Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 94)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.1Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà

3.2.1 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm Hà

3.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường là cải biến một cách sâu sắc nền sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất độc canh, thuần nông, lạc hậu có quy mô nhỏ lên sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường.

Để quán triệt quan điểm trên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Lâm Hà cần thực hiện tốt công tác phân vùng, quy hoạch, bố trí sản xuất. Từng bước hình thành các vùng sản xuất cây con tập trung, chuyên canh, chuyên môn hóa. Đồng thời xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới, trong nước, địa phương đảm bảo yêu cầu chuyển dịch nguồn lực từ khu vực kém hiệu quả sang khu vực hiệu quả cao hơn.

- Trong ngành nông nghiệp: quy hoạch và phát triển các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của huyện theo hướng thâm canh, hàng hóa. Hạn chế mở rộng diện tích canh tác, tập trung đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng. Chú ý xây dựng vùng chuyên canh cây cà phê, chè có chất lượng cao đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển cây dâu tằm nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cho thị trường

trong nước và phần nào xuất khẩu. Trong chăn nuôi, cần quy hoạch các địa bàn có khả năng phát triển đàn gia súc ở khu vực Lán Tranh và Đinh Văn. Chú ý phát triển một số vật nuôi khác cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao như tằm, ong, nhím, lợn rừng … để phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Trong lĩnh vực thủy sản: Khai thác hiệu quả diện tích mặt nước trong huyện, nhất là khu vực Lán Tranh và Nam Ban trong nuôi trồng thủy sản. Coi nuôi cá nước lạnh là bước đột phá nhằm nâng cao hiệu quả của nuôi trồng thủy sản, đồng thời hướng ra xuất khẩu.

- Trong lĩnh vực lâm nghiệp: cần khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng. Nâng cao độ che phủ rừng ở khu vực đầu nguồn, phát triển các ngành kinh tế liên quan đến khai thác và chế biến lâm sản để nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất rừng. Gắn với sản xuất rừng với mục đích môi trường và du lịch.

Phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là định hướng quan trọng, chiến lược nhằm sản xuất ra sản phẩm nông – lâm – thủy sản có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ và ổn định. Các sản phẩm đó vừa đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng được yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu, theo nhu cầu của thị trường; đồng thời phải đảm bảo hiệu quả cao để nâng mức thu nhập cho người lao động.

3.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Lâm Hà theo hướng khai thác triệt để tiềm lực của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, lao động nông nghiệp

Việc quán triệt quan điểm trên là hết sức quan trọng. Những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của huyện đã khai thác được tiềm năng về vị trí địa lí, về đất đai, về khí hậu, về tài nguyên rừng, nguồn lao động… nên đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiến hành khai thác chủ yếu còn mang tính tự phát và phân tán hiệu quả chưa cao, chưa có sự gắn kết giữa các địa phương, các ngành kinh tế để khai thác tổng hợp.

Để khai thác tối đa những ưu thế và thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học cần phải tập trung đầu tư vào các loại sản phẩm có thể phát huy được lợi

thế tối ưu nhất của huyện, khai thác tối đa ưu thế về tài nguyên đất đai, khí hậu trong vùng. Phải đặt cơ cấu nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế hợp lí, trong mối quan hệ tương quan với các ngành khác của tỉnh, của huyện. Có như vậy các thế mạnh của địa phương mới được khai thác hợp lí, hiệu quả sản xuất mới có điều kiện nâng cao. Quán triệt quan điểm trên trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phải đánh giá kĩ hơn các tiềm năng và lợi thế của từng khu vực theo các điều kiện mới của địa phương. Trên cơ sở đó cần thực hiện phân vùng quy hoạch sản xuất theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của huyện.

Đặc biệt trong nông nghiệp, phải kết hợp giữa khai thác tiềm năng với bảo vệ và tái tạo các tiềm năng và bảo vệ các nguồn lực tự nhiên, ví dụ như trong sản xuất cây công nghiệp cần phải gắn sản xuất với xuất khẩu theo hướng khai thác các tiềm năng; lợi thế so sánh như: lựa chọn bố trí cây trồng, kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, nông nghiệp với lâm nghiệp và thủy sản, kết hợp nông – lâm – thủy sản với chế biến một cách hợp lí và hiệu quả.

3.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải theo xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là định hướng chiến lược lâu dài và phải bám sát quan điểm và mục tiêu phát triển chung của chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo ngành, theo thành phần và theo lãnh thổ của toàn huyện. Vì thế, trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng cần theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là:

- Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; tập trung sản xuất các cây trồng chủ lực như cà phê, chè, dâu tằm, tiến tới phát triển các cây trồng, vật nuôi mới mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao như cây ăn quả đặc sản, cá nước lạnh …

- Chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong khâu sản xuất, thu hoạch và chế biến nông sản, đạt mức tiên

tiến trong tỉnh về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích; tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Chú trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn.

- Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy hoạch hợp lí và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, phát triển các thị trấn, các điểm văn hóa ở làng xã; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động. Chủ động giảm lao động trong lĩnh vực nông lâm thủy sản cả tỉ trọng lẫn quy mô, hướng tới nâng cao chất lượng nguồn lao động:

+ Nâng cao tỉ trọng lao động nông - công nghiệp, lao động cơ giới hóa.

+ Nâng cao tỉ trọng lao động qua đào tạo trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản …

3.2.1.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phát huy vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế

- Kinh tế hộ (bao gồm cả kinh tế trang trại).

Nghị quyết TW 5 đã khẳng định kinh tế hộ và kinh tế HTX giữ vai trò chủ lực trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp. Phát triển kinh tế hộ bằng cách khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các thành phần kinh tế tham gia, liên kết với nhau, hình thành các tổ chức, các hình thức hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh thu hút và hỗ trợ các gia đình còn khó khăn nhằm tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó Nhà nước có chính sách phù hợp như giao đất lâu dài, tạo điều kiện cho các hộ, nhóm hộ tích tụ ruộng đất, được vay vốn, được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn.

Cần làm lành mạnh tài chính trong các HTX, giải quyết dứt điểm nợ nần, theo nghị quyết của Chính phủ xoá nợ cho HTX đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh, phục vụ cho các HTX để đạt hiệu quả ngày càng cao. Xây dựng mô hình HTX cổ phần theo hướng: Hộ nông dân tham gia đóng góp cổ phần bằng đất đai, vật tư, tiền vốn. Lợi nhuận HTX được phân phối theo ngày công và cổ phần đóng góp của xã viên. Hình thức tổ chức quản lí như các doanh nghiệp cổ phần hoá. Một hộ nông dân có thể tham gia nhiều HTX cổ phần.

- Kinh tế Nhà nước.

Cần hỗ trợ, phát triển các đơn vị, cơ sở kinh tế Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện tốt vai trò trung tâm sản xuất dịch vụ khoa học, kĩ thuật tại địa phương. Củng cố các doanh nghiệp công ích chủ yếu làm tốt công tác giống, thuỷ lợi, vật tư, phân bón, thuốc BVTV, thú y... Đảm bảo liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh.

- Kinh tế tư nhân (bao gồm cả công ty tư nhân, công ty TNHH) và các thành phần khác. Khuyến khích kinh tế tư nhân trong và ngoài tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh nông nghiệp, nhất là đầu tư vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 94)