Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 39)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng, ở tọa độ vĩ tuyến 11040’ - 12005’, kinh tuyến 107057’ - 108025’. Diện tích tự nhiên là 939,94 km²(năm 2010) ,chiếm khoảng 10% diện tích tỉnh Lâm Đồng.

- Địa hình: Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, có 3 dạng địa hình chính: dốc núi cao, đồi thấp và thung lũng. Lâm Hà có các loại đất chính đó là đất phù sa, đất dốc tụ, trong đó đất đỏ bazan phù hợp với việc trồng các loại cây như chè, cà phê, dâu tằm.

- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mang tính chất cận xích đạo. Tuy nhiên, do nằm ở độ cao khá lớn nên nền nhiệt của Lâm Hà tương đối thấp. Với nhiệt độ trung bình năm khoảng 210C – 220C, Lâm Hà có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển nền nông nghiệp với cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng đa dạng. Du lịch cũng là lợi thế nổi bật của huyện, tuy nhiên chưa khai thác được nhiều.

- Rừng: Rừng của huyện Lâm Hà chiếm diện tích 30,13% diện tích tự nhiên với 28.320 ha. Ðộ che phủ của rừng tương đối lớn, trữ lượng gỗ đạt 7 triệu m3 và tre nứa các loại. Có nhiều loại gỗ quý hiếm như cẩm lai, trắc, gõ, sao, xá xị. Ðặc biệt còn có nhiều loại dược liệu tự nhiên và có khả năng trồng với diện tích lớn như: sâm bố chính, sâm cau, tam thất, canh ki na, quế. .vv. Những điều kiện đó cho phép Lâm Hà thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về lâm nghiệp, thực hiện khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo và trồng rừng.

- Hệ sinh thái của Lâm Hà phong phú, đa dạng. Theo thống kê năm 2010, toàn huyện có 56.070,6 ha đất nông nghiệp trong đó 49.235,2 ha trồng cây lâu năm,

2.043,4 ha lúa nước, 853,9 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; 28.320,4 ha rừng gồm rừng hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng với nhiều động vật quý hiếm và có giá trị. Với hệ động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển cây công nghiệp như cà phê, chè, dâu tằm và phát triển bảo tồn rừng phòng hộ, rừng sản xuất tạo điều kiện cho huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với môi trường sinh thái bền vững.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 39)