua các năm. Mặt khác trong trồng trọt, huyện đã chú trọng phát triển đa dạng các loại cây trồng, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp phục vụ nguyên liệu chế biến, các loại cây ăn quả là thế mạnh, các loại rau đậu thực phẩm…
Trong chăn nuôi đã có sự phát triển đa dạng các loại vật nuôi và đặc biệt chú trọng các loại vật nuôi mang tính hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua cũng được đẩy mạnh, phát triển nhiều hình thức nuôi phù hợp với đặc điểm và điều kiện của huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp Lâm Hà còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục cả về bố trí sản xuất và cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp tuy có tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Việc tổ chức chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chậm phát triển, thị trường cho nông sản hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa phát triển mạnh và chưa rộng khắp. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp chưa đồng bộ và chưa mạnh, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa có nhiều cán bộ được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực này…
Do vậy, để khắc phục được những tồn tại trên, ngành nông nghiệp Lâm Hà cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa. Để đưa ra được những giải pháp
phù hợp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, địa phương và các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.
Một số kiến nghị:
- Đối với tỉnh
Một là : Cần giúp huyện hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo các vùng. Đặc biệt là quy hoạch chi tiết về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là vùng trồng cây công nghiệp, vùng sản xuất rau, hoa; vùng thủy sản; vùng chăn nuôi gia súc…
Xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung dựa trên thế mạnh của địa phương. Cụ thể:
+ Vùng chuyên canh cà phê chè ở khu vực Lán Tranh. + Vùng chuyên canh chè ở xã Phúc Thọ, Phú Sơn.
+ Vùng chuyên canh dâu tằm ở xã Tân Thanh, Hoài Đức.
+ Vùng chuyên canh lúa cao sản ở Tân Văn, Đạ Đờn, Đinh Văn. + Vùng chăn nuôi gia súc ở Tân Văn, Nam Ban.
+ Vùng nuôi cá ở xã Phúc Thọ, Liên Hà.
+ Vùng rừng ở Nam Ban, Lán Tranh và xã Phú Sơn.
Hai là : Tạo điều kiện cân đối vốn đầu tư nhiều hơn cho các công trình hạ tầng cơ sở nông thôn. Phát triển trục giao thông chính là quốc lộ 27 và các tuyến liên huyện, liên xã nhằm tăng cường trao đổi vận chuyển hàng hóa. Chú ý xây dựng hế thống cầu nhằm phục vụ giao thông nối với huyện Di Linh, tỉnh Đắc Nông. Đồng thời đưa tiến bộ khoa học kĩ thuật đến ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện như kĩ thuật nhân giống, ghép chồi, sinh sản … Đặc biệt chỉ đạo phát huy tích cực của Trung tâm giống cây trồng của tỉnh đặt trên địa bàn huyện phát huy tác dụng thiết thực cho nhân dân.
Ba là : Tạo điều kiện hỗ trợ nguồn kinh phí để đào tạo nghề cho người lao động, như kĩ thuật sản xuất, khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư, chế biến nông sản, thực phẩm, các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để giúp địa phương phát huy thế mạnh.
Bốn là : Chỉ đạo việc giao đất nông nghiệp theo đúng luật để nông dân ổn định, yên tâm đầu tư sản xuất. Chú ý giao đất rừng đúng đối tượng và khai thác hiệu quả tiềm năng rừng địa phương.
Năm là: Xây dựng cơ chế, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các “nhà”, đặc biệt là giữa nhà nông và doanh nghiệp, các thương lái.
Trong những năm gần đây, tình trạng doanh nghiệp hoặc nông dân phá hợp đồng xảy ra thường xuyên. Khi giá cả thị trường xuống, doanh nghiệp bỏ nông dân; khi giá thị trường lên, nông dân giữ hàng không bán... Nguyên nhân là do doanh nghiệp và nông dân có lợi ích ngược nhau. Nông dân luôn muốn bán đắt, doanh nghiệp luôn muốn mua rẻ. Hậu quả là nông dân luôn bị thiệt thòi, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Để khắc phục tình trạng này, cần có sự hợp tác chặt chẽ của nông dân và doanh nghiệp. Để doanh nghiệp đi trao đổi, thống nhất với từng hộ nông dân là điều không thể. Vì vậy các hộ nông dân sản xuất trong khu vực phải thay đổi phương thức sản xuất theo hướng hợp tác tự nguyện (câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã), cử ra ban đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Trước mỗi vụ thu hoạch, ban quản lí tổ hợp tác cùng với nông dân tính toán chi phí, giá thành sản xuất để làm việc với doanh nghiệp thu mua trên địa bàn. Bản thân doanh nghiệp cũng sẽ tính toán chi phí, giá thành để cùng thống nhất với nông dân, cùng phân chia lợi nhuận.
- Đối với địa phương
Một là : Phát huy được tiềm năng thế mạnh của các vùng sản xuất. Tranh thủ và thực hiện tốt sự đầu tư hỗ trợ của cấp trên để tận dụng tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế.
Hai là: Phát huy thế mạnh nội lực, đặc biệt phải phát huy cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, các quy hoạch đã được đầu tư xây dựng. Hình thành phát triển các chợ nông thôn. Chú ý xây dựng các chợ mới ở khu vực Lán Tranh, Phú Sơn, Đạ Đờn nhằm đẩy mạnh trao đổi hàng hóa.
Đẩy mạnh việc xây dựng mô hình sản xuất hàng hóa điểm để nhân rộng. Tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm khuyến ngư, phổ biến trang bị kiến thức
kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, bằng việc tích cực đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho cán bộ, nông dân về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh doanh, tiếp thị, và cung cấp thông tin liên lạc, đảm bảo y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường.
Ba là: Phải nâng cao năng lực của một bộ phận cán bộ từ huyện đến cơ sở chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới. Đặc biệt chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước. Phải năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm trong phát triển kinh tế xã hội, chống tư tưởng thoả mãn, khép kín với những gì đã có trong phát triển kinh tế, phát huy năng lực của các thành phần kinh tế ...
Bốn là: Đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống tưới tiêu ở khu vực Tân Văn, Nam Ban và nước sinh hoạt cho nông thôn.
- Đối với hộ gia đình
Thực hiện nghiêm túc các chương trình dự án và kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vay và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (1999), Phát triển nông nghiệp – nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 2. Ban dân vận Trung ương (2000), Một số vấn đề về công tác vận động nông dân ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
3. Báo thông tin điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Một số tin bài về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Một số văn bản pháp luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, NXB Lao động xã hội.
5. PGS. Nguyễn Văn Bích - KS. Chu Quang Tiến (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.
6. Nguyễn Điền (1997). Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam. Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, NXB Chính trị quốc gia.
7. Đinh Xuân Hạng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn - Các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, Tạp chí Tài chính, số 12 năm 2005
8. Trần Hùng Hậu (2002) - Để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí tài chính, số 11 năm 2002
9. Hoàng Ngọc Hoà, Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
10. Nguyến Đình Phan, Trần Minh Đạo, Nguyễn Văn Phúc (2002) Những biện pháp chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng, NXB Chính trị quốc gia.
11. Đặng Văn Phan (2007), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo Dục.
12. Nguyễn Trần Quế (2004) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21- NXB Khoa học xã hội
13. Lê Quốc Sử (2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển kinh tế của nông nghiệp Việt Nam theo hướng CNH - HĐH từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI trong
“thời đại kinh tế tri thức”, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh
14. Lê Đình Thắng (Chủ biên) (1998), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Nông nghiệp,.
15. Lê Thông (chủ biên), Địa lí kinh tế Việt Nam, NXB Giáo dục, 2008
16. Viện chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển KT-XH Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. NXB Chính trị Quốc gia,
17. Các Nghị quyết, báo cáo đảng Bộ huyện Lâm Hà các năm 2007, 2008, 2009, 2010.
18. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 19. Niên giám thống kê huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thời kì 2000 – 2010.
20. Website: www.lamdong.gov.vn
Website: dalat.gov.vn
Tổng cục Thống kê Việt Nam: www.gso.gov.vn